Ketogenic là một chế độ ăn kiêng được nghiên cứu nhằm làm giảm các cơn co giật, động kinh ở trẻ nhỏ, hiện nay mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi nhưng với những gì khoa học đã chứng minh, hi vọng với chế độ ăn này cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, những người mắc bệnh động kinh sẽ mau chóng bình phục và sớm có được cuộc sống khỏe mạnh.
Chế độ ăn Ketogenic là gì?
Cơ thể chúng ta muốn hoạt động được bình thường là nhờ việc dung nạp glucose từ thức ăn hàng ngày. Khi tiêu thụ hết lượng glucose dự trữ mà không được cung cấp trong vòng 24h thì cơ thể chúng ta sẽ phải tự điều chỉnh quá trình đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng.
Ketogenic là một chế độ ăn với lượng chất béo cao, ít carbohyrat và protein. Trên thực tế, chế độ ăn kiêng này thường sử dụng các thực phẩm có tỷ lệ về khối lượng giữa chất béo với carbohyrat hoặc protein là 4:1 tùy theo cân nặng của từng người để tránh gây béo phì. Điều này buộc cơ thể phải đốt cháy chất béo thay vì carbohydrat và tạo ra 80% lượng calo để hoạt động. Khi có rất ít carbohyrat trong khẩu phần ăn, gan sẽ chuyển hóa chất béo thành acid béo và các thể ceton. Các thể ceton sẽ thay glucose cung cấp năng lượng cho não và các cơ quan khác hoạt động. Trạng thái chứa nồng độ cao các thể ceton được gọi là ketosis, khi ấy não bộ sẽ hoạt động ổn định hơn và giảm tần suất xuất hiện các cơn co giật, động kinh.
Chế độ ăn Ketogenic làm giảm cơn động kinh
Mặc dù đang trong quá trình nghiên cứu nhưng hiện nay các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao việc sử dụng năng lượng từ chất béo lại giảm tần suất xuất hiện các cơn động kinh ở trẻ em và tại sao Ketogenic lại ít có tác dụng đối với những đối tượng khác. Do vậy, dù rất muốn phổ biến rộng rãi để tất cả những người có nguy cơ cao mắc bệnh đều có thể áp dụng nhưng chế độ ăn Ketogenic vẫn luôn phải được quản lý và theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm..
Cơ hội thành công của chế độ ăn Ketogenic với người động kinh
Thông thường sẽ mất khoảng 1 đến 3 tháng đầu để có thể giúp trẻ làm quen và thích ứng với chế độ ăn Ketogenic, đồng thời đây cũng là khoảng thời gian để các chuyên gia cân nhắc điều chỉnh số thực phẩm phù hợp với cân nặng của trẻ và theo dõi phản ứng phụ nếu có.
Trong khi áp dụng chế độ ăn này trẻ vẫn tiếp tục phải sử dụng thuốc chống động kinh nhưng có thể giảm dần liều sau đó. Nếu trẻ đáp ứng tốt thì các bác sĩ có thể cân nhắc để ngừng thuốc hoàn toàn. Qua quá trình theo dõi cho thấy, khoảng một phần ba số trẻ sau khi thực hiện chế độ ăn Ketogenic có thể kiểm soát được hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn các cơn động kinh. Hai phần ba số trẻ còn lại vẫn bị xuất hiện một số cơn co giật, nguyên nhân là do chúng không đáp ứng hoặc không thể thực hiện theo đúng chế độ ăn, đôi khi phải từ bỏ giữa chừng do trẻ gặp các tác dụng không mong muốn từ chính chế độ ăn này..
Nhiều bậc phụ huynh cũng cho biết, chế độ Ketogenic không những làm giảm số lượng cơn co giật mà ngay cả mức độ các cơn co giật cũng nhẹ dịu hơn. Nếu trẻ đáp ứng, các bác sĩ thường chỉ định áp dụng chế độ ăn này trong khoảng hai năm. Sau khoảng thời gian này các thực phẩm thông thường sẽ được bổ sung dần dần vào chế độ ăn của trẻ, nếu các cơn co giật được kiểm soát trẻ có thể trở lại chế độ ăn bình thường.
Đôi khi, việc kết hợp sử dụng thuốc với liều thấp vẫn có thể được chỉ định, tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ không còn xuất hiện các cơn co giật nên không cần điều trị. Nếu cơn co giật tái phát trở lại thì các bác sĩ có thể cân nhắc đưa trẻ quay trở lại chế độ ăn kiêng Ketogenic.
Chế độ ăn Ketogenic có thể áp dụng với trẻ mắc bệnh động kinh
Tác dụng phụ khi áp dụng chế độ Ketogenic với trẻ động kinh
Giống như tất cả các phương pháp điều trị khác trong bệnh động kinh, chế độ ăn Ketogenic cũng có một số tác dụng phụ với trẻ em như: gây thiếu dinh dưỡng,, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hạ đường huyết, còi xương, bị mất nước, táo bón, gây sỏi mật hoặc sỏi thận. Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng khi trẻ có những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình chuyển hóa chất béo khiến hàm lượng chất béo ngày càng bị tích tụ cao trong máu. Ngay cả với phụ nữ trưởng thành khi áp dụng chế độ ăn này cũng bị rối loạn kinh nguyệt, viêm tuyến tụy, giảm mật độ xương và mắc các bệnh lý khác về mắt.
Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên tự ý thực hiện chế độ ăn này đối với con mình, việc áp dụng Ketogenic đối với những người mắc bệnh động kinh dù là trẻ em hay người lớn đều cần có sự hướng dẫn, giám sát của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời trước những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Khi nào nên áp dụng chế độ ăn Ketogenic trong bệnh động kinh?
Hầu hết các chuyên gia cho rằng, chế độ ăn kiêng Ketogenic nên được áp dụng nếu trẻ không quá kén ăn, không đáp ứng với các thuốc kháng động kinh hoặc không thể sử dụng thuốc do nhiều tác dụng phụ có hại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ketogenic có thể giúp làm giảm bớt tần suất và mức độ các cơn động kinh, tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chế độ ăn này không nên dùng để thay thế hoàn toàn thuốc chống động kinh. Vì vậy bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ để cân nhắc trước khi áp dụng chế độ ăn kiêng này đối với con mình. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được giải đáp trực tiếp.
Ds.Cao Ngọc Hải
Nguồn: http://www.epilepsychicago.org/
—————————————————
Chào Bs.
Em có con gái năm nay 12 tuổi. Cháu xuất hiện cơn ĐK từ 5 măm nay. Lúc đầu cháu mới xuất hiện các cơn mất ý thức, sau tăng dần có cơn co giật, rồi hét trước khi co giật. Cháu đã điều trị tây y nhiều nơi có thời gian cắt cơn được 5 tháng sau cháu lại bị lại. Thời gian 2 năm đầu cháu cũng dùng cốm Egaruta kết hợp các thuốc ĐK theo chỉ dẫn của BS nhưng vẫn k hiệu quả. Cháu có dùng kết hợp cả lá nam nhưng vẫn chưa có kêta quả. Xin BS tư vấn giúp em ạ.
Chào bạn Ngát,
So với trước khi cho bé dùng cốm Egaruta thì tần suất, mức độ cơn của bé như thế nào? Nếu sau khi dùng cốm nhận thấy cơn đã giảm nhẹ hơn so với trước đây thì bạn cần tiếp tục cho bé sử dụng đủ liệu trình để kiểm soát cơn hiệu quả nhất. Bạn cần hiểu rằng động kinh là căn bệnh mạn tính, cần kiên trì điều trị lâu dài và thực tế việc xuất hiện cơn co giật động kinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh và mức độ đáp ứng với thuốc điều trị…
Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc kết hợp cùng cốm Egaruta, con bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe và hạn chế khởi phát cơn co giật. Cụ thể là hãy bổ sung những thực phẩm giàu protein, chất xơ; hạn chế đường và các chất phụ gia, đồ ăn chế biến sẵn.
Trong sinh hoạt hằng ngày, con bạn cần hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh thức khuya, căng thẳng quá mức. Bạn có thể tham khảo chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/che-do-an-uong-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh
Nếu cần được tư vấn hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!
Cho mình hỏi con mình 35 tháng, nặng 9,5kg. Động kinh hội chứng west, co giật 8-9 cơn/ ngày. Mình muốn áp dụng chế độ ăn keto cho con theo tỉ lệ chung ( tinh bột 5%, protein 20%, chất béo 75%) hay cần điều chỉnh tỉ lệ như thế nào khác không ạ? Bé 35 tháng có thể dùng cốm EGARUTA không? Liều dùng, cách dùng, thời gian bao lâu thì ngưng? Có thể dùng cốm EGARUTA thay sữa không?
Chào bạn!
Chế độ ăn Ketogenic có thể sử dụng cho con bạn để kiểm soát các cơn co giật và với tỷ lệ như vậy là hợp lý. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tỷ lệ này cần được tuần thủ tuyệt đối trong một thời gian dài, hơn nữa chế độ ăn ketogenic cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm toan máu… Trong khi con bạn lại khá nhỏ nhỏ so với tuổi. Do vậy bạn tạm chưa nên áp dụng vào thời điểm này và nếu thời gian sau áp dụng thì cần phải có sự tư vấn và giám sát của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Thay vào đó bạn có thể sử dụng TPCN Egaruta, tuy con bạn mới 35 tháng tuổi nhưng vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được. Bởi vì sản phẩm rất an toàn, có thể sử dụng được cả cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược có tác dụng an thần chống co giật với các hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng não bộ, khi sử dụng cùng các thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp con bạn giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, hỗ trợ phục hồi vận động cho con sau cơn động kinh. Để việc sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất bạn nên cho cháu uống liên tục theo liệu trình từ 3 -6 tháng với liều 1gói/ ngày/ 2 lần uống, nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút và cách các loại thuốc đang dùng khoảng 1 giờ đồng hồ.
Thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo qua bài viết: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Tư vấn của chuyên gia: https://youtu.be/9mVYHoJAA0E
Sử dụng sữa là điều cần thiết để con bạn có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não, nên bạn vẫn cho cháu uống bình thường. Còn TPCN Egaruta sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh do vậy chỉ nên dùng song song chứ không nên thay thế sữa.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh.