Trước nay, chúng ta vẫn biết tập thể dục, thể thao luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, tinh thần. Nhưng liệu bạn đã biết vai trò, lợi ích của việc tập thể dục với trẻ tăng động giảm chú ý? Và những môn thể thao nào phù hợp với những trẻ này? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Lợi ích của việc tập thể dục với trẻ tăng động giảm chú ý
Cải thiện khả năng tập trung, chú ý
Tập thể dục không đơn thuần là sự vận động về thể chất mà nó còn có sự tham gia vận hành của não bộ. Khi tập thể dục, số lượng các chất dẫn truyền thần kinh được sinh ra nhiều hơn và sự liên kết giữa chúng cũng hiệu quả hơn. Cụ thể, não bộ trẻ sau khi tập thể dụng sẽ tăng tiết dopamine, endorphine, serotonine, norepinephrine… giúp trẻ cải thiện sự tập trung, chú ý, đồng thời kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc, vui vẻ, thoải mái hơn.
Thường xuyên luyện tập thể dục giúp trẻ tăng động tập trung chú ý tốt hơn
Nếu con bạn không may mắc chứng tăng động giảm chú ý, nhưng bạn phân vân không biết nên lựa chọn môn thể thao nào tốt cho con, hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc liên lạc qua Zalo tới số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động
Trẻ tăng động giảm chú ý thường xuyên nghịch ngợm, hiếu động, chạy nhảy leo trèo khắp nơi, không phải vì trẻ hư mà vì cơ thể trẻ dư thừa quá nhiều năng lượng, cần được giải phóng, nếu không trẻ sẽ rất khó chịu. Bởi vậy, các nhà khoa học, việc tham gia luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ và tập trung chú ý hơn.
Phát triển tư duy, nhận thức
Đa phần trẻ tăng động giảm chú ý đều thiếu các kỹ năng cơ bản như: tổ chức, giải quyết vấn đề và lập kế hoạch, điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Các bài tập thể dục có thể tác động mạnh mẽ giúp não bộ giải phóng các yếu tố thần kinh, nhờ đó phát triển chức năng nhận thức và giúp trẻ kiểm soát bản thân, đồng thời rèn luyện các kỹ năng xã hội tốt hơn.
5 hoạt động thể thao phù hợp với trẻ tăng động giảm chú ý
Võ thuật
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn võ thuật như taekwondo, judo, vovinam… bởi chúng có thể giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, tính kỷ luật và khả năng ứng xử đúng mực. Không chỉ vậy, việc tuân thủ các nghi thức cúi chào, bắt tay… trong các môn võ thuật cũng giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc của mình tốt hơn.
Bơi lội
Bơi lội là cách tốt nhất giúp trẻ cải thiện khả năng của bản thân và rèn luyện sự tập trung cao độ, cũng như tính kỷ luật để đáp ứng yêu cầu về thời gian. Không chỉ việc liên tục phải hoạt động nhịp nhàng giữa tay, chân trong khi bơi giúp trẻ giải tỏa phần lớn năng lượng dư thừa trong cơ thể và cảm thấy thoải mái hơn.
Bơi lội là môn thể thao phù hợp với trẻ tăng động giảm chú ý
Chạy bộ
Đây là hoạt động đơn giản mà trẻ có thể thực hiện hằng ngày để cải thiện sự nhẫn nại, tính kỷ luật và giữ tâm lý ổn định trong khi chạy. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động chạy bộ đường dài để trẻ có cơ hội giao lưu với mọi người và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Bóng đá
Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng và đoàn kết giữa các thành viên trong đội. Do đó, tham gia vào một đội bóng sẽ giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, rèn kỹ năng làm việc nhóm đồng thời giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Âm nhạc
Âm nhạc có thể tác động tuyệt vời tới nhiều vùng não bộ của trẻ, không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng, stress, âm nhạc còn giúp trẻ phát triển tính cách tốt hơn. Do đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia một nhóm nhạc hoặc học một loại hình âm nhạc nào đó như ca hát, piano, ghi ta, violon,….
Âm nhạc giúp trẻ tăng động giảm stress và phát triển tính cách tốt hơn
Tập luyện thể dục thường xuyên chính là giải pháp hữu ích giúp trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện hành vi, cảm xúc và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống tốt hơn. Do đó, thay vì để trẻ làm bạn với các thiết bị điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để phát triển toàn diện cả về sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Xem thêm:
12 cách giúp trẻ tăng động tập trung chú ý, học hành tốt hơn
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý ở trẻ ngay tại nhà!
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://www.ellipticalreviews.com/benefits-of-exercise-for-children-with-adhd/
https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/exercise-for-children-with-adhd_#1