Sử dụng thuốc chống động kinh gần như là điều bắt buộc để giúp người bệnh kiểm soát kịp thời các cơn co giật. Ngày nay thuốc động kinh rất đa dạng và phong phú từ chủng loại cho đến các tên biệt dược khác nhau. Việc lựa chọn thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, khả năng kinh tế của bệnh nhân và sử dụng đúng cách sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ, nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt các cơn co giật, động kinh.
Vai trò của thuốc kháng động kinh
Thuốc kháng động kinh là những hoạt chất tác động lên hệ thần kinh trung ương nhằm hạn chế sự lan tỏa quá mức của các tín hiệu thần kinh ở bên trong não bộ. Có thể nói rằng đây là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị bệnh động kinh, làm giảm đi các triệu chứng của bệnh. Theo thống kê, nếu sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ định thì khoảng 70% bệnh nhân có thể kiểm soát hoàn toàn các cơn co giật. Về liều lượng các thuốc chống động kinh tương đối phức tạp, nó thay đổi tùy theo tuổi và cân nặng của từng bệnh nhân, liều tối ưu được xác định dựa vào đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng.
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống động kinh
Bên cạnh lợi ích kiểm soát các cơn co giật thì các thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Liều lượng càng cao, càng dùng nhiều thuốc thì nguy cơ gặp phải tác dụng phụ có hại càng lớn. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng động kinh bao gồm: mệt mỏi, đau bụng, khó chịu, chóng mặt, mờ mắt…
Viêm gan là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp đáng lưu tâm, thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, người có tiền sử nhiễm virus viêm gan hay nghiện rượu. Biểu hiện của viêm gan là người mệt mỏi, tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy, vàng da, vàng mắt… Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau khoảng 1 – 3 tháng dùng thuốc. Đã có những báo cáo hiếm hoi về những tổn thương gan tiến triển nặng, đôi khi gây tử vong. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi chức năng gan thường xuyên trong thời gian đầu sử dụng thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tuổi được điều trị đa liệu pháp cho bệnh động kinh nặng và nhất là động kinh kết hợp với các tổn thương não, sử dụng thuốc liều cao có thể gây chậm phát triển về trí tuê, ngôn ngữ hoặc gây ra một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa có nguồn gốc di truyền,…
Ở phụ nữ có thai, người ta nhận thấy rằng những người mẹ được điều trị bằng thuốc chống động kinh trong quá trình mang thai sẽ sinh con với tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn 2 đến 3 lần so với những người mẹ bình thường. Các dị tật thường gặp là sứt môi hở hàm ếch và bất thường về cấu trúc tim. Nhưng nếu ngưng thuốc kháng động kinh có thể làm xuất hiện các cơn co giật de dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Do vậy, nếu mang thai, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc kháng động kinh phù hợp nhất.
Phụ nữ mang thai cần lựa chọn thuốc kháng động kinh phù hợp
Thuốc cũng có thể gây suy yếu trên hệ xương do làm giảm hấp thu vitamin D ở hệ tiêu hóa. Đặc biệt với phụ nữ tuổi mãn kinh, người bị thiếu canxi, suy dinh dưỡng… cần cảnh giác với thuốc chống động kinh sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Người bệnh nên đi khám tỷ trọng xương sau 1-3 tháng đầu tiên sử dụng thuốc và sau mỗi 3 tháng tính từ khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra các thuốc chống động kinh còn có các tác dụng phụ khác như: gây trạng thái lú lẫn, làm tăng các cơn co giật trong thời gian đầu sử dụng, rụng tóc, run rẩy với biên độ nhỏ, giảm tiểu cầu, tăng ammoni máu, kéo dài thời gian chảy máu (giảm tiểu cầu), tăng cân, mất kinh hay kinh nguyệt không đều, viêm tụy…
Sử dụng sớm Cốm Egaruta kết hợp với các thuốc kháng động kinh có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi động kinh xuất hiện. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp hỗ trợ từ thảo dược này.
Xem thêm: Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh
Chống động kinh và hiện tượng kháng thuốc
Mặc dù việc điều trị động kinh ở Việt Nam và thế giới có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có khoảng 10 – 20% bệnh nhân không thể khống chế cơn co giật bằng thuốc hay còn gọi là động kinh kháng thuốc. Ngoài yếu tố cơ địa của bệnh nhân không đáp ứng thì tự ý ngưng, giảm liều, sợ tác dụng phụ mà bỏ thuốc, thuốc khó mua, quá đắt, thấy bệnh đỡ nên không tiếp tục uống thuốc… là những sai lầm thường gặp gây nên hiện tượng kháng thuốc. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy số cơn co giật có dấu hiệu tăng lên hoặc mức độ biểu hiện nặng hơn trước, tất cả những khác thường này sẽ giảm sau khi ngừng thuốc.
Lời khuyên dành cho người bệnh động kinh
Đầu tiên người bệnh cần hiểu rằng, động kinh là một bệnh lý phức tạp dòi hỏi sự kiên trì trong điều trị. Muốn chữa khỏi động kinh người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ trong một thời gian dài (khoảng từ 3 tới 5 năm) và người bệnh chỉ dừng thuốc sau ít nhất 2 năm từ khi cơn co giật cuối cùng xuất hiện. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ thì người bệnh có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
– Không sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc bởi vì nhiều thuốc kháng động kinh có thể gây tương tác với rượu bia là tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
– Tránh những yếu tố dễ làm khởi phát cơn co giật, động kinh bằng cách: hạn chế ăn mì chính, bột nêm, các thực phẩm được đóng gói hay chế biến sẵn có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản…; dành nhiều thời gian để thư giãn bằng các hình thức như tập thiền, yoga, đi bộ và cố gắng hạn chế những yếu tố gây căng thẳng về tâm lý; tránh thức khuya và ngủ đủ giấc mỗi ngày…
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, trứng gà, cá, đậu tương và các sản phẩm từ đậu, súp lơ xanh, chuối, rau chân vịt… để hạn chế tác dụng phụ gây loãng xương của thuốc kháng động kinh.
– Kiểm tra sức khỏe đều đặn, nhất là trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc bởi vì các tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh thường khởi phát sớm.
– Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn với những trường hợp mắc bệnh động kinh kháng thuốc do yếu tố cơ địa, khiếm khuyết gen liên quan đến kênh vận chuyển các chất điện giải hoặc điều trị không đúng phác đồ… Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh sẽ mất hết hi vọng, những nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng, hoạt chất sinh học Rhynchophyllin trong cây Câu đằng có khả năng giúp an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh và chống co giật rất hiệu quả, không chỉ vậy hoạt chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do, điều chỉnh cân bằng nồng độ ion cả bên trong và bên ngoài màng tế bào, duy trì ngưỡng điện thế ổn định để bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị kích thích đột ngột, điều mà các thuốc tây y khó có thể tác động được. Nhờ vậy người bệnh động kinh, đặc biệt là khi đã bị kháng thuốc sẽ có thể kiểm soát được các cơn co giật của mình một cách hiệu quả hơn, giảm đi những ảnh hưởng xấu đến vùng tư duy, trí nhớ của não bộ.
DS. Hoàng Nam
Nguồn tham khảo:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2912003/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK2607/
——————————-
Thông tin cho bạn
TP BVSK cốm Egaruta được bào chế từ Câu đằng, An tức hương, GABA, Taurine… giúp:
– Giảm tần suất và mức độ các cơn co giật trong bệnh động kinh
– Kết hợp hỗ trợ phục hồi khả năng vận động sau cơn động kinh
Chào bác sĩ. Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu phát hiện bệnh động kinh cách đây 5 năm. Hiện đang điều trị bằng Trileptal 300mg, hiện đã lập gia đình và đang mong có con. Hiện cháu có thắc mắc là dùng thuốc trileptal co ảnh hưởng đến khả năng mang thai không. Và nếu mang thai mà tiếp tục điều trị bằng thuốc Trileptal thì có ảnh hưởng đến thai nhi không. Tỉ lệ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi có cao không ạ. Nếu cháu dừng thuốc thì có bị ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị không ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Chúng tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn khi đang sử dụng thuốc kháng động kinh Trileptal để điều trị bệnh của mình. Về những thắc mắc của bạn, chúng tôi lần lượt trả lời bạn như sau:
– Cũng giống như những loại thuốc kháng động kinh khác Trileptal có thể gây những tác dụng phụ nhất định với cơ thể. Tuy nhiên, loại thuốc này không ảnh hưởng tới khả năng mang thai của bạn.
– Cũng giống như các loại thuốc khác động kinh khác, dùng Trileptal (oxcarbazepine ) có thể gây dị tật cho thai nhi, tỷ lệ khoàng 2-2,5%, (tỷ lệ này nhỏ hơn khá nhiều so với các loại thuốc kháng động kinh khác)
– Nếu bạn dừng thuốc thì bạn có nguy cơ tăng số cơn động kinh, sẽ rất nguy hiểm nếu các cơn co giật xuất hiện khi bạn mang thai bởi vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Do vậy, thông thường các bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn nên sử dụng thuốc kháng động kinh này ngay cả khi mang nhưng có thể điều chỉnh lại liều lượng cho hợp lý. Bạn cũng có thể làm giảm những nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc lên thai nhi bằng cách bổ sung acid folic ngay từ những ngày đầu của thai kỳ.
Bên cạnh việc dùng Trileptal theo chỉ định, để làm tăng hiệu quả điều trị cũng như làm giảm phần nào tác dụng phụ do thuốc gây ra, bạn cũng có thể kết hợp với việc sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày trong thời gian từ 3- 6 tháng. Với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, sản phẩm giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh hiệu quả, chuẩn bị cho bạn một sức khỏe ổn định trước khi mang thai. Khi có thai, bạn có thể ngưng sử dụng sản phẩm và quay lại dùng khi đã cai sữa cho con.
Chúc bạn sớm khỏe!
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho e hỏi là . E có ng thân mắc bệnh động kinh khoảng 5 năm rồi đến nay vẫn chưa khỏi . Ngày trước có dùng thuốc carbamazepin nhưng không có tác dụng nhiều em muốn chuyển sang dùng tegerol liệu có được không ? vậy e muốn bác sĩ tư vấn cho e nên dùng loại thốc nào . Và cách điều trị phù hợp …
Chào bạn
Trong điều trị bệnh động kinh bệnh nhân không được tự động thay đổi thuốc, tăng, giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì thuốc kháng động kinh có rất nhiều loại, mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc một số thể động kinh nhất định, nếu dùng sai thuốc thì các cơn co giật không những không được kiểm soát mà còn có xu hướng tăng lên. Do vậy nếu thuốc mà người thân của bạn đang sử dụng không mang lại hiệu quả cao thì cần đi khám lại để xác định mức độ tiến triển của bệnh, từ đó các bác sĩ trực tiếp thăm khám sẽ xem xét và chỉ định loại thuốc thích hợp nhất.
Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả điều trị người thân của bạn cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, ngủ đúng giờ và cố gắng hạn chế những căng thẳng về tâm lý.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/nguoi-bi-dong-kinh-khong-nen-an-gi
Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, người bị động kinh thường có sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA do vậy, bổ sung các hoạt chất này là một hướng điều trị mới đang được áp dụng. Tại Việt Nam, hoạt chất này cũng đã được nghiên cứu kết hợp với các thảo dược khác để đưa vào công thức của TPCN cốm Egaruta. Bạn có thể tham khảo thông tin để người nhà sử dụng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về hiêu quả của sản phẩm qua video
https://tridongkinh.com/video/cach-lam-giam-co-giat-dong-kinh-o-tre-em-bang-dong-y
Chúc bạn và gia đinh luôn mạnh khỏe!
Chào bs! Cháu bị động kinh từ nhỏ. Cháu điều trị đến năm 23t( nam
2011) thì khỏi và ngưng dùng thuốc.nhưng đến tháng 9 năm ngoái cháu bị co giật trở lại.cháu đang dùng lại thuốc Tegerol từ lúc ống thuốc cháu k bị co giật nữa. Năm nay cháu 27t cháu lại đang mong con.( cháu lấy chồng được hơn 2 năm) nác sỹ cho cháu hỏi cháu có thể uống thuốc đtri động kinh và có kết hợp uống thuốc nội tiết hoạc những thủ thuật để có con được k ạ. Cháu cảm ơn BS!
Ai là phụ nữ cũng có mong muốn được làm mẹ. Tuy bạn đang mắc động kinh nhưng vẫn có thể mang thai và sinh con như những phụ nữ khác. Bên cạnh đó bạn vẫn cần có một số lưu ý sau đây: Giống như các loại thuốc kháng động kinh khác, Tegretol là loại thuốc cũng có tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi. Do vậy, nếu có ý định mang thai thì bạn nên đi thăm khám lại để kiểm tra tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bạn nên sử dụng thuốc khác phù hợp hơn, với liều an toàn cho cả mẹ và con. Bạn có hỏi đến thuốc nội tiết phụ nữ để có thể làm tăng khả năng thụ thai, điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa và nồng độ hormone của bạn trong thời kỳ này, nếu cần thiết bạn vẫn có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng động kinh.
Để biết rõ hơn, bạn có thể xem thêm clip sau của các chuyên gia y tế: https://youtu.be/joRKcJQHBw4
Trường hợp của bạn, bị bệnh động kinh từ nhỏ, nhưng không được điều trị dứt điểm đã ngưng thuốc (chỉ dừng thuốc sau ít nhất 2 năm không suất hiên cơn co giật), vì vậy bệnh lại tái phát, do đó, bạn không nên tự ý ngưng điều trị vì nó sẽ khiến bệnh khó khỏi hơn. Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này: https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-khang-thuoc-va-nguyen-tac-khong-the-quen
Trước khi mang thai và sau khi sinh con, để nâng cao hiệu quả điều trị bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên, chẳng hạn như TPCN cốm Egaruta. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho người động kinh có tác dụng ổn định hệ thần kinh, an thần từ đó giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật. Sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mà không lo ngại ảnh hưởng đến con.
Chúc bạn sức khỏe.
Chào bạn Duyên! Tegerol có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu, với trường hợp của bạn nếu muốn có con bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều chỉnh liều lượng thuốc và theo dõi thai nhi trong thời gian uống thuốc. Bạn nên uống thêm acid folic và có thể tham khảo đường link sau: http://benhdongkinh.com.vn/bai-viet/benh-dong-kinh-voi-phu-nu-mang-thai?category_alias=thong-tin-benh . Thân ái!
tôi từng bị viêm não nhật bản hiện bị động kinh. tôi đang dùng tegretol CR nhưng tôi vẫn bị lên cơn, hơn nữa mỗi lần từ5 đến 6 cơn. tôi đã lập gia đình và muốn có con. tôi có nên dùng thuốc cũ không hay đổi thuốc mới, loại thuốc mới là gì, nên uống những thuốc gì khi mang thai để giảm khuyết tật tói mức tối thiếu. mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Chào bạn Tuấn! Theo thống kê, khoảng 2-3% bệnh nhân bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh bị tái phát bệnh trở lại. Trong trường hợp này, bạn cũng không nên lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại của bạn cũng nhanh chóng hơn. Bạn nên đi khám, bác sỹ sẽ có hướng điều trị cụ thể cho bạn, bạn cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ bác sỹ đưa ra, cần phối hợp với bác sỹ để bệnh nhanh khỏi. Thân ái!
Chào bác sĩ. em hiện nay 24 tuổi lúc nhỏ khoảng 10 tuổi có bị bệnh động kinh, nhưng đã được điều trị khỏi cho đến khi em 19 tuổi bỗng nhiên khi ngủ lại xuất hiện bị giật mình liên tục và cảm giác rất sợ. khi đi khám bệnh viện chuẩn đoán là bị bệnh động kinh, và họ cho em dùng thuốc tên là valparin-200 alkalets. sau khi dùng thuốc đó thì hết bệnh. nhưng đến nay em 24 tuổi tự nhiên lại xuất hiện y như lúc 18 tuổi. bác sĩ cho em hỏi là đã điều trị đúng thuốc và phương pháp chưa. em xin cảm ơn!!