Sau một đêm với giấc ngủ ngon hầu hết mọi người đều tràn đầy năng lượng cho một ngày mới, với người bệnh động kinh giấc ngủ đặc biệt quan trọng, nếu giấc ngủ không chất lượng thì khả năng các cơn co giật sẽ xảy ra với tần suất cao hơn.
Những loại động kinh liên quan đến giấc ngủ
Với người bị bệnh động kinh, trong giấc ngủ có thể có sự kích hoạt các điện tích não bộ dẫn đến co giật và động kinh sẽ được tính theo chu kỳ của giấc ngủ. Có 3 loại động kinh liên quan đến giấc ngủ nhiều nhất đó là: chứng động kinh cơn lớn, động kinh múa giật (Myoclonic) và động kinh lành tính rolandic.
Có mối liên quan giữa giấc ngủ và bệnh động kinh
Động kinh cơn lớn
Đây là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể, các triệu chứng của động kinh, các cơn co giật đều kết hợp với sự co cứng, người bệnh sẽ bị co giật toàn thân ngay trước hoặc sau khi thức dậy, thậm chí có thể thể xảy ra sau một giấc ngủ trưa.
Động kinh múa giật (myoclonic)
Là một loại của động kinh cơn nhỏ, những cơn co giật thường xuất hiện đột ngột hoặc chân tay bị co rút nhẹ, co giật có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc có thể xảy ra vào thời điểm người bệnh đang rất mệt mỏi. Không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng tần suất cũng như mức độ cơn động kinh này.
Động kinh rolandic
Là một trong những loại phổ biến nhất của bệnh động kinh ở trẻ em. Nó ảnh hưởng đến bé trai và bé gái như nhau, gần 1/5 trẻ em bị bệnh động kinh gặp ở thể bệnh này, bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 3 đến 10 và 95% sẽ khỏi dần ở tuổi dậy thì.
Cơn động kinh thường xảy ra khi trẻ bắt đầu thức dậy hoặc trong khi ngủ với cảm giác tê tê ở một bên của miệng và có thể liên quan đến cổ họng làm cho tiếng nói của đứa trẻ không rõ ràng và khó hiểu.
Sau đó một bên khuôn mặt sẽ bị co giật và tê cứng, rồi có thể lan rộng đến toàn bộ cơ thể, gây ra một cơn động kinh lớn. Trẻ khi đó sẽ trở thành vô thức, rơi xuống sàn, cơ thể và chân tay co quắp rồi giật.
Xuất hiện cơn động kinh trong khi ngủ khiến người bệnh có cảm giác bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, thức giấc thường xuyên, hoảng loạn, lo sợ, thậm chí có thể không ngủ lại được nữa, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và tần suất động kinh sẽ xảy ra nhiều hơn. Đối với một số người, cơn động kinh có thể làm đảo lộn thói quen giờ giấc của họ trong những ngày tiếp theo.
Những cơn động kinh xảy ra vào ban ngày cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh vào buổi tối.
Qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy, ngay cả khi thiếu ngủ cũng có thể làm tăng tần suất cơn động kinh ở một số người. Thường thì thiếu ngủ sẽ dẫn đến stress,kết hợp với việc uống rượu hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây ra cơn động kinh với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng của thuốc động kinh với giấc ngủ
Hầu hết người bệnh động kinh đều phải uống thuốc để kiểm soát cơn co giật của mình, trong đó có một số thuốc động kinh có tác dụng an thần, gây ngủ, do phải sử dụng thuốc trong thời gian dài nên không thể tránh khỏi một số những tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng, thậm chí còn gây mất ngủ.
Như trường hợp của con chị Nguyệt (Đan Phượng, Hà Nội), vì gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài, nên con chị thường xuyên bị trằn trọc, khó ngủ, tỉnh giấc quấy khóc và hay máy nhẹ chân khi ngủ. Dưới đây là chia sẻ của chị về những ảnh hưởng của thuốc chống động kinh với giấc ngủ và cách chị đã giúp con khắc phục hiệu quả:
Ảnh hưởng của thuốc kháng động kinh với giấc ngủ và cách cải thiện hiệu quả
Động kinh và rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là những bất thường liên quan đến giấc ngủ như mộng du, hoảng loạn, sợ hãi, bồn chồn,một số người có những cử động bất thường hoặc phát ra âm thanh lúc ngủ. Đôi khi những vấn đề này cũng xuất hiện khi bệnh nhân đang lên cơn động kinh. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa động kinh và rối loạn giấc ngủ:động kinh thường lặp đi lặp lại theo một khuôn mẫu, có thể nhận thấy khi nào cơn bắt đầu và kết thúc, còn với rối loạn giấc ngủ thì không theo khuôn mẫu và không có kết thúc rõ ràng. Rối loạn giấc ngủ cũng có thể làm tăng cơn động kinh, vì vậy cần điều trị rối loạn giấc ngủ để bệnh động kinh được kiểm soát tốt hơn.
Làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon
– Hãy uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ
– Không nên sử dụng caffein và các chất kích thích thần kinh TW.
– Không ăn quá nhiều hay uống rượu vào đêm khuya.
– Hãy thiết lập một thời gian ngủ có giờ giấc.
– Cố gắng thư giãn, tránh căng thẳng, không xem tivi và điện thoại trước khi ngủ
– Tạo môi trường yên tĩnh, nhiệt độ thích hợp và thoải mái trong phòng ngủ.
– Không nên ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày, nên tập thể dục vào buổi chiều tối.
– Nếu bạn ngủ trưa thì chỉ nên ngủ không quá 15 phút, điều này có thể giúp duy trì một giấc ngủ thường xuyên vào ban đêm.
Để cải thiện tình trạng khó ngủ, bạn có thể uống 1 cốc sữa nóng trước khi đi ngủ
Hơn một thế kỷ qua đã có sự xác nhận mối liên kết quan trọng giữa giấc ngủ và bệnh động kinh. Những người bị bệnh động kinh dễ bị bất ổn trong giấc ngủ.Ngược lại,mất ngủ và rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sẽ làm tăng tần suất và mức độ các cơn co giật. Với người bệnh động kinh việc kiểm soát các cơn động kinh thường sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bên cạnh đó giấc ngủ tốt vào ban đêm cũng rất quan trọng và cần thiết.
DS. Khánh Huyền
Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được giải đáp trực tiếp.
Chào bạn, nếu bạn được được khám xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh động kinh thì việc trước hết là bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ. Tình trạng xuất hiện cơn co giật cũng sẽ thay đổi, phụ thuộc rất nhiều vào việc dùng thuốc phù hợp, chế độ sinh hoạt, làm việc và học tập. Khi bạn căng thẳng thần kinh, stress trong quá trình học tập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khiến số cơn xuất hiện nhiều hơn. Bởi vậy, bạn cần có thời gian thư giãn sau những giờ học căng thẳng, những áp lực các kỳ thi. Nếu em luôn làm theo hướng dẫn, uống thuốc đều đặn thì tần suất và mức độ cơn chắc chắn sẽ được đầy lùi, hãy tin là như vậy! Bạn không nên quá lo lắng thời gian khỏi bệnh là nhanh hay chậm, điều quan trọng là bạn kiểm soát được bệnh tránh tái phát, có những người sau quá trình điều trị tốt thì họ hoàn toàn có thể khỏi bệnh. Nếu có thắc mắc bạn có thể gọi cho chúng tôi để được giải đáp, 0962620043. Chúc bạn sức khỏe!
Love Shun
9 Năm Trước
ad bệnh này em vừa mới bị từ năm lớp 10 và trong tháng gần đây em bị đến 2 lần không như những tháng trước là em thường hay bị là 1 tháng 1 lần. ad có thể giúp em biết lý do vì sao được không ạ, em nên làm gì để em có thể đỡ hơn và nếu em luyện tập và uống thuốc đều đặn thì em có thể khỏi nhanh không ad? em cám ơn anh/ chị nhiều ạ
Chào bạn, nếu bạn được được khám xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh động kinh thì việc trước hết là bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ. Tình trạng xuất hiện cơn co giật cũng sẽ thay đổi, phụ thuộc rất nhiều vào việc dùng thuốc phù hợp, chế độ sinh hoạt, làm việc và học tập. Khi bạn căng thẳng thần kinh, stress trong quá trình học tập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khiến số cơn xuất hiện nhiều hơn. Bởi vậy, bạn cần có thời gian thư giãn sau những giờ học căng thẳng, những áp lực các kỳ thi. Nếu em luôn làm theo hướng dẫn, uống thuốc đều đặn thì tần suất và mức độ cơn chắc chắn sẽ được đầy lùi, hãy tin là như vậy! Bạn không nên quá lo lắng thời gian khỏi bệnh là nhanh hay chậm, điều quan trọng là bạn kiểm soát được bệnh tránh tái phát, có những người sau quá trình điều trị tốt thì họ hoàn toàn có thể khỏi bệnh. Nếu có thắc mắc bạn có thể gọi cho chúng tôi để được giải đáp, 0962620043. Chúc bạn sức khỏe!
ad bệnh này em vừa mới bị từ năm lớp 10 và trong tháng gần đây em bị đến 2 lần không như những tháng trước là em thường hay bị là 1 tháng 1 lần. ad có thể giúp em biết lý do vì sao được không ạ, em nên làm gì để em có thể đỡ hơn và nếu em luyện tập và uống thuốc đều đặn thì em có thể khỏi nhanh không ad? em cám ơn anh/ chị nhiều ạ