Động kinh kháng thuốc và nguyên tắc không thể quên!

Theo những số liệu thống kê cho thấy, bệnh động kinh đang xảy ra với tỷ lệ mắc có thể lên đến 120/100.000 dân, tập trung nhiều ở các lứa tuổi như sơ sinh, trẻ nhỏ và người già. Điều đáng lo ngại là trong thời gian gần đây, tỷ lệ các ca kháng thuốc chống động kinh đang có chiều hướng tăng lên mức 20-35%. Chính vì lẽ đó, dù tích cực điều trị nhưng người bệnh vẫn không thể làm việc và sinh hoạt bình thường.

Nguyên do nào dẫn đến kháng thuốc động kinh?

Theo các chuyên gia thần kinh học cho biết, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến động kinh khó điều trị ở trẻ em là do tổn thương não và chậm phát triển trí tuệ, có nhiều dạng cơn kết hợp, đồng thời việc điều trị và ý thức tuân thủ còn kém. Ngoài ra, động kinh kháng thuốc do những nguyên nhân sau:

Sai lầm trong chẩn đoán: Hầu như các ca bệnh đều được chẩn đoán thông qua lời kể của người nhà bệnh nhân, nhưng trong rất nhiều trường hợp, lời khai này không thực sự chính xác hoặc chưa đầy đủ. Hơn nữa, động kinh rất dễ nhầm với các cơn co giật của các bệnh khác.

 

Sai lầm trong chẩn đoán có thể gây động kinh kháng thuốc

Không tuân thủ phác đồ điều trị: Tự ý giảm liều hay ngừng uống thuốc, sợ độc tính, thuốc khó mua, quá đắt, thấy bệnh đỡ nên không tiếp tục uống thuốc… đây là những sai lầm thường gặp ở các bệnh nhân động kinh khiến cho tình trạng kháng thuốc cao hơn.

Có bệnh lý não bộ: Với các bệnh nhân bị động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm theo thời gian trong khi bệnh lý lại tăng.

Ngoài 3 nguyên nhân trên, tác động của môi trường sống như công việc nặng nhọc, mất ngủ, lạm dụng rượu, ăn uống không đúng bữa cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh nhân động kinh kháng thuốc.

Khi nào được coi là động kinh kháng thuốc?

Trong quá trình theo dõi điều trị sau một thời gian dài (2 đến 5 năm) tần suất và mức độ cơn động kinh không những không thuyên giảm mà còn xuất hiện dày hơn, kết hợp nhiều loại cơn hơn so với trước. Bệnh nhân có triệu chứng thần kinh tâm thần, ở trẻ nhỏ thì chậm phát triển trí tuệ,… Chính vì vậy, việc theo dõi điều trị rất quan trọng, giúp bệnh nhân kiểm soát cơn bệnh, đồng thời kiểm soát tình trạng kháng thuốc để có hướng điều trị khắc phục.

Nguyên tắc không được quên!

Đối với bệnh động kinh, ngoài yêu cầu tuân theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ thì chúng ta phải ghi nhớ những lưu ý tuyệt đối sau đây:

Khởi động điều trị bằng một thuốc: Hiệu quả điều trị chỉ gặp ở 75 – 80% bệnh nhân mà nguy cơ phải chuyển thuốc và kết hợp thuốc là luôn luôn có, đồng thời các thuốc chống động kinh đều vô cùng độc hại, thế nên cần sử dụng một thuốc khởi đầu để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả trong đáp ứng với điều trị. Nếu chúng ta sử dụng phối hợp ngay từ đầu, không có hiệu quả thì khó lòng có thể đánh giá được thuốc nào là thuốc không tác dụng.

Tăng liều dần đến liều đáp ứng: Với một thuốc chống động kinh bất kỳ, chúng ta chỉ khởi động với một liều thấp nhất mà có khả năng đáp ứng có tác dụng ngăn chặn cơn động kinh xảy ra. Tránh dùng liều cao ngay từ đầu vì sẽ gây ra độc hại nghiêm trọng và khó có thể ngừng thuốc khi bị phụ thuộc, nhất là các thuốc dòng an thần như phenobarbital và benzodiazepine. Tính độc hại nghiêm trọng đến mức có khi người bệnh lại bị một bệnh khác còn nghiêm trọng và cấp tính hơn cả động kinh do tác dụng độc hại của thuốc điều trị gây ra như dị ứng, viêm gan nặng nề, giảm sản tuỷ, giảm khả năng đông máu.

Điều trị động kinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ

Uống đủ ngày và không được dừng một hôm nào dù đó là một ngày hay thậm chí là chỉ một lần uống thuốc trong ngày: Chỉ cần bỏ một lần không uống vì bất kỳ lý do gì đều có thể làm giảm nồng độ tác dụng của thuốc. Và bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn. Điều này nguy hiểm tới mức nếu không điều trị thì bệnh có thể sẽ đáp ứng với điều trị về sau nhưng nếu bỏ thuốc giữa chừng thì có thể gây ra kháng với thuốc điều trị.

Phải giảm thuốc dần dần và không dừng thuốc đột ngột: Thường thì sẽ tiến hành ngừng thuốc sau 2 năm điều trị mà không thấy có một cơn động kinh nào tái diễn. Trước khi ngừng thuốc phải có thời gian giảm liều từ từ, kéo dài trong khoảng 3 – 6 tháng. Khi giảm liều mà có cơn động kinh xuất hiện thì phải tiếp tục điều trị động kinh trong tối thiểu 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm dùng lại này. 

Nếu bạn hoặc người thân không may bị co giật, động kinh hãy gọi 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả, bền vững.

Hà Thanh

—————————————————

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      10 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyễn Lê Quang Khánh
      Nguyễn Lê Quang Khánh
      2 Năm Trước

      Em 29 tuổi, động kinh do di chứng sốt phát ban. Đã sử dụng Depakine & Piracetam gần 10 năm nhưng cơn co giật vẫn không giảm. Xin hỏi có thể thay thế bằng cốm Egaruta được không ạ ???.

      Tham
      Tham
      7 Năm Trước

      con toi hien nay duoc 04 tuoi va khong co bi dong kinh nhung chau hoat dong lien tuc suot ngay. vay chau co the uong thuoc com Egaruta duoc kg?

      Anh
      Anh
      7 Năm Trước

      Bác cho em hoi thuốc Trileptal có tốt không ạ,

      Mạnh Trung
      Mạnh Trung
      7 Năm Trước

      Chao cho minh hoi minh bi dong kinh cac con rai rat trong nam nhung tap chung tu thang 4 den thang 7 cac con lai nhie hon minh dang dung thuoc encorate va phenobarbital dieu dang hang ngay a cho minh hoi nguyen nhan sau ki vay.

      Tư vấn sức khỏe
      Tư vấn sức khỏe
      9 Năm Trước

      Chào anh!
      Hiện nay có nhiều loại thuốc chữa bệnh động kinh trên thị trường, mỗi loại đều có những lợi ích và tác dụng phụ khác nhau. Lựa chọn loại thuốc nào để kê đơn và dùng ở liều lượng nào còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các loại co giật, mức độ thường xuyên xảy ra những cơn co giật, lối sống của người bệnh, tuổi tác, giới… Vì vậy, anh cần thực hiện và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và chia sẻ những mối quan tâm liên quan đến thuốc với bác sĩ điều trị. Anh nên đến chuyên khoa thần kinh ở bệnh viện để được kiểm tra, bác sĩ sẽ quyết định việc hiệu chỉnh liều, thêm thuốc hoặc thay thế thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của anh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây anh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Egaruta với các thành phần như GABA, MgCl2, Taurine, An tức hương, Câu đằng( là những chất quan trọng điều trị bệnh động kinh) để tăng hiệu quả điều trị bệnh cho mình. Thân ái!

      Nguyen Thanh
      Nguyen Thanh
      9 Năm Trước

      Tôi bị chấn thương sọ não cách đây 10 năm, bị động kinh khoảng 4 năm nay và uống thuốc dilantin từ đó đến nay, mỗi ngày 2 viên (sáng 1v & chiều 1v) nhưng vẫn bị động kinh tuy có bớt dần, khoảng 4-5 tháng, 1 lần. Vậy bây giờ có thuốc nào chữa được bệnh đó không? Hay có thuốc nào khác hơn không? Tôi không ngủ được, phải uống thuốc ngủ.