” Co cứng” trong động kinh cơn lớn

Cơn tăng trương lực cơ biểu hiện trên lâm sàng bằng chứng co cứng liên tục các cơ hai bên cơ thể, khởi đầu có thể đột ngột hoặc từ từ. Cơn kéo dài từ 10 s cho đến 1 phút, thường kết hợp với rối loạn ý thức và rối loạn thần kinh thực vật. Các cơ hay bị là các cơ trục hai bên thân thể, cơ cổ, cơ mặt, cơ nhai, các cơ tay, chân.

Cơn co cứng thường xuất hiện trong động kinh cơn lớn.

Động kinh cơn lớn có thể xảy ra đột ngột ở bất kỳ chỗ nào, thời gian nào, hoàn cảnh nào và kèm theo mất ý thức hoàn toàn. Động kinh cơn lớn được đặc trưng bằng các triệu chứng lâm sàng xảy ra ở cả hai bên cơ thể và biến đổi điện não thể hiện ở cả hai bên bán cầu não.

Vài giờ hoặc vài ngày trước khi cơn động kinh xuất hiện đã có một số dấu hiệu như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, tính tình thay đổi, trầm cảm, run…

Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có một số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác bỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuông, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, buồn nôn, nôn hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng…

Cơn động kinh có thể xảy ra ở bất kỳ chỗ nào

Cơn động kinh có thể xảy ra ở bất kỳ chỗ nào

Có thể bạn quan tâm:

 Cách điều trị các loại động kinh thường gặp 

 Cơn co giật động kinh điều trị liệu có khỏi

Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh


Một cơn động kinh thường xuất hiện với các giai đoạn:
 

– Giai đoạn co cứng: Đột ngột bệnh nhân mất hoàn toàn ý thức, ngã ra bất tỉnh ở bất kỳ tư thế nào trước khi có cơn. Bệnh nhân trong trạng thái tăng trương trương lực – co cứng các cơ toàn thân, răng nghiến chặt có thể cắn vào lưỡi. Các cơ tham gia hô hấp cũng co cứng gây ngừng thở. Sắc mặt nhợt nhạt rồi tím tái, đồng tử giãn, tim đập nhanh, tăng tiết đờm dãi, huyết áp tăng, có thể tiểu tiện ra quần, giai đoạn này ngắn có thể chỉ 30 s.

– Giai đoạn giật: tiếp sau coưn co cứng cơ, các cơ bắt đầu giật mạnh, có nhịp, thường bắt đầu các cơ ở chi, ở cổ, ở mặt, răng cắn chặt rồi giật rung các cơ toàn thân, cường độ lúc đầu mạnh nhanh sau đó giảm và thưa dần, mặt tím ngắt, nhãn cầu đảo ngược, sùi bọt mép, đại tiểu tiện không tự chủ. Giai đoạn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng một tiếng rên, thở sâu và thư giãn.

– Giai đoạn duỗi cơ: bệnh nhân nằm yên bất động, các cơ duỗi, phản xạ gân xương mất hẳn hoặc giảm nặng, bệnh nhân vẫn mất ý thức hoàn toàn, đồng tử giãn, sau đó bệnh nhân hô hấp trở lại, thở bù mạnh và nhanh, thở dốc, thở phì phì, bọt mép có thể lẫn ít máu do cắn phải lưỡi, dần dần vài phút sau sắc mặt hồng hào trở lại, ý thức u ám rồi tỉnh hẳn. Bệnh nhân không nhớ gì về cơn của mình, mệt mỏi và có thể ngủ thiếp đi. Giai đoạn này kéo dài vài phút.

– Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân có thể phàn nàn đau đầu, đau toàn thân, có thể ngủ thiếp đi. Có người bị liệt nhẹ hoặc tê bì các chi. Một số bệnh nhân có thay đổi hành vi tác phong, sợ hãi kích động hoặc tự kỷ, giai đoạn này kéo dài vài phút đến vài giờ.

Đặc điểm của cơn động kinh lớn

– Tần số cơn co giật: Có thể lên cơn hàng ngày, nhưng cũng có khi hàng năm, thậm chí cả đời mới có một cơn, đôi khi cơn tăng theo mùa hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Khi số cơn tăng nhanh bệnh nhân dễ mất trí nhớ do động kinh.

– Thời gian xuất hiện cơn: bất cứ lúc nào, nơi nào, dễ gây nguy hiểm ( ngã vào lửa, nước…) nhưng cơn hay xảy ra về đêm hoặc sáng lúc thức dậy.

– Cắn phải lưỡi hoặc môi, mặt trong má.

– Đái dầm trong cơn.

– Mất ý thức trong cơn, quên hoàn toàn cơn động kinh.

– Những dấu vết của ngã đột ngột thường ở mặt và đầu.

Điều trị bệnh động kinh như thế nào?

– Bệnh động kinh thuộc chuyên khoa nội thần kinh, cần điều trị sớm ngay sau khi có chẩn đoán, liều lượng thuốc tính theo cân nặng, trẻ em khác người lớn.

Các loại thuốc động kinh cổ điển đều có hiệu quả nếu chúng ta dùng phù hợp với chẩn đoán thể loại cơn co giật động kinh. Cũng có tỷ lệ nhất định bệnh nhân động kinh ít đáp ứng với điều trị (còn gọi là động kinh khó trị). Ở từng bệnh nhân động kinh khó trị cần được xem xét đầy đủ các yếu tố như chẩn đoán bỏ sót thể loại cơn, thời gian và  liều lượng và thuốc, bệnh lý khác kèm theo đặc biệt là về tâm thần và trạng thái tâm lý. Trường hợp này các bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp thuốc theo khuyến cáo từ kết quả các nghiên cứu quốc tế cập nhật được, từ kiến thức dược động học, tâm lý học…

– Sử dụng thuốc chống động kinh phải tính đến các yếu tố an toàn, hiệu quả, hợp lý, khả năng kinh tế của người bệnh và gia đình vì thời gian thuốc uống kéo dài nhiều năm. Nên kiểm tra định kỳ các chức năng gan, thận.

– Thời gian điều trị kéo dài, khi không còn cơn co giật phải duy trì liều đang dùng trong thời gian 2 năm, sau thời gian này bắt đầu giảm liều lượng từng đợt nếu không tái xuất hiện cơn co giật.

– Không bao giờ tự ý ngưng uống thuốc chống động kinh vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây trạng thái động kinh liên tục.

Để hỗ trợ điều trị bệnh động kinh có thể kết hợp với các sản phẩm gồm các thành phần thảo dược như: An tức hương, câu dằng, GABA, taurin, đây là những thành phần rất tốt cho bệnh động kinh, giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật. Đồng thời giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh.

Người bệnh động kinh bắt buộc phải sử dụng thuốc chống co giật theo chỉ định bác sĩ

Người bệnh động kinh bắt buộc phải sử dụng thuốc chống co giật để kiểm soát cơn 

Xử trí thế nào khi người bệnh bị co giật?

– Chúng ta cần phải bình tĩnh.

– Tránh chấn thương có thể xảy ra với bệnh nhân do co giật: để bệnh nhân tránh xa lửa, vật nhọn, hay chỗ dễ té.

– Ghi lại khoảng thời gian bệnh nhân bị co giật.

– Khi bệnh nhân hết co giật thì để họ nằm nghiêng sang một bên nhằm tránh tắc đường thở do dị vật như răng giả, đàm nhớt, chất ói từ dạ dày.

– Sau cơn co giật bệnh nhân thường lú lẫn, chúng ta cần ở cạnh bệnh nhân cho đến khi họ tỉnh hẳn.

– Không nên để bất cứ vật gì vào miệng bệnh nhân như khăn, muỗng, vắt chanh vào miệng…

– Không giữ chắc bệnh nhân khi họ đang co giật.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số 0962.620.043  để được các chuyên gia tư vấn giải pháp giúp điều trị co giật, động kinh tối ưu.


DS. Khánh Huyền

—————————————–

Thông tin TP BVSK cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh hiệu quả.


Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận