Từ lâu phương pháp điện não đồ (Electroencephalography – EEG) đã luôn được coi như một công cụ quan trọng đối với các bác sĩ, chuyên gia thần kinh học trong chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh, bởi vì điện não đồ là phương pháp duy nhất trực tiếp ghi lại những thay đổi trong hoạt động điện diễn ra trong não bộ. Thông tin thu được từ bản ghi điện não đồ rất cần thiết, không chỉ để chẩn đoán, phân biệt các dạng động kinh mà còn là cơ sở để các bác sĩ theo dõi sự tiến triển của bệnh, mức độ đáp ứng thuốc của bệnh nhân.
Điện não đồ trong chẩn đoán động kinh
Bảng phân loại mới về động kinh của hội chống động kinh thế giới có ưu điểm giúp hướng tới căn nguyên gây động kinh. Cơ sở của việc phân loại này là triệu chứng lâm sàng, tuổi và hình ảnh hoạt động điện của não bộ được ghi lại bằng phương pháp điện não đồ. Các bản ghi điện não giúp xác định cơn động kinh cục bộ hay toàn thể, hình thái hoạt động của điện não trong và ngoài cơn, một số trường hợp còn giúp xác định bản chất của cơn nếu các hoạt động của điện não đồ nói lên được bệnh lý có thể gây cơn động kinh.
Điện não đồ là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh động kinh
Sử dụng sớm Tpcn Cốm Egaruta sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ xuất hiện và tiến triển của bệnh động kinh trong tương lai, bảo vệ hạnh phúc của cả gia đình. Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc Zalo qua số 0962 620 043 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm này.
Xem thêm: Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh => TẠI ĐÂY
Điện não đồ giúp xác định nguyên nhân gây động kinh
Điện não đồ rất có giá trị đối với việc phát hiện các tổn thương khó nhìn thấy gây nên cơn động kinh. Khi có nhiều ổ tổn thương trong não, điện não đồ có thể giúp bác sĩ khu trú được ổ tổn thương nào chủ yếu gây ra bệnh động kinh.
Điện não đồ trong chẩn đoán phân biệt động kinh
Phối hợp điện não đồ và điện tâm đồ giúp chúng ta phân biệt được một cơn động kinh với trường hợp ngất do bệnh lý dây X. Không chỉ vậy, điện não đồ còn đóng vai trò quan trong giúp chẩn đoán động kinh và các nguyên nhân khác như co giật do thiếu canxi, hạ đường huyết, căng thẳng tâm lý… Một số dạng động kinh có hình ảnh trên điện não đồ rất đặc trưng, vì vậy trong nhiều trường hợp điện não đồ còn giúp phân biệt các dạng động kinh khác nhau.
Điện não đồ trong tiên lượng tình trạng bệnh động kinh
Mặc dù điện não đồ không phải là cơ sở trực tiếp để tiên lượng kết quả điều trị bệnh động kinh. Tuy nhiên, thông qua phương pháp điện não đồ các bác sĩ có thể phân biệt được chính xác các dạng động kinh, đặc biệt là hội chứng động kinh, từ đó có thể đánh giá tiên lượng về mức độ tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị trong tương lai.
Điện não đồ trong điều trị động kinh
Điện não đồ có thể cung cấp những thông tin hỗ trợ trong quá trình điều trị, giúp theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc kháng động kinh (mức độ đủ hay quá liều của thuốc). Điều này rất cần thiết đối với người bệnh động kinh bởi vì một người bệnh có thể sẽ phải thử một vài loại thuốc kháng động kinh để tìm ra loại thuốc đáp ứng tốt nhất, từ đó duy trì sử dụng lâu dài. Đặc biệt, những trường hợp bệnh nhân đang trong trạng thái động kinh, điện não đồ có thể cho biết liệu phương pháp đang điều trị có kết quả hay không.
Ngoài điện não đồ, một số yêu cầu khác có thể đi kèm như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện tử (CT), xét nghiệm máu… cũng có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh co giật, động kinh chính xác.
Ds. Hoàng Thu
Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/eeg/basics/definition/prc-20014093
—–—–—–—–—–—–
Bác sĩ cho e hỏi là con e vừa được 10 tháng, khóc lặng 2 lần, chưa lên có cơ giật lần nào vậy có phải động kinh k ạ. Đi khám thì bs kêt luận động kinh và kê đơn thuốc rồi nhưng e đọc trên mạng thấy con e chưa co giật nên e đang rất băn khoăn
Chào bạn Lý,
Rất nhiều người thường lầm tưởng rằng, bệnh động kinh là phải có các cơn co giật, co cứng chân tay hoặc toàn thân. Điều đó có thể chưa đúng với mọi trường hợp. Bởi bệnh động kinh là tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tùy theo vị trí não bị tổn thương mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng cũng rất khác nhau, có người bị co giật nhưng có người thì không và đôi khi các triệu chứng cũng rất kín đáo, khó nhận biết, chẳng hạn như thể động kinh vắng ý thức. Không biết bạn đã cho con đi khám ở đâu và đã thực hiện những xét nghiệm nào? Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, bên cạnh những triệu chứng thực tế, bác sĩ cần chỉ định một số xét nghiệm như điện não đồ, điện não đồ video, chụp CT… để phát hiện các bất thường trong não bộ. Do đó nếu bạn còn băn khoăn về chẩn đoán, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ hoặc đưa con đi khám lại tại các bệnh viện uy tín. Bạn có thể tham khảo về một số địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-dong-kinh-nen-tham-kham-va-dieu-tri-o-dau
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Bác sỹ cho e hỏi:con trai e 15t.cach đây 2thang cháu bị co giật lần đầu tiên. Sau 2 tháng lại bị tiếp 1 cơn giật thứ 2. Vào viện kham điện não đồ thì phát hiện có sóng động kinh. Nhưng bác sỹ bệnh viện bảo pải nhập viện theo dõi bắt cơn rồi mới cho thuoc. Nhưng cơn giật thưa mà cháu còn pải học nên gd xin ra viện. Em lo lắm nhưng chưa biết nên điều trị cho cháu như thế nào. Xin lời khuyên của bác sỹ ak
Chào bạn,
Mặc dù có triệu chứng điển hình chung là các cơn co cứng, co giật nhưng chứng bệnh động kinh còn chia làm nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy từng thể bệnh,cũng như mức độ cơn sẽ có những loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Chính vì vậy, bác sĩ mới yêu cầu cháu nhà bạn nhập viện để theo dõi trước khi đưa ra chỉ định thuốc điều trị. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn các thể bệnh động kinh qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/benh-dong-kinh-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-an-toan-hieu-qua
Mặc dù cơn co giật diễn ra khá thưa nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các cơn co giật có thể diễn ra nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến việc học tập cũng như cuộc sống của cháu. Do vậy, gia đình có thể cân nhắc cho cháu nhập việc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nếu việc nhập viện ảnh hưởng đến việc học tập hiện tại của cháu, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để theo dõi cơn bằng việc quay lại hình ảnh khi cháu lên cơn bằng video để bác sĩ chẩn đoán và kê những loại thuốc điều trị thích hợp.
Để điều trị hiệu quả, cháu nhà bạn cần dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dừng thuốc hay tăng giảm liều dùng; tránh thức khuya, lo lắng căng thẳng quá mức cũng như cũng có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ làm giảm tần suất, mức độ cơn như Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian 3- 6 tháng. Đã có nhiều bệnh nhân bị động kinh điều trị hiệu quả nhờ sự kết hợp này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Chúc cháu nhà bạn sớm khỏe!
Bác sĩ cho e hỏi: sau khi sinh bé khoảng 2 năm. đột nhiên e bị khó thở và ngã và xủi bọt mép. Sau khi tĩnh dậy thấy nhức đầu, tay chân nhức mỏi. Nhưng em đi khám ở BV DH Y DƯỢC TPHCM có đo điện não nhưng bác sĩ kết luận động kinh không xác định và đưa thuốc canxi về uống, nhưng dạo này em vẫn bị co giật và ngất xỉu , khoảng 1 tháng hoặc 2,3 tháng bị 1 lần. Đi khám ở bv TỈnh và bệnh viện tâm thần khám nữa thì bs đưa thuốc Canxi về uống. Xong em, lại tiếp tục lên BV CHỢ RẪY, em đưa bảng đo điện não lần trước đo tại BV DH Y DƯỢC thì bs kết luận em bị: Động kinh toàn thể. Vậy cuối cùng em bị gì bác sĩ?
Chào bạn,
Qua các triệu chứng mà bạn mô tả và kết quả khám tại các bệnh viện, chúng tôi nhận thấy rất có thể bạn đang gặp phải bệnh động kinh toàn thể không rõ nguyên nhân như bác sĩ ở bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Chợ Rẫy đã kết luận. Ắt hẳn các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra hướng điều trị cho bạn, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-co-cung-co-giat-toan-than-noi-am-anh-khong-bao-truoc
Việc điều trị động kinh cần kiên trì trong thời gian dài, ngoài dùng thuốc của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng Tpcn Egaruta – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị các chứng co giật, động kinh. Sản phẩm được bào chế từ các hoạt chất sinh học tự nhiên như Câu đằng, An tức hương… nên rất an toàn giúp giảm tần suất, mức độ cơn của bạn đồng thời giúp tăng khả năng hồi phục sau động kinh. Rất nhiều người bệnh nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm đã kiểm soát được bệnh của mình và có cuộc sống như những người bình thường khác, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Chúc bạn luôn khỏe!
chào bác sĩ : cho em hỏi là khoảng 3 năm về trước em có bị ngã và đầu bị đâu, lúc đó còn có dấu hiệu buồn nôn lên đã đi chụp chiếu ,nhưng bác sĩ ở tỉnh bảo không sao. Sau đó thời gian dài em thấy thi thoảng vẫn bị ê ẩm ở nửa đầu bị va chạm ( nhưng ko đau ) lúc đó em đến bệnh viện chụp chiếu lại kết quả vẫn bình thường .
Giờ mỗi sáng dậy là nửa đầu bên trái vẫn bị ê ( kiểu ko có cảm giác ) nhưng tất nhiên vẫn ý thức được ạ thức dậy sau tầm 1h thì em lại cảm thấy bình thường hơn ạ .
Vậy giờ em lên làm gì thì tốt ạ ? Xin bác sĩ chỉ bảo hướng dẫn .
Cảm ơn bác sĩ !
Chào bạn,
Biểu hiện tê liệt, mất cảm giác nửa đầu bên phải của bạn có thể do lần chấn thương 3 năm trước, ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác, viêm dây thần kinh vùng đầu mặt, thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh hoặc thiểu năng tuần hoàn não,… Các bệnh viện tuyến tỉnh thường chưa được chuyên khoa như các bệnh viện lớn nên chưa phát hiện ra nguyên nhân. Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám sớm tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện tuyến TW như bệnh viện quân y 108, Bạch Mai, Từ Dũ, Chợ Rẫy,… để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời!
Chúc bạn mau khỏe!
Chào bạn! Trong suốt thời gian uống thuốc bạn có uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ không? Vấn đề đau đầu, buồn nôn, khó tiêu là do tác dụng phụ của thuốc Encorate 500mg gây nên. Khi bị động kinh thường được khuyến cáo ít sử dụng máy tính, ít xem ti vi vì có thể làm tăng tần suất cơn co giật. Bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn về vấn đề này để bác sĩ có hướng thay đổi thuốc cho bạn nhé. Bạn tiếp tục uống thêm B1 B6 B12 như bác sĩ chỉ định. Ngoài ra bạn có thể kết hợp đơn thuốc tây của mình với TPCN Egaruta để giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, cải thiện giấc ngủ của mình, bên cạnh đó bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp đủ chất, tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê… bạn nhé. Để được tư vấn thêm bạn có thể gọi 0962.620.043. Thân ái!
Chào bạn Thi!
Đối với bệnh động kinh, việc cắt được cơn thể hiện sự hiệu quả trong điều trị bệnh bằng thuốc. Con gái bạn đã được uống thuốc điều trị nhưng bệnh không tiến triển, bạn nên đến chuyên khoa thần kinh của bệnh viện mà bạn đã điều trị cho cháu để bác sĩ có hướng điều trị như điều chỉnh liều thuốc hoặc kết hợp thêm thuốc hoặc thay thế thuốc tùy từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn, bạn nên cho con sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, sẽ an toàn và đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm từ thảo dược giúp làm giảm các chứng co giật, co cứng chân tay hoặc toàn thân. Những sản phẩm thảo dược này bao gồm An tức hương, Câu đằng,… đây là những vị thuốc đầu tay trong y học cổ truyền đã được nghiên cứu đưa vào sử dụng giúp an thần, chống co giật, điều trị trong những trường hợp động kinh ở trẻ em. Sản phẩm bào chế dưới dạng cốm hòa tan kết hợp với hương thơm và vị ngọt của me nên rất phù hợp với đối tượng trẻ em. Chúc con bạn mau khỏi bệnh!
Chào bạn Thúy!
Theo như mô tả của bạn và kết quả chẩn đoán thì bạn bị động kinh cơn vắng.Động kinh cơn vắng thường đáp ứng rất tốt với điều trị và có thể khỏi khi điều trị đúng hướng, chỉ một số ít diễn biến thành cơn co cứng – co giật hoặc vẫn tồn tại cơn vắng . Bệnh nhân cần uống đủ liều và liên tục trong thời gian mà bác sĩ chỉ định. Không được dừng bỏ thuốc, thậm chí chỉ là một lần bỏ uống thuốc trong ngày cũng không được, vì bỏ một lần không uống vì bất kỳ lý do gì đều có thể làm giảm nồng độ dưới ngưỡng tác dụng điều trị của thuốc. Và bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn nếu bỏ thuốc như vậy. Sau 2 năm điều trị mà không thấy có một cơn động kinh nào tái diễn, bác sĩ tiến hành cho ngừng thuốc. Trước khi ngừng, phải giảm liều thuốc dần dần mà không dừng thuốc đột ngột.. Thời gian giảm liều kéo dài trong khoảng 3 – 6 tháng. Trong thời gian giảm liều mà có cơn động kinh xuất hiện thì lại phải tiếp tục điều trị động kinh trong tối thiểu 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm dùng lại thuốc này.
Thông thường, bác sỹ có thể yêu cầu bạn ngừng uống thuốc nếu bạn muốn có thai. Thời gian thử ngưng thuốc tối thiểu là 6 tháng trước khi mang thai. Đây là khoảng thời gian đủ để đưa ra những kết quả rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc. Trong điều kiện bắt buộc, mẹ phải uống thuốc chống động kinh trong lúc mang thai thì bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thay đổi một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Thân ái!
Bac sy oi cho chau hoi, Con gai chau bị co giật lúc 06 tháng tuổi giờ cháu được 3 tuổi cháu vẫn bị co giật thường xuyên. Cháu có đưa con gái chau đi bệnh viện dưới hà nội kiểm tra định kỳ tháng nào cũng về kiểm tra lại, lúc đầu con gái cháu bị giật cư cách khoảng 1 tháng hoặc 20 ngày bị 1 lần; nhưng giờ cứ 1 tuần lại bị 1 lần mà chỉ bị trong giấc ngủ trưa khi bắt đầu vào giấc ngủ được 1khoảng 1 tiếng là lên cơn co giật. Cháu vẫn cho con gái cháu uóng thuốc đều theo kê dơn của bác sỹ nhung bệnh tình không thấy tiến triền cháu lo lằng quá. Vì vậy cháu rất mong bác sỹ tư vấn giúp cháu để có phương phgáp điều trị hiệu quả cho con gái cháu nhanh khỏi bệnh. Cháu xin trân thành cảm ơn.
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 22 tuổi, cách đây 2 năm cháu bị đau đầu (chỉ đau ở thái dương bên phải và đau vào 1 giờ nhất định) nên cháu có đi viện khám, có chụp cộng hưởng từ và làm điện não đồ, bác sĩ kết luận cháu bị động kinh, cháu rất thắc mắc là từ bé đến giờ cháu chưa từng bị lên cơn động kinh bao giờ và gia đình cũng ko ai bị bênh này, cháu đã dùng thước điều trị từ năm 2013 đến giờ và đi khám lại kết quả điện não đồ của cháu sóng vẫn như người bị động kinh và cháu lại tiếp tục dùng thuốc. Bác sĩ cho cháu hỏi vậy cháu có thực sự bị động kinh ko vì chưa bao giờ cháu bị lên cơn động kinh co giật? vào quá trình điều trị bình thường của người động kinh trung bình là bao lâu ạ? sau điều trị cháu có thể sinh con bình thường được ko ạ? cháu cám ơn bác sĩ.