Tổng quan về tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài. Tại Hoa kỳ, có khoảng 4,7 triệu trẻ em từ 3 – 17 tuổi, chiếm 7,4% tổng số trẻ em ở độ tuổi này được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Phân loại chứng tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động được phân thành 3 loại chính:

– Loại tăng động với hành vi chủ yếu là hiếu động, bốc đồng quá mức: Mặc dù trẻ rất hiếu động nhưng vẫn chăm chỉ và tập trung trong những hoạt động khác.

– Loại tăng động chủ yếu là thiếu tập trung, giảm chú ý: Ở trường hợp này, trẻ sẽ không quá hiếu động nhưng biểu hiện về giảm chú ý lại khá rõ nét.

– Loại tăng động kết hợp cả sự hiếu động và giảm chú ý, thiếu tập trung:Đây là dạng phổ biến nhất và thường xảy ra khi trẻ lên 7.

Tăng động giảm chú ý– Vấn đề “đau đầu” của các bậc phụ huynh

Tăng động giảm chú ý – Vấn đề “đau đầu” của các bậc phụ huynh

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ gần như là giống nhau ở mọi lứa tuổi, mặc dù chúng ta cũng không thể mô tả được hết những gì đang thực sự xảy ra trong tâm trí của chúng nhưng các bậc phụ huynh có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

1. Hiếu động thái quá

–  Trẻ hoạt động không ngừng nghỉ và ngủ rất ít

–  Luôn ngọ nguậy, không thể ngồi yên. Hay chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức

–  Nói quá nhiều, thích quấy rầy hoặc phá đám trong các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè và thường trả lời xong trước khi người khác đang hỏi.

2. Bốc đồng trong hành động, khó kiềm chế cảm xúc

–  Trẻ có thể có những hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn như kéo tóc, la hét, đánh bạn hoặc cáu giận, tấn công bất ngờ ngay cả khi cha mẹ ôm ấp chúng.

3. Thiếu tập trung, giảm chú ý

–  Trẻ rất dễ bị phân tâm và không chú ý khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học

–  Thường không chú ý đến chi tiết, hay mắc lỗi do bất cẩn, dễ bị thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập

–  Không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không tuân theo những gì mà cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn, do vậy mà việc học hành luôn bị chểnh mảng.

4. Giảm khả năng tư duy bộ nhớ trong thời gian ngắn

–  Đôi khi trẻ không thể nhớ nổi một hình ảnh, một nhóm từ ngữ hay một lời giải cho bài tập về nhà hoặc không thể hoàn thành quy trình đòi hỏi phải ghi nhớ theo trình tự. Ngược lại, chúng vẫn có thể tập trung chú ý vào những hoạt động không cần phải dùng đến bộ nhớ như xem truyền hình, trò chơi trên máy tính hoặc chơi thể thao.

5. Không có khả năng quản lý thời gian

–  Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ khó khăn trong quản lý thời gian do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

6. Thiếu khả năng thích nghi

–  Trẻ sẽ rất khó khăn để thích ứng với mọi thay đổi dù chỉ là một thói quen nhỏ như thức dậy vào buổi sáng, ăn món mới hoặc ngay cả việc mang giày, đi ngủ đúng giờ.

–  Bất kỳ một sự thay đổi nào đó cũng có thể gây một phản ứng tiêu cực dù tâm trong của trẻ đang rất tốt. Đặc biệt trẻ có thể lên cơn giận dữ khi sự thay đổi đó đến bất ngờ và không theo ý muốn.

7. Thường xuyên khó ngủ

–  Theo một nghiên cứu cho thấy, có tới 63% trẻ em mắc chứng tăng động bị khó ngủ bởi chúng rất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động xung quanh, chính điều này đã khiến chúng thường xuyên bị mất ngủ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt ban ngày.

Nếu con bạn có những biểu hiện nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, đừng ngần ngại, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi hoặc liên hệ qua Zalo tới số 0962 620 043, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Xem thêm:

Nhận biết chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi: Cha mẹ đã thực sự hiểu rõ?

Cách nhận biết và điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những điểm chung là thiếu hụt trong “chức năng điều hành” của não bộ do một số nguyên nhân sau:

–  Do bất thường về cấu trúc não: Kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não ở những trẻ mắc chứng tăng động có một sự khác biệt nhỏ so với trẻ bình thường.

–  Do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não: chủ yếu là GABA (gama amino butyric acid) – một chất dẫn truyền ức chế quan trọng.

–  Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình từng có người mắc tăng động giảm chú ý thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ cao gặp phải rối loạn này. Trong một cặp song sinh nếu có một trẻ bị tăng động thì 90% trẻ còn lại cũng có thể bị chứng bệnh này.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ chẳng hạn như:

– Giới tính: Tỷ lệ mắc ở các bé trai cao hơn các bé gái.

– Chế độ ăn uống: rối loạn tăng động có liên quan đến sự thiếu thụt các acid béo, kẽm, và nhạy cảm với đường.

– Yếu tố khác: nếu mẹ lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá trong thời gian mang thai, hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh, tiếp xúc với chì trước 6 tuổi thì trẻ đó có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động cao hơn những trẻ khác.

Hậu quả của tăng động giảm chú ý

– Dễ mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.

– Ảnh hưởng đến học tập: Tăng động giảm chú ý không ảnh hưởng đến trí thông minh nhưng sự giảm tập trung, chú ý lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút trong học tập và những khó khăn trong nhận thức tư duy trí nhớ của trẻ. Có 20% trẻ tăng động gặp phải các vấn đề về đọc và 60% số trẻ này gặp phải các vấn đề về chữ viết.

– Thay đổi tính cách và những mối quan hệ xã hội: Khi lớn dần, trẻ thường có tính cánh hung hăng, bồng bột, hay có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, gia đình, xã hội và những mối quan hệ xung quanh… Do đó, trẻ em hoặc thanh thiếu niên có hội chứng tăng động thường không có những mối quan hệ tốt, đồng thời cũng có nguy cơ cao thực hiện các hành vi phạm pháp.

– Lạm dụng chất gây nghiện: Người ta thấy rằng những trẻ thường có xu hướng sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá. Trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ người ta thấy rằng gần 20% những trẻ tăng động ở độ tuổi 11 đã thử thuốc lá, uống rượu hoặc cả hai.

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay

Quản lý hành vi nhằm kiểm soát tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Các liệu pháp hành vi và nhận thức được chứng minh là hiệu quả nhất để hạn chế và kiểm soát sự tăng động của trẻ. Một số lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh và thầy cô giáo để giúp trẻ vượt qua chứng rối loạn này:

– Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ nhàng.

– Khen thưởng trẻ bằng đồ ăn, những trò chơi mà trẻ yêu thích… nếu trẻ biết nghe lời và có những hành động đúng đắn. Các phần thưởng nên được thay đổi thường xuyên để tránh sự nhàm chán cho trẻ.

– Chỉ nên nhận lời hay hứa hẹn với trẻ một điều gì khi chắc chắn bạn làm được điều đó vì trẻ tăng động thường rất dễ thất vọng và suy nghĩ tiêu cực.

– Cha mẹ nên nói chuyện với giáo viên về tình trạng của con mình để có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm cải thiện tình trạng của trẻ.

– Các thầy cô nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu tiên để dễ theo dõi và tránh cho trẻ bị phân tâm.

– Tăng cường  cường cho trẻ chơi các môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bơi lội, các môn võ như Karate, Taekwondo…cũng giúp trẻ nâng cao sự tập trung, chú ý và rèn luyện cho trẻ tự kiềm chế, tính kỷ luật và sự bao dung.

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn kinh, ổn định hoạt động điện não, hỗ trợ giảm nghịch ngợm, hiếu động, tăng sự tập trung chú ý rất hiệu quả. Hiện nay, Câu đằng, An tức hương đã được nghiên cứu và có trong cốm Egaruta chuyên dành cho trẻ tăng động. Ngay từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó Ths. Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cũng có nhiều nhận định tích cực về vài trò của cốm thảo dược này. Mời phụ huynh lắng nghe tại đây:

Rất nhiều phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý đã cải thiện tích cực nhờ sử dụng sản phẩm này. Lắng nghe chia sẻ của chị Hà (Điện Biên) để hiểu hơn về những khó khăn trong quá trình nuôi dạy trẻ đồng thời nắm rõ giải pháp mà chị đã áp dụng cho con và thành công ngoài sự mong đợi qua đoạn băng sau:

Chị Hà (Điện Biên) chi sẻ bí kíp trị tăng động cho con

Xem thêm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!

Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu

Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý ở trẻ an toàn, hiệu quả ngay tại nhà!

Chế độ ăn uống dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Bên cạnh việc thực hiện giáo dục hành vi kết hợp cốm thảo dược Egaruta, phụ huynh cũng nên thiết lập một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, cụ thể như sau:

– Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch đen, bánh mì, sữa từ lúa mạch,… bởi chúng có thể kích thích não bộ khiến biểu hiện tăng động giảm chú ý thêm trầm trọng.

– Tránh một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, sô cô la, đậu nành, mì, trứng, ngô, cà chua, nho, cam,… bởi chúng có thể khiến trẻ nghịch ngợm, kém tập trung hơn.

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Chú trọng nguồn thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt điều, dầu ô liu,… giúp trẻ tăng sự tập trung chú ý tốt hơn.

– Bổ sung kẽm, sắt, magie cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đậu Hà Lan, rau chân vịt, quả bơ,…

Trẻ tăng động giảm chú ý nên khám ở đâu, điều trị nơi nào là uy tín?

Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời. Dưới đây là thông tin một số địa thăm khám cho trẻ tăng động, các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

– Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, trung tâm Sao Mai, trung tâm An phúc thành…

– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

Xem thêm: Địa chỉ khám và trị chứng tăng động cho trẻ nhỏ

Tăng động giảm chú ý có thể để lại nhiều hậu quả về tính cách, hành vi và nhận thức trong tương lai của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nhận biết và điều trị cho con ngay từ khi có dấu hiệu bệnh để tránh những hậu quả không tốt về sau.

DS.Cao Ngọc Hải

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      18 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Vân Bùi
      Vân Bùi
      2 Năm Trước

      bệnh tăng động có chữa được không, bé 4 tuổi mà nghịch luôn chân luôn tay , học hành ko tập trung , ng khác gọi ko quay lại , tư vấn giúp em

      Tú Quỳnh
      Tú Quỳnh
      2 Năm Trước

      Cốm egaruat giờ giá bao nhiêu 1 hộp? Mua 6 còn được tặng 1 luôn 1 hôp không?

      Nguyễn Thị My
      Nguyễn Thị My
      2 Năm Trước

      Giờ mua 6 có được tặng 1 hộp nữa ko? C muốn mua thêm cho bé dùng , nhà chỉ còn 1 hộp.

      Hương
      Hương
      3 Năm Trước

      Con trai em 4 tuổi, cháu nghịch cả ngày chạy nhảy, leo trèo luôn chân tay, mất tập trung, không chú ý nên không biết bố mẹ dạy gì, ở lớp mẫu giáo cô cũng nói cháu phá lắm không ngồi yên cho các bạn học. Em đọc thấy rất giống trong bài viết, cho hỏi có phải là bệnh tăng động giảm chú ý không ạ?

      lụa
      lụa
      8 Năm Trước

      Tôi có thể mua TPCN cốm Egaruta ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh?

      Le thi bich
      Le thi bich
      8 Năm Trước

      Ở Quảng Nam mua ở quầy thuốc nào?

      Nguyen thi bich loan
      Nguyen thi bich loan
      8 Năm Trước

      Có thể cho tôi xin số điện thoại của bác sĩ khám khoa thần kinh được không? Vì tôi không biết ai để liên lạc đặt lịch khám trước được. Mong bác sĩ tư vấn giùm!

      Nguyen thi bich loan
      Nguyen thi bich loan
      8 Năm Trước

      Vay kham o benh vien nao ? Dia chi o dau? khoa nao thi moi biet duoc chau co benh hay ko? Va co kham thu 7, chu nhat ko ? Vi toi o an giang va ko the di kham vao cac ngay trong tuan duoc, nen mong bac si tu van dum toi xin cam on.

      Tran thi tinh
      Tran thi tinh
      8 Năm Trước

      Tôi có con năm nay học lớp 6. Cháu có những biểu hiện giống như bệnh tăng động giảm chú ý. Tôi rất lo lắng nhưng chồng tôi không cho cháu đi khám. Tôi muốn cho cháu uống thuốc có được không? Có ảnh hưởng gì không?