Theo các chuyên gia thần kinh, mỗi người có khoảng 10% nguy cơ bị một cơn động kinh trong suốt cuộc đời của mình, riêng với trẻ em, khoảng 5% trường hợp có xuất hiện ít nhất một lần co giật trước 5 tuổi, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sốt cao. Không phải cơn co giật nào cũng là động kinh, nhưng tỷ lệ mắc di chứng này có thể chiếm tới 0,4 – 0,8% dân số, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, nhận thức và chất lượng cuộc sống, tương lai của người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết được bệnh động kinh ngay từ giai đoạn sớm? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán bệnh động kinh?
Một người chỉ được chẩn đoán bệnh động kinh khi có đầy đủ cả ba yếu tố:
– Phát hiện hoạt động bất thường trong điện não: Điện não đồ là phương pháp quan trọng nhất để xác định yếu tố này. Tuy nhiên đối với một số thể động kinh điển hình như động kinh thùy trán (xảy ra chủ yếu trong lúc ngủ) thì điện não đồ thường cho kết quả bình thường. Vì vậy người bệnh sẽ cần theo dõi điện não đồ trong 24 giờ hoặc sử dụng phương pháp điện não đồ video (VEEG) để ghi lại sóng điện não và so sánh với những biểu hiện tương ứng của bệnh nhân.
– Có tính chất định hình: Có nghĩa là các cơn động kinh có biểu hiện và tính chất tương tự nhau trong mỗi lần xuất hiện.
– Lặp đi lặp lại nhiều lần: Đối với người bệnh động kinh, các cơn động kinh sẽ lặp lại nhiều lần. Thông thường, người bệnh chỉ được chẩn đoán khi có ít nhất 2-3 cơn được cho là động kinh trở lên.
Từ đó có thể thấy rằng nếu chỉ bị co giật một lần hoặc co giật do thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn chất điện giải, sốt cao co giật… không được coi là động kinh.
Động kinh xảy ra khi não bộ có sự phóng điện bất thường
Nếu bạn nghi ngờ mình có biểu hiện của bệnh động kinh, hoặc được chẩn đoán động kinh, hãy gọi đến số 0962.620.043 để được tư vấn về hướng điều trị hiệu quả cùng sản phẩm cốm Egaruta giúp giảm co giật, ngăn ngừa cơn động kinh tái phát.
Triệu chứng của từng thể bệnh động kinh
Co giật là dấu hiệu điển hình và cũng là đặc trưng nhất của bệnh động kinh, tuy nhiên trên thực tế, biểu hiện của bệnh động kinh rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào vùng não bộ bị ảnh hưởng mà các dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau:
Động kinh cục bộ (Partial Seizures): Cơn động kinh xảy ra trên một khu vực của não bộ, bao gồm 2 loại chính là cơn động kinh cục bộ đơn giản và cơn động kinh cục bộ phức tạp
– Cơn động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): bệnh nhân có thể có nhiều cảm xúc bất thường như buồn vui, lo lắng, sợ hãi… cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh, mùi vị lạ, khó chịu ở vùng dạ dày hay chóng mặt. Trong cơn động kinh cục bộ đơn giản, người bệnh vẫn còn ý thức.
– Cơn động kinh cục bộ phức tạp (Complex Partial Seizures): Người bệnh bị mất ý thức, lúc này họ có thể thực hiện một loạt các hành vi trong vô thức như nói những câu vô nghĩa, đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay… và họ không thể nhớ được những gì mình đã làm sau khi hết cơn động kinh.
Động kinh toàn thể (Generalized seizures): Cơn động kinh xảy ra trên tất cả các khu vực của não bộ. Động kinh toàn thể bao gồm các dạng sau:
– Động kinh cơn vắng ý thức (Absence seizures): Người bệnh xuất hiện rất nhiều các cơn vắng ý thức ngắn khoảng từ 5 – 30 giây. Trong cơn vắng ý thức có thể khiến cho người bệnh đang ăn, đang nói, đang chơi… đột nhiên dừng lại hoặc nhìn về một phía nào đó với ánh mắt “vô hồn”. Dạng động kinh này thường ở trẻ em và thiếu niên.
Động kinh vắng ý thức thường gặp ở trẻ em và thiếu niên
– Động kinh cơn co cứng (Tonic seizures): các cơ tay, chân, cổ đột ngột bị co cứng lại, thường trong khoảng thời gian ngắn hơn một phút.
– Động kinh cơn cơ giật cơ (Clonic seizures): Các cơ của người bệnh bị giật liên tục trong khoảng thời gian một vài phút.
– Cơn co cứng – co giật toàn thể (Tonic–clonic seizures): Giai đoạn đầu là cơn động kinh cơn co cứng. Người bệnh chỉ kịp kêu một tiếng và ngã xuống đất. Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Bệnh nhân có thể bị tiểu dầm hoặc đại tiện không tự chủ.
– Động kinh cơn rung giật cơ (Myoclonic seizures): Một nhóm cơ thường là tay, chân hoặc toàn thân đột nhiên bị giật rất mạnh giống như gặp phải một cú sốc điện.
– Động kinh nhược cơ (seizures atonic): Người bệnh đột ngột bị mất trương lực ở một nhóm cơ nhất định, thường là ở cổ khiến cho đầu người bệnh gập xuống bất ngờ.
Sau cơn động kinh thì người bệnh có thể hồi phục lại ngay hay có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hay rối loạn định hướng mà kéo dài vài phút, vài giờ hay thậm chí vài ngày sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại.
Có thể nhận thấy rằng các biểu hiện của bệnh động kinh rất phong phú và đa dạng, tùy vào từng thể động kinh mà người bệnh có thể gặp xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Nếu nghi ngờ, mình hay những người thân trong gia đình có những dấu hiệu của một thể động kinh nào đó thì cần tới các chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Xem thêm:
Cập nhật mới nhất về các phương pháp điều trị bệnh động kinh hiện nay
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả
Cốm Egaruta – Giải pháp hữu hiệu và an toàn cho người bệnh động kinh
Ds. Đức Long
Nguồn tham khảo:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2912003/
https://www.epilepsy.org.au/about-epilepsy/understanding-epilepsy/seizure-types-classification
https://en.wikipedia.org/wiki/Seizure_types#Partial_seizures
—–—–—–—–—–—–
Xin chào chuyên gia !
Tôi đang sinh sống và làm việc ở nhật bản . Khoảng 6 năm trước tôi bị ngất và phải vào bệnh viện cấp cứu , kể từ đó tôi bị mắc 1 bệnh lạ .
Khi tôi ngủ tôi thường gồng co các khớp tay chân rất mạnh , mất hết ý thức nghiến răng và cắn nát hết lợi vỡ hết răng mà ko biết gì . Bị khoảng 5 phút rồi hết và sau đó mấy ngày là cơ thể mệt mỏi đau đầu . Tôi đang đang uống thuốc và có dấu hiệu giảm nhưng cách đây vài ngày tôi lại bị .
Xin hỏi bệnh của tôi là bệnh gì và liệu ở Việt Nam! Có thể chữa trị đc ko !
Chào bạn Phạm Duy,
Không biết trước đây bạn đi khám được chẩn đoán là mắc bệnh gì và hiện nay đang dùng thuốc gì? Nếu chỉ dựa vào biểu hiện mà bạn mô tả thì chưa đủ cơ sở để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn. Tốt nhất, bạn cần đến khoa Thần kinh tại các bệnh viện để thăm khám, làm điện não đồ, điện não đồ video và các xét nghiệm cần thiết khác theo chỉ định, từ đó mới có thể chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Nhiều khả năng cơn co giật mà bạn gặp phải là do động kinh gây ra. Trong điều trị động kinh thì việc dùng thuốc kháng động kinh theo kê đơn của bác sĩ vẫn là chỉ định đầu tay giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc cùng Cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả kiểm soát cơn co giật và góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn động kinh hiệu quả. Có nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây đã dứt cơn, kiểm soát cơn rất tốt và có cuộc sống như những người bình thường khác, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết dưới đây:
http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần được tư vấn hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Chào các bác sĩ ạ! Cho mình hỏi chút, mẹ mình năm nay 43t cách đây hơn 10 năm mẹ mình bị rối loạn tâm thần và đã hết, thời gian trở lại đây mẹ mình kiể như ít nói và hay nhìn về 1 phía ánh mắt vô hồn, mẹ mình kêu là ngủ không được và thấy uể oải trong người, nhìn người mẹ mình mệt mỏi lắm, mẹ mình bây giờ tự nhiên hay nhép miệng càng nói càng nhép, và cái tay phải tự nhiên co lên, xin bác sĩ tư vấn ạ! Cảm ơn!
Chào bạn Trần Thái,
Qua chia sẻ của bạn, một số biểu hiện của bác nhà như nhìn chằm chằm vô thức vào một thứ gì đó, miệng chép liên tục, co cơ cánh tay, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của cơn động kinh vắng ý thức, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh khác. Do vậy, bạn nên sớm đưa mẹ đến chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện thăm khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm chẩn đoán khác để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bệnh trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-vang-y-thuc-dau-hieu-nho-kho-bo-qua
Bên cạnh đó, sau khi thăm khám nếu đúng là cơn động kinh, bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng kết hợp thêm cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả. Các thành phần An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh và góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn hãy liên hệ lại với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!
Cho mình hỏi tí khoảng một tháng mình bị lên cơn một lân khi lên con thường hét thật to và nói nang lung tung mấy phút sau tro lại bình thường và không nhớ ji lúc vừa lên cơn đi khám thì không ra bệnh ji vậy tôi có thể dùng cốm egaruta dc k ak
Chào bạn hiền,
Qua chia sẻ của bạn, các biểu hiện của bạn khá giống với triệu chứng của bệnh động kinh cục bộ phức tạp. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tong-hop-nhung-dieu-can-biet-ve-con-dong-kinh-cuc-bo-phuc-tap
Không biết bạn đã đi khám ở đâu? Đã thực hiện những xét nghiệm gì? Hiện nay xét nghiệm thường dùng nhất để chẩn đoán bệnh động kinh là điện não đồ. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp động kinh khi điện não đồ đều có thể phát hiện được, do vậy cần theo dõi thêm các biểu hiện trong một thời gian mới có thể kết luận bệnh. Chính vì thế, với tình trạng hiện tại, bạn có thể đi khám lại tại chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín theo thông tin trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-dong-kinh-nen-tham-kham-va-dieu-tri-o-dau
Với sự kết hợp của các thảo dược quý như Câu đằng, An tức hương và một số hoạt chất sinh học tự nhiên, Cốm Egaruta là sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm tần suất, mức độ các cơn động kinh, đồng thời ngăn ngừa tổn thương não bộ an toàn, hiệu quả. Do vậy, bạn hoàn toàn nên sử dụng sớm sản phẩm với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giảm bớt các triệu chứng bất thường hiện tại của mình. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/loi-ich-cua-tpcn-com-egaruta-voi-chung-co-giat-dong-kinh-va-tang-dong
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị chấn thương sọ não và bị lên cơn động kinh khoảng 4, 5 lần rồi, và những cơn động kinh đó đã không sảy ra khoảng 7 năm nay rồi, nhưng tôi nhớ lại năm tôi khoảng 15 hay 16 tuổi gì đó, trong lúc tôi đang ngủ thì tự nhiên tôi thấy chóng mặt đến không chịu nổi sảy ra khoảng vài lần, nhưng theo tôi nhớ là mỗi lần tôi gối đầu lên thành khung của giường thì mới bị chóng mặt vì ngày đó tôi làm thuê nên ở trên gác xép. Vậy phải chăng tôi đã bị động kinh từ thuở đó?
Chào bạn Phạm Đình Đông,
Không biết bạn bị chấn thương sọ não từ bao giờ? Chấn thương sọ não có nguy cơ cao và để lại di chứng động kinh gây ra biểu hiện co giật cho bạn. Di chứng này có thể không biểu hiện ngay lúc mới bị chấn thương sọ não mà có thể xảy ra sau một thời gian tùy từng trường hợp và mức độ tổn thương não. Ngoài co giật thì bệnh động kinh còn có nhiều triệu chứng khác nhau và chóng mặt, choáng váng cũng có thể là một trong số đó. Tuy nhiên bạn có chia sẻ bạn chỉ bị chóng mặt khi gối đầu lên khung thành giường, vì vậy cũng có thể là do rối loạn quá trình lưu thông máu não gây ra chứ chưa phải mắc động kinh ngay từ lúc bạn 15, 16 tuổi.
Động kinh là bệnh mạn tính rất khó để điều trị và quá trình điều trị cần vài năm có thể cả đời, đặc biệt với trường hợp não đã bị tổn thương như bạn thì sẽ càng cần thời gian dài hơn. Với căn bệnh này, bạn cần thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng Cốm Egaruta – sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị cơn co giật, động kinh. Với các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, sản phẩm giúp giảm mức độ, tần suất thời gian diễn ra cơn co giật, từ đó góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bạn. Đồng thời trong sản phẩm còn chứa các thành phần bổ sung dưỡng chất, bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau mỗi cơn. Đã có rất nhiều người bệnh động kinh, nhờ kiên trì sử dụng thuốc tây kết hợp với Cốm Egaruta có đáp ứng rất tốt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏe!
chao bac si em hay bi co giat dau nhat la khi nhai thuc an.khi lac dau hoac gat dau.luc em ngu day cung bi co giat nhat la buoi sang.em co di kham va chup mri bi u nang mang nhenh vung sau thuy giun tieu nao kt 16×33mm vay em bi co giat la do khoi u hay do dong kinh ak
Chào bạn,
Các cơn co giật của bạn là do khối u chèn ép vào các mô não, khiến não hoạt động bất thường. Nếu không kiểm soát sớm, co giật nhiều lần có thể để lại di chứng động kinh. Bạn đã đi kiểm tra tại bệnh viện, ắt hẳn các bác sĩ cũng đã đưa ra hướng điều trị phù hợp, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định để cải thiện tình trạng của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh như Tpcn cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Thành phần Câu đằng, An tức hương trong cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ cơn co giật do mọi nguyên nhân, hạn chế nguy cơ các cơn co giật này tiến triển thành bệnh động kinh.
Chúc bạn sức khỏe!
con trai tôi 8 tuổi it ngủ trưa nhưng hôm nào mà ngủ được thí dậy lại cáu kỉnh.vạy chau co bị sao k thưa bs?
Chào bạn,
Không biết ngoài biểu hiện cáu kỉnh khi ngủ trưa dậy, con bạn còn có biểu hiện gì khác không? Bởi vì nếu chỉ có biểu hiện này, có thể do có vấn đề gì khiến cháu bực mình hoặc do cháu không thích ngủ trưa chứ không hẳn là do một bệnh lý nào cả. Bạn không nên lo lắng quá mà cần tâm sự với cháu để xác định được nguyên nhân cáu giận của cháu là gì, từ đó nhắc nhở và khuyên bảo cháu nhé!
Chúc con bạn và gia đình luôn khỏe!
chào bác sĩ. năm nay chau 22 tuổi.cháu thấy chống mặt và mat ý thức ; theo người thân kể lại thì có triệu chứng như động kinh toàn thể phức tạp và kéo dài hơn mười phút ko biết cháu có bị động kinh ko
Chào bạn,
Nếu các cơn co cứng, co giật cơ thể, cắn lưỡi, mắt trợn ngược và không ý thức được những chuyện đã xảy ra của bạn lặp đi lặp lại theo một tần suất nhất định, kết quả thăm khám điện não đồ có sóng bất thường thì rất có thể đúng như lời bác sĩ chẩn đoán là bạn mắc bệnh động kinh. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lo lắng quá mức, hiện nay nếu điều trị đúng phương pháp và đáp ứng tốt với thuốc, bạn vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn động kinh, sinh hoạt và làm việc như bao người bình thường khác.
Phương pháp điều trị động kinh được ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiên trì uống thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, Câu đằng và An tức hương là hai thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ các cơn động kinh, bảo vệ các tế bào não và tăng hồi phục sức khỏe sau cơn. Hiện trên thị trường có sản phẩm cốm Egaruta có chứa hai thành phần này, bạn có thể tham khảo sử dụng cùng với thuốc của bác sĩ để kiểm soát các cơn động kinh như trong trường hợp của người bệnh dưới đây:
http://www.youtube.com/watch?v=N5lmp8GVrq8
Chúc bạn mau khỏe!
Chào bác sĩ. Năm nay em 28 tuổi.Thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế đầu (quay trái, phải hoặc ngẩng lên, cúi xuống). Khi đứng lên ngồi xuống hoặc di chuyển đột ngột thì có thể bị ngất xỉu, nhưng chỉ 1 -2 phút là em tỉnh ngay, và chưa bao giờ có biểu hiện có giật hay bất kỳ rối loại nào khác ngoài ngất xỉu. Em đi khám bác sĩ, chụp cộng hưởng từ thì thấy có chấn thương cũ tại thùy trán trái. Bác sĩ bảo em bị động kinh, đây là di chứng do ngày nhỏ bị viêm não. Em cảm thấy em không giống các triệu chứng của động kinh lắm, mà giống với bị thiếu máu não hơn. Mong bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của em có phải là động kinh không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Nhiều người nghĩ rằng biểu hiện của bệnh động kinh chỉ là những cơn co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược… nhưng thực tế không phải như vậy. Tùy theo từng thể bệnh, sẽ có những biểu hiện khác nhau như mất ý thức tạm thời, sợ hãi lo âu, nghe thấy những âm thanh lạ hoặc tê, ngứa người hay bị ngất xỉu như bạn đang gặp phải. Chính vì vậy, cũng rất nhiều người thường có cảm giác hoang mang, lo lắng khi nhận được kết luận bị động kinh của bác sĩ bởi các dấu hiệu này dễ nhầm với các chứng bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, bạn đã đi khám và chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện có chấn thương cũ tại thùy trán trái nên kết luận bị động kinh ít khi bị sai lệch. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để sớm kiểm soát được chứng bệnh này.
Để tăng hiệu quả điều trị, bên cạnh thuốc kháng động kinh, bạn có thể kết hợp sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày theo liệu trình từ 3- 6 tháng. Đây là sản phẩm chuyên biệt kết hợp giữa các thảo dược quý như An tức hương, Câu đằng cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên như GABA, Taurin giúp an thần và ổn định hoạt động hệ thần kinh rất phù hợp cho các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Chúc bạn sớm khỏe!
tôi năm nay 13 tuổi bị từ hồi lớp 7. đầu tôi cứ bị giât:gật với lắc bụng thì giật không biết tôi bị gì
Chào bạn,
Không biết rằng tình trạng này xuất hiện ở bạn lâu chưa? Bạn đã từng đi thăm khám hay dùng loại thuốc điều trị nào chưa? Những dấu hiệu bạn đang gặp phải rất gần với chứng co giật động kinh. Theo chúng tôi, bạn nên đi thăm khám sớm tại chuyên khoa thần kinh các bệnh viện lớn để chẩn đoán được chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Nếu chính xác những triệu chứng này do bệnh động kinh gây nên, bạn nên uống thuốc đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời, kết hợp thuốc điều trị với các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng co giật như Tpcn Cốm Egaruta theo liệu trình 3- 6 tháng để cải thiện tình trạng của mình.
Chúc bạn sớm khỏe!
Thưa bác sĩ! Ba cháu năm nay 46 tuổi, trước khi lên cơn bệnh thì vẫn sinh hoạt bình thường bỗng nhiên vừa ngồi xuống lại lên cơn bệnh, sùi bọt mép, cả cơ thể co giật, sau đó cả nhà vắt chanh vào miệng, cho uống nước gừng, xoa bóp chân tay rồi ba từ từ tỉnh dậy, hỏi người nào tên gì đều trả lời được giơ mấy ngón tay thì ba cũng giơ lại bấy nhiêu ngón. Nhưng được một lúc thì ba hỏi ba vừa bị gì, trước đó ba làm gì. Cho cháu hỏi đó có phải bệnh động kinh không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. Cháu xin cám ơn.
Chào bạn,
Qua những gì bạn mô tả, chúng tôi thấy rằng biểu hiện của ba bạn rất gần với chứng bệnh động kinh – căn bệnh với triệu chứng điển hình là các cơn co cứng, co giật. Sau cơn co giật động kinh, cơ thể người bệnh rất mệt mỏi, cần có thời gian phục hồi và sẽ không nhớ được những gì xảy ra trong cơn. Bạn có thể hiểu rõ hơn qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/benh-dong-kinh-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-an-toan-hieu-qua
Đây là chứng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh, có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc nếu cơn co giật đến bất ngờ, không báo trước. Chính vì vậy, ba bạn cần được khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh ở các bệnh viện lớn. Dựa trên sự thăm khám trực tiếp cũng như các xét nghiệm và chiếu chụp cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác cũng như các phác đồ điều trị thích hợp. Nếu chính xác ba bạn bị động kinh, cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Việc điều trị chứng bệnh này cũng có thể diễn ra trong thời gian dài, gia đình và bản thân ba bạn cần kiên trì để đạt được kết quả. Bên cạnh đó, ba bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm chuyên biệt như tpcn cốm Egaruta để giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược An tức hương, Câu đằng nhằm giảm bớt tần suất, mức độ các cơn co cứng co giật và tăng khả năng hồi phục cơ thể sau cơn co giật ở ba bạn nhanh hơn.
Ngoài ra, chúng tôi thấy hiện nay mỗi khi ba bạn lên cơn co giật gia đình bạn có sơ cứu bằng cách vắt chanh vào miệng, cho uống nước gừng. Chúng tôi thấy rằng, việc sơ cứu như vậy không giúp cho ba bạn ngừng co giật mà còn có thể khiến cho ba bạn bị sặc nước hay tắc thở rất nguy hiểm. Đặc biệt, gia đình cũng không được giữ chặt tay chân vì có thể tổn thương đến các cơ. Cách tốt nhất là để các cơn co giật ở ban bạn diễn ra tự nhiên, đặt đầu ba bạn lên một chiếc gối mềm để tránh chấn thương đầu… Bạn có thể tìm hiểu thêm cách sơ cứu với người bệnh động kinh ở bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/7-buoc-so-cuu-khi-gap-nguoi-bi-co-giat-dong-kinh
https://tridongkinh.com/bai-viet/cach-xu-tri-khi-gap-nguoi-bi-len-con-dong-kinh
Chúc ba bạn sớm khỏe!
Thưa bác sĩ! Cháu nhà em năm nay 7 tuổi. Cháu bị sốt cao co giật lúc 4 tuổi. Một năm sau cháu bị co giật lần nữa. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị động kinh cho uống thuốc Depakin được 21 tháng, đến nay lại thấy cháu có biểu hiện lúc ngủ mắt lờ đờ nhìn về một phía mất khoảng 5 đến 10 phút, đó có phải cơn động kinh không ạ?
Chào bạn,
Biểu hiện của bé nhà bạn chúng tôi nghiêng về triệu chứng của cơn động kinh trong giấc ngủ. Bài viết sau rất chi tiết về chứng bệnh này, bạn có thể tìm hiểu thêm:
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-trong-giac-ngu-can-benh-nguy-hiem-it-nguoi-biet-den
Tuy nhiên, bạn nên sớm đưa cháu đi khám lại tại các chuyên khoa thần kinh để bác sỹ khám lại và có điều chỉnh về thuốc kịp thời. Bên cạnh thuốc điều trị, chúng tôi thấy rằng một số thảo dược như An tức hương, Câu đằng có tác dụng an thần, trân tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh rất tốt, bạn có thể tham khảo cho bé sử dụng những sản phẩm chứa các thảo dược này, chẳng hạn như Tpcn Cốm Egaruta để làm giảm tần suất xuất hiện cơn co giật, làm tăng hiệu quả điều trị cũng như phần nào giảm tác dụng phụ do thuốc kháng động kinh gây ra.
Thân mến!
Chào bác sỹ. Con trai tôi 10 tuổi cách đây 5 hôm, chau đang ngu thi tư nhiên lên cơn co giât toàn thân thời gian bi khoảng 5 phut sau đó cháu tỉnh lại bình thường. Đến tôi hôm nay 20/8 cũng giờ đấy sau khi ngu say một lúc cháu lai xuất hiên cơn co giật khoảng 2 phut sau đấy lai dần tỉnh lại bình thường. Xin hỏi bac sỹ đấy co phải là bệnh động kinh không? Mong được bác sỹ tư vấn trong thơi gian sơm nhât. Xin cam ơn.
Chào bạn,
Cơn co giật xuất hiện trong giấc ngủ của bé, theo chúng tôi có thể liên quan đến bệnh động kinh tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như hạ đường huyết, thiếu canxi…
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-trong-giac-ngu-can-benh-nguy-hiem-it-nguoi-biet-den
https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-thuy-tran-dang-co-giat-dong-kinh-trong-giac-ngu
Để chẩn đoán chính xác hơn, bạn nên đưa bé đi khám sớm tại bệnh viện Nhi hoặc khoa thần kinh Nhi, từ đó có hướng điều trị kịp thời cho bé, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
Nếu động kinh trong giấc ngủ đúng là nguyên nhân gây nên tình trạng của bé, bạn yên tâm rằng vẫn có thể điều trị được bằng việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất tốt cho việc giảm bớt cơn co giật ở trẻ. Bạn có thể tham khảo thêm:
https://tridongkinh.com/bai-viet/nguoi-bi-dong-kinh-khong-nen-an-gi
https://tridongkinh.com/bai-viet/thuc-don-chuan-ve-che-do-an-ketogenic-cho-tre-dong-kinh
Những sản phẩm thảo dược chứa An tức hương, Câu đằng như Tpcn Cốm Egaruta giúp an thần, ổn định hoạt động hệ thần kinh theo chúng tôi cũng rất phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị chứng bệnh này. Nếu bị động kinh, bạn có thể cho bé sử dụng với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần. Chúng tôi hy vọng rằng, với sự kết hợp giữa thuốc điều trị, sản phẩm hỗ trợ điều trị và chế độ dinh dưỡng, bé sẽ sớm khắc phục được tình trạng của mình.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Chào bác si. Con em 5tuoi bị Co giật một lần khoản 8thang.gần đây cháu có dấu hiệu đầu nghiên nghien bụng thót lên thót xuống khoảng vài giây là cháu bị lai. Kéo dài khoảng gần 10phut là hết.vậy cháu có bị động kinh không thưa bác si?em rất lo lắng,mong bác si tu vấn dum. Em cám ơn
Chào bạn,
Những dấu hiệu bé nhà bạn đang gặp phải rất gần với hội chứng co thắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng bệnh này trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chung-co-that-o-tre-so-sinh-dang-dong-kinh-dac-biet-it-cha-me-biet
Đây là một dạng động kinh hiếm gặp và ít được phát hiện kịp thời, chính vì vậy để biết chính xác hơn, bạn nên đưa bé đi khám sớm tại khoa thần kinh nhi hoặc bệnh viện Nhi để có hướng điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Cháu tôi năm nay 9 tuổi, cách đây 2 tuần cũng bị biểu hiện co cứng toàn thân, không có nhận thức trong khoảng 10 đến 20 giây, một ngày có thể bị hàng chục lần. Đi khám bác sĩ không phát hiện gì. Vậy đây có phải là biểu hiện của bệnh động kinh hay không ?
Chào bạn,
Với những biểu hiện của con bạn thì có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như hạ canxi, hạ natri huyết… Bé nhà bạn đã đi khám và không tìm ra nguyên nhân, thì theo chúng tôi bạn nên đưa con tới khám tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín. Dựa vào việc thăm khám trực tiếp cũng như các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết mới có thể đưa ra kết luận chính xác được.
Trong trường hợp nếu con thực sự bị động kinh thì cần sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định trong thời gian dài, bên cạnh đó những sản phẩm hỗ trợ như cốm Egaruta cũng sẽ rất thích hợp để con bạn kiểm soát các cơn co giật tốt hơn và giảm đi những tác dụng phụ của thuốc.
Thân mến!
Chào bác sĩ! Bé nhà em mới sinh được 3 tuần tuổi, em để ý bé rất hay quẫy đạp chân như đang đạp xe đạp và tay thì hay gồng cứng. Mỗi khi đói bé hay gồng người chứ không khóc. Như vậy có phải bé có biểu hiện của bệnh động kinh không? Xin bác sĩ cho em biết, em cám ơn.
Chào bạn,
Trong khoảng 3 tháng đầu tiên khi chào đời, trẻ sơ sinh có dấu hiệu gồng hay co cứng, vặn người. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Bạn có thể theo dõi thêm nếu tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều hoặc trong một thời gian dài, bạn có thể đưa bé đi khám tại các chuyên khoa thần kinh để có thể tìm ra những nguyên nhân khác.
Chúc bạn sức khỏe!
Bác sĩ giúp cháu với năm nay cháu 14t lâu lâu lúc đang ngồi hay nằm mà ngồi dậy rồi di chuyển cháu như bị mù tạm thời ấy tất cả trở nên tối đen rồi theo cháu cảm nhận là tay chân cháu yếu đi có hôm té là bệnh gì vậy mong bác sĩ giúp cháu
Chào bạn,
Từ những triệu chứng mà bạn mô tả thì tôi thấy rằng bạn đang gặp phải tình trạng hạ huyết áp tư thế. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
http://huyetapthap.vn/bai-viet/thong-tin-benh/lam-sao-de-het-choang-vang-chong-mat-khi-dung-len.html
Để cải thiện tình trạng mình đang gặp phải bạn cần có sự kết hợp giữa chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nên tăng cường ăn nhiều các thực phẩm bổ máu, như thịt nạc, sữa, trứng, bí đỏ…, uống nhiều nước hơn, thay đổi tư thế một cách từ từ, tránh thức muộn và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Bên cạnh đó, để các triệu chứng giảm đi nhanh chóng và bền vững bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chuyên biệt cho người huyết áp thấp như TPCN Hồng Mạch Khang.
Chúc bạn sức khỏe!
Bé nhà em đc 3 tháng tuổi. Bé lúc sinh đc 2,2kg đủ tháng. Hiện giờ bé đc 3,7kg.Mấy ngày gần đây bé thườg bị giật tứ chi. Lúc đầu thì bé chỉ giật 2,3 lần 1 ngày,khi bé giật bế bé lên ôm chặt thìbé k giật nữa rồi nấc luôn. Bắt đầu từ hôm qua bé không giật thành cơn nữa mà chân tay bé cứ máy liên tục. Bé nhà em bị tim bẩm sinh ( còn ống mạch nhỏ ) và suy dinh dưỡg độ 1. Em có cho đi khám ở nhi TW bsi cho đi xét nghiệm máu thì hoàn toàn bình thườg. Em có hỏi bsi về việc bé bị giật thì bsi chỉ định sag khám ở khoa dinh dưỡg rồi bảo nếu bé còn giật thì 6 thág sau quay lại ktra thần kinh.Bsi cho em hỏi liệu bé nhà em có vấn đề về thần kinh hay bị bệnh động kinh k ạk? Em cảm ơn
Chào bạn,
Con bạn hay bị giật ở tay và chân lặp lại nhiều lần, xét nghiệm máu không có gì bất thường thì cũng có thể là do vấn đề về thần kinh, điển hình là bệnh động kinh.
Trước hết bạn nên nghe lời bác sĩ, theo dõi thêm các biểu hiện của con, khi con được 6 tháng tuổi thì cho con đi khám lại và thực hiện điện não đồ tại chuyên khoa thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Tôi muốn hỏi bác sỹ, tôi có đầy đủ các triệu chứng của 1 người bệnh động kinh, gồm lơ mơ 2-3 phút – một loạt các ký ức từ ngày nhỏ hiện về, sau đó ú ớ, lên cơn co giật và ngất lim. Vào viện cấp cứu bác sỹ chẩn đoán động kinh nhưng không cho thuốc điều trị, tôi còn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 gần 20 năm nay – đường huyết lúc ngất là 13ml. Hiện tượng động kinh này đã xảy ra khoảng 10 năm nay nhưng tôi vẫn nghĩ là 1 triệu chứng của tiểu đường tuýp 1. Tôi muốn hỏi bác sỹ thực ra triệu chứng bệnh của tôi là động kinh hay biến chứng của tiêu đường? tôi nên đi khám chuyên khoa ở đâu? Cảm ơn bác sỹ nhiều.
Chào bác,
Để biết chính xác có phải động kinh hay không bác cần tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn và thực hiện xét nghiệm điện não đồ. Tuy nhiên trường hợp của bác rất có thể động kinh do biến chứng của tiểu đường gây ra bởi vì bác bị tiểu đường đã nhiều năm và mức đường huyết của bác lại khá cao (13mmol/l). Tổn thương tế bào thần kinh trong biến chứng tiểu đường có thể để lại các vết sẹo bên trong não bộ, ảnh hưởng đến hoạt động điện não.
Tôi nghĩ rằng trước hết bác cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát mức đường huyết ổn định. Bên cạnh đó để giảm bớt các cơn co giật bác có thể sử dụng một số sản phẩm giúp ổn định và bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường chức năng não bộ, điển hình như TPCN cốm Egaruta.
Chúc bác luôn mạnh khỏe.
Con trai tôi hơn 5 tuổi, cháu hay cắn môi, thỉnh thoảng môi và hàm dưới hay nhích một bên (co giật). Cháu hay lấy hơi dài và thở dốc. Như vậy có phải biểu hiện động kinh không ạ. Thanks
Chào bạn
Chào bạn biểu hiện môi và hàm dưới co giật nhẹ, lấy hơi dài và thở dốc nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì rất có thể là biểu hiện của bệnh động kinh vắng ý thức. Bạn có thể tham khảo thêm các triệu chứng của động kinh vắng ý thức qua bài viết sau, đồng thời cũng để theo dõi thêm các biểu hiện của con mình: https://tridongkinh.com/bai-viet/dong-kinh-vang-y-thuc-dau-hieu-nho-kho-bo-qua
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nhất bạn nên đưa con đến chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó có điện não đồ. Nếu thực sự con bạn bị động kinh vắng ý thức thì việc sử dụng thuốc kháng động kinh trong thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sĩ là cần thiết. Bên cạnh đó, việc kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định hệ thần kinh, tăng cường chức năng não bộ điển hình như TPCN cốm Egaruta sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây lên hệ thần kinh.
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe!
Em 22 tuổi hay bị khó thở nhìn thấy máu cũng chóng mặt bị đau bất ngờ là em ngất xỉu. Thế có phải bệnh động kinh không ạ?
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn đang gặp phải không phải là dấu hiệu của bệnh động kinh mà có thể do hệ thần kinh của bạn quá nhạy cảm, người ta gọi là chứng cường thần kinh phế vị. Lúc đó do hệ thần kinh phế vị tăng hoạt động quá mức làm giảm nhịp tim, gây khó thở giảm lượng máu lên não dẫn đến chóng mặt, choáng váng.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên tập thể dục đều đặn, vừa sức để tăng cường sức khỏe. Tập yoga, tập thiền cũng rất tốt để giúp bạn có thể kiểm soát được cảm xúc.
Thân mến!
Mẹ mình năm nay 66 tuổi gần đây xuất hiện tượng mất ý thức khoảng 10 – 20 giây lúc biểu hiện cười, lúc lại đi lùi nhưng ngay lúc đó hỏi mẹ mình không có phản ứng gì. Xin hỏi đó là bệnh gì?
Chào bạn,
Ở người cao tuổi, hệ thần kinh bắt đầu có dấu hiệu “lão hóa” dẫn đến nhiều bệnh lý về thần kinh. Với những triệu chứng mẹ bạn đang gặp phải, bạn nên đưa mẹ bạn đi khám tại khoa nội thần kinh để được chẩn đoán chính xác.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!
XIN HOI BS TOI MOI PHAT HIENBMINH BI DONG KINH KHOANG 2 THANG NAY.VA DEU TRI TAI BV HUYEN CHO TOI UONG THUOC ENCORATE SANG 1V CHIEU 1V NHUNG KHOANG NUA THANG NAY E CHI UNG VAO BUOI CHIEU VA KIEM THEM THUOC NAM VA THAY KHONG CO NHUNG CON CO GIAT NHU VAY DC KHONG BS?VA MINH UONG THUOC KHI NAO MOI HET HAN BENH VA SAO MINH BIET HET HAN THUA BS?CAM ON BS NHIEU
Chào bạn,
Đối với việc điều trị bệnh động kinh tăng, giảm liều hay thay đổi thuốc đều cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị bởi vì việc này có thể khiến cơn co giật tăng lên. Bạn tự ý giảm từ 2 viên xuống 1 viên, nhưng rất may là không có biểu hiện này. Hiện nay, các cơn co giật của bạn không còn xuất hiện thì bạn có thể vẫn nên duy trì theo hướng này, tuy nhiên cần theo dõi kỹ lưỡng. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Việc điều trị bệnh động kinh cần có sự kiên trì, thông thường người bệnh sẽ phải dùng thuốc trong khoảng thời gian từ 3 tới 5 năm và chỉ dừng thuốc sau ít nhất 2 năm tính từ khi cơn co giật cuối cùng xuất hiện. Không có cách nào có thể biết được bệnh động kinh của bạn có thể khỏi hẳn hay không vì có thể sau nhiều năm không có cơn co giật thì bệnh vẫn có thể tái phát. Nhưng bạn có thể thăm khám và thực hiện điện não đồ thường xuyên để kiểm tra sự tiến triển trong điều trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
chào bác sĩ. con cháu được 5 tháng, khi bú con cháu thỉnh thoảng có những cơn run lên như người rét run nửa người từ đầu đến ngang hông,cơn run đó của cháu bé xảy ra trong khoảng 5-6 giây, hiện tượng này xảy ra được hơn 1 tháng nay, nhưng các cơn lặp lại thì thưa, trước thì cháu bị lúc khi đang bú, giờ thì thỉnh thoảng bị khi cháu đang lim dim vào giấc ngủ. Như vậy có phải con cháu đang có triệu chứng của bệnh động kinh không?
Chào bạn!
Hiện tượng run khi bú hay chuẩn bị ngủ rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là lành tính và không đáng lo ngại, bạn không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do trẻ bị thiếu kém, canxi, vitamin D, động kinh… Tốt nhất bạn nên cho con đến bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe!
Con tôi được 4 tháng, gần đây cháu bú tay chân thường hay giãy giụa chứ không nằm yên như lúc trước. Mới vừa đây đang bú tự nhiên tay chân run lên như bị giật vậy. Điều này vừa xảy ra một lần, không biết có phải là biểu hiện của bệnh động kinh không ạ.
Chào bạn
Hiện tượng run khi bú rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là lành tính và không đáng lo ngại, bạn không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do trẻ bị thiếu canxi, kém, vitamin D, động kinh… Tốt nhất bạn nên cho con đến bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe!
Chào bác sĩ.con e mới đc 1tuổi vài hôm trước cháu bị nóng từ sáng đến trưa thì cháu đột nhiên bị như kiểu say nắg đầu nghiêng 1 bên mắt lờ đờ.bấm mũi k có cảm giác.trên đường đưa đi bviện huyện da và môi cháu tím tái.sùi bọt mép đến viện cháu lại tỉnh.bsĩ lấy máu xnghiệm nói cháu bị viêm họng.theo như triệu chứng trên thì cháu bị bệnh gì vậy bác sĩ.e xin cảm ơn
Chào bạn!
Theo như bạn kể, trước khi có những triệu chứng trên bé nhà bạn bị “nóng”, tôi không biết nóng ở đây có phải bị sốt cao không? Nếu viêm họng kèm theo sốt, có thể dẫn đến tình trạng trên, vì vậy gia đình không nên lo lắng quá mức.
Chúc bé mau khỏe!
Em năm nay 24 tuổi. Cách đây 2 tháng em có lên cơn co giật. Và mới đây lại bị lại. Đi khám bác sĩ nói không có dấu hiệu động kinh. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì ạ?
Chào bạn!
Co giật là dấu hiệu thường gặp ở người bị động kinh, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp co giật đều do căn bệnh này gây ra. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây co giật như: hạ đường huyết, hạ canxi huyết, căng thẳng tâm lý…
Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-tam-ly
Theo tôi bạn nên đi khám lại để biết chính xác nguyên nhân. Tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa thần kinh các bệnh viện uy tín để khám. Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nhưng nếu cứ để tái đi tái lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt tới não bộ. Để giảm đi những ảnh hưởng này và phòng ngừa các cơn co giật tiếp theo bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm tự nhiên giúp an thần, chống co giật như thực phẩm chức năng cốm Egaruta chẳng hạn.
Chúc bạn sức khỏe!
cháu năm nay 15 tuổi,hôm qua cháu bị ốm,buổi tối nhiệt giảm xuống còn 37,38 độ,đang nằm thì tự dưng lên cơn co giật mạnh,chân tay đạp lung tung, không sùi bọt mép nhưng lại thè lưỡi,mắt trợn ngược,trong lúc co giật vẫn giữ được ý thức .Được tầm 3 đến 5 phút thì hết.Cách đây 4 năm cháu cũng từng bị y như vậy 1 lần,sau đó không bị lại nữa cho đến hôm qua.hồi đc 2,3 tháng cứ sốt lên là cháu bị giật nhưng nhẹ.bác sĩ cho cháu hỏi đó là dấu hiệu của bệnh gì
Chào bạn!
Sốt cao co giật ít khi gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ nhưng nếu cứ để tái đi tái lại nhiều thì não bộ sẽ tạo thành những phản xạ có điều kiện, sau này khi sốt nhẹ hoặc sốt người bệnh cũng có thể bị co giật và nguy cơ phát triển bệnh động kinh sẽ rất cao. Bạn đang nằm trong tình trạng như vậy. Để xác định liệu các biểu hiện của bạn có phải bị động kinh hay không hay là biểu hiện của bệnh lý khác thì bạn cần tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và thực hiện các các xét nghiệm kiểm tra cần thiết. Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm có tác dụng giảm các cơn co giật do mọi nguyên nhân, hạn chế những ảnh hưởng của cơn co giật tới não bộ và phòng ngừa di chứng động kinh chẳng hạn như TPCN cốm Egaruta. Tôi nhĩ rằng những sản phẩm như vậy sẽ rất thích hợp trong trường hợp của bạn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Con tôi 20 tháng, tuần trước cháu đột nhiên lên cơn co duỗi, mắt trợn, môi tím tái trong vòng khoảng 30 giây, sau đó cháu trở lại bình thường nhưng ngủ li bì khoang 1h. Tôi cho chau đi khám bsi cho xet nghiệm canxi và điệnk giải đồ kết quả bình thường, hai ngày sau làm điện não đồ cho kết quả là có một số sóng nhọn 70-100, 1 số đợt 150 hai bán cầu, có kích hích não. Bsi cho thuốc depakin, con tôi dùng đến nay đc 1 tuần, ko xuất hiện cơn co giật nào nữa. Xin hỏi như vậy con tôi có bị bệnh động kinh không? Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn!
Con bạn bị co giật, đã cho đi khám và chụp điện não, kết quả có sóng nhọn và kích thích não chứng tỏ con có dấu hiệu của bệnh động kinh. Động kinh là một bệnh lý phức tạp, việc điều trì đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc liên tục, kiên trì trong một thời gian dài (thông thường khoảng từ 2 tới 3 năm), Depakin là một loại thuốc kháng động kinh do đó bạn cho con uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý giảm liều dùng cũng như dừng thuốc. Sau một thời gian nếu bé không bị co giật, bạn có thể đưa bé đi khám lại để bác sĩ điều chỉnh lại phác đồ cho thích hợp.
Để kiểm soát các cơn co giật tốt hơn, cũng như hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh, bạn có thể kết hợp cho bé sử dụng thêm các sản phẩm chứa các thành phần thảo dược có tác dụng chống co giật, an thần trấn tĩnh như An tức hương, Câu đằng… Theo tôi được biết TPCN cốm Egaruta là sản phẩm được bào chế từ các thành phần như vậy, bạn có thể tham khảo để con sử dụng.
Bạn có thể tham khảo thông tin qua clip:
http://www.youtube.com/watch?v=iRxoQkLrqd8
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh.
Con tôi được 25 tháng tuổi. Gần đây cháu bị 2 lần co giật trong vòng 1 tháng. Lần 1: cháu bị co giật và kèm theo sốt nhẹ. Thời gian khoảng hơn 1 phút. Lần 2: khi cháu đang chơi ngoài sân và tự dưng ngã xuống và co giật khoảng 30 giây. Xin hỏi cháu có phải bị động kinh không. Hiện tại gia đình rất hoang mang không biết cho cháu đi khám ở đâu là tốt nhất.
Chào anh!
Ngoài bệnh động kinh, co giật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như thiếu canxi, hạ đường huyết… Anh có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/con-co-giat-co-phai-bieu-hien-cua-benh-dong-kinh
Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh gây ra những thay đổi về hành vi, ý thức, vận động… và đặc trưng bởi những cơn co giật tái diễn (lặp lại nhiều lần). Con anh mới bị co giật 2 lần do vậy gia đình cũng không nên lo lắng quá mức. Để chẩn đoán chính xác nhất anh nên đưa con tới thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện như:
– Khu vực phía Bắc: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai…
– Khu vực phía Nam: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
Trong đó điện não đồ là phương pháp quan trọng nhất giúp chẩn đoán và phân biệt co giật do động kinh và những nguyên nhân khác.
Sau khi thăm khám nếu con bị động kinh thì anh nên sớm cho con điều trị tích cực bằng việc dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn trong trường hợp chưa bị thì con anh cần dự phòng cơn co giật tái xuất hiện, bởi vì nếu cứ để cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần thì nguy cơ bị động kinh là rất cao. Theo tôi được biết hiện nay trên thị trường đã có một số sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ, vừa có tác dụng hỗ trợ giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, vừa giúp phòng ngừa động kinh điển hình như TPCN cốm Egaruta. Anh có thể tìm hiểu thông tin để con sử dụng.
Chúc con anh luôn mạnh khỏe.
tôi bị bệnh động kinh không phải bẩm sinh mà là mới xuất hiện gần đây do tôi bị va chạm ở sau gáy,mỗi tháng tôi bị 1lần,mỗi lần lên thì co giật nghiến răng và la hét trong khoảng 5′,gần đây thì tôi xuất hiện cơn co giật ít hơn,kinh tế nhà tôi hơi khó khăn nên không thể điều trị thuốc được,vậy bác sĩ có thể tư vấn cho tôi 1vài cách điều trị tại nhà được không
Chào bạn!
Chúng tôi rất cảm thông với hoàn cảnh của bạn lúc này, nhưng sức khỏe của mình mới là quan trọng, có sức khỏe mới làm ra được kinh tế. Bạn nên sớm thu xếp thời gian và chi phí tới các chuyên khoa thần kinh để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, từ đó các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể.
Đối với việc điều trị bệnh động kinh thì sử dụng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ trong một thời gian dài là bắt buộc. Tuy sử dụng lâu dài nhưng chi phí của thuốc kháng động kinh lại không quá cao do vậy bạn không nên lo lắng.
Trong chế độ sinh hoạt tại nhà, bạn nên tăng cường những thực phẩm giàu protein, chất béo như thịt, cá, sữa… và các loại rau xanh, trái cây.Cần tránh ăn những thực phẩm như, bột ngọt, bột nêm, thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chấtphụ gia , các chất kích thích, hoặc căng thẳng về tâm lý… Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/thuc-pham-kieng-ky-voi-nguoi-benh-dong-kinh
Bạn cũng có thể tự luyện tập các phương pháp như thiền định, yoga tại nhà để giúp giảm căng thẳng, ổn định về tâm lý từ đó số cơn động kinh cũng sẽ giảm đi.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp an thần, ổn định hệ thần kinh để giảm đi những kích thích tâm lý, giảm tần suất và mức độ các cơn co giật do mọi nguyên nhân chẳng hạn như TPCN cốm EGARUTA. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải lo ngại về tác dụng phụ.Thông tin về sản phẩm bạn tham khảo thêm qua bài viết: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc bạn sức khỏe.
Chào bs
Con tôi bé gái hôm nay vừa tròn 2 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến ngày tuổi thứ 15 bé con hiện tượng bú xong ói ra 1 ít.. và 1 lúc sau có hiện tượng co giật tím người. Mắt trợn lên trên và sùi bọt mép khoảng 10s trở lại bình thường. Nhưng trông bé rất mệt và lã người. Bé bú ít và khoảng 2-3 giờ lại sảy ra hiện tượng đó. Tôi đưa con đi khám bv Nhi Đồng 1 bs nói thiếu máu và canxi cho thuốc uống bé vẫn ko giảm tôi chuyển bé đến BV Nhi Đồng 2 bs chẩn đoán bé Trào ngược dạ dày.. và khi đo điện não bs chẩn đoán bé bị động kinh. Vậy hỏi bs bé còn quá nhỏ có bị ảnh hưởng về trí não sau này ko. Các tác dụng của thuốc có ảnh hưởng đến bé nhìu ko. Bs tư vấn giúp nơi nào va thuốc nào ít tác dụng phụ đến sự phát triển trí não của bé…
Cám ơn bs
Chào bạn!
Bệnh động kinh không chỉ làm ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất mà còn để lại di chứng cho sự phát triển của não bộ của bé sau này. Sau mỗi lần lên cơn sẽ làm cho con rất mệt mỏi, và nếu cơn co giật xuất hiện nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, làm giảm tư duy, nhận thức và trí nhớ khiến việc học hành trở nên khó khăn hơn những bạn cùng trang lứa.Con bạn càng lớn thì lại càng dễ xuất hiện tâm lý mặc cảm về bệnh tật. Do vậy mà việc điều trị sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thực tế cho thấy rằng điều trị càng sớm thì khả năng khỏi càng cao.
Với bệnh động kinh, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị là điều bắt buộc, chứ không nên tự ý mua các thuốc bên ngoài bởi vì nếu sử dụng sai thuốc bệnh có thể nặng hơn và khó điều trị hơn. Tuy rằng sử dụng thuốc kháng động kinh, con bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tác tác dụng phụ, ảnh hưởng với mức độ như thế nào thì lại tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng không phải vì thế mà bạn không dám cho con điều trị bởi vì cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì việc sử dụng thuốc là cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm lời tư vấn của chuyên gia: http://www.youtube.com/watch?v=5BHnG4f2JuY
Để góp phần tăng hiệu quả khi điều trị, giúp làm giảm tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, bạn có thể cho con sử dụng kết hợp thêm một số sản phẩm hỗ trợ có tác dụng giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho não để tăng cường tư duy và trí tuệ của con, giảm đi những mệt mỏi do hệ thần kinh bị kích thích sau cơn co giật, chẳng hạn như TPCN cốm Egaruta. Sản phẩm được bào chế từ các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên nên rất an toàn, do vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi con sử dụng.Chi tiết bạn có thể xem thêm clip sau: https://youtu.be/7XCcPl3V9LI
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe
Từ lúc truyền xong khoảng 10p thì cháu lại bị co giật, chân tay duỗi thẳng ra mắt trợn lên nhưng ko bị giật và sùi bọt mép cháuđươc như thế tầm 1p thì cháu tỉnh và khóc gọi mẹ.ngay sau đó cháu đươc đưa tới bệnh viện tỉnh, khoảng 1 tiếng thì tới nơi.toi tầm 15p cháu lại bị như lúc trước nhưng tg bị ngắn hơn khoảng 30s thôi ạ Và kể từ lúc này cháu không bị co giật lại.Lên bv tỉnh chẩn đoán cháu bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi rut rota. Sau đó các bác sĩ cho cháu uống thuốc chống co giật trong vòng một ngày T và điều trị tiêu hóa bằng orezon và men tiêu hóa.sau 5 ngày thì cháu khỏi bệnh và kể từ hôm đó cháu không bị co giật lại. Ở bv tỉnh không chẩn đoán được vì sao cháu co giật. Cho cháu hỏi như thế có phải cháu bị động kinh không
Chào bác sĩ ạ. Cho cháu hỏi. Con cháu bây giờ đã đươc 18 thang tuổi. Lúc cháu được 14 tháng cháu có bị co giật. Trước khi bị co giật một ngày cháu có bị đi ngoài và nôn, ăn uống gì vào cũng bị nôn hết ra và ngay sáng hôm đó cháu được đưa tới bệnh viện huyện và được chuẩn đoán viêm là viêm a sau đó các bác sĩ kê đơn thuóc cho cháu về nhà uống nhưng đến chiều tối hôm đấy cháu vẫn bị nôn và đi ngoài. Đến sáng ngày hôm sau cháu lên cơn co giật và được chuyển đến bệnh viện huyện lần nữa thì các bác sĩ tiến hành truyền nước và tiêm kháng sinh cho cháu, nhưng vẫn chẩn đoán là viêm a. Đến chiều tối cùng ngày khi truyền xong chai nước đầu tiên. Xin nói rõ với bác sĩ là tuy cháu di ngoài và nôn nhưng cháu ko bị sôt cháu vãn chơi bình thường. Khi cháu truyền xong và đang chơi tầm được 10 phút thì ch
Chào bạn!
Con bạn bị co co giật có thể là do cháu bị bệnh động kinh và cũng có thể là do các nguyên nhân khác chẳng hạn như hệ quả của nhiễm virus… để chắc chắn bạn nên đưa cháu đến những khoa chuyên về thần kinh của các bệnh viện đầu ngành, uy tín để thăm khám lại và làm các xét nghiệm (quan trọng nhất là điện não đồ) từ đó các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.
Nếu sau khi thăm khám, thực sự cháu bị động kinh thì việc điều trị bằng thuốc tây y là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, để giúp làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ dùng chuyên biệt cho những trường hợp bị bệnh động kinh, chẳng hạn như Tpcn cốm Egaruta. Trong sản phẩm có chứa An tức hương, Câu đằng đây là các thảo dược có tác dụng an thần, chống co giật đã được sử dụng lâu đời. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của một số hoạt chất trong tây y như GABA, Taurine… có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh, cân bằng hoạt động của não, cung cấp chất bổ não… từ đó sẽ giúp con bạn giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn co giật tái diễn, đồng thời giảm những tác động xấu của cơn co giật đối với hệ thần kinh của con. Để biết rõ hơn về sản phẩm bạn có thể xem thêm bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc bạn và cháu luôn mạnh khỏe.
Lúc nhỏ sốt nặng.đến lớp 4 bị ng ta đánh và đập đậu xuống dưới đất mấy chục lần.tôi k đi khám xem sao.mỗi lần ăn cơm cháy như ng xuất hồn nhìn xa xăm rớt bở chén.trong hôn mê cháu tự động đi vào nằm ngủ.khi ngủ dậy thấy đâu hết cả đầu và toàn thân.cơn lên nhìn chăm chăm mún mửa và cháu đi lạng vàng có khi nói nhảm nữa khoảng 3 phút thôi
Chào bác sĩ!con tôi mắc bệnh 13 năm rồi.2015 tôi có dẫn con vào sài gòn khám bệnh.xét nghiệm máu và đo não đồ k thấy j hết.nói chung làm Tổng quát hết.chụp mri có thấy chất xám chất trắng thưa dần cục máu tụ lại k nghiêm trọng lắm.bác sĩ kê thuốc uống k hết.trước khi khám sài gòn con tôi có uống thuốc cắt cơn phenplbarbitol viên hồng lúc 11tuổi thấy k lên.nhưng đến 13t cháu có kinh nguyệt thì bị trở lại cho đến bây giờ.mỗi khi nóng sốt và trước ngày có kinh cháu lên cơn trong 5ngày.hiện nay cháu học cđ dược.ngày xưa cháu mới 3tuổi bị nóng sốt tôi k đưa đến việc điều trị nên đến nơi sốt nặng hơn cháu bị sỉnh tay sỉnh chân và uống nước cắt vỡ cái ly luôn.k bít nguyên nhân vì đau cháu bị j.mong bác sĩ giúp đỡ và đưa ra lời khuyên vì cháu sắp ra trường rồi.cháu sống tốt vs mọi ng và bít đối nhân xử thế cháu rất thương người và học tập tới khuya chưa chịu ngủ.khi bài vỡ chưa xong.chưa nắm chắc kiến thức cháu k chịu đâu.
Chào bạn!Chúng tôi rất cảm thông với tình trạng bệnh của con bạn lúc này, mặc dù bệnh động kinh là một bệnh lý khó điều trị tuy nhiên vẫn có khoảng 70% bệnh nhân có thể kiểm soát được các cơn co giật bằng thuốc và nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn nếu như có phương pháp điều trị đúng cách. Do vậy, gia đình và cháu cần phải kiên trì điều trị, và có lòng tin trong việc điều trị bệnh của mình. Với trường hợp của con bạn, trước tiên bạn cần đến các bệnh chuyên khoa về tâm thần, hệ thần kinh để được kiểm tra lại tổng quát sức khỏe, cần tiến hành điện não đồ, chụp cắt lớp… để xem mức độ phát triển của bệnh lý đến đâu để các bác sĩ có thể kê cho con bạn loại thuốc dùng phù hợp. Do vậy việc dùng thuốc nào để điều trị bệnh động kinh, chúng tôi không thể đưa bạn lời khuyên chính xác mà bắt buộc phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ tây y. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh động kinh bạn có thể xem thêm tại bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/benh-dong-kinh-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-an-toan-hieu-qua Về lối sống sinh hoạt hàng ngày: con bạn nên có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, nên giảm bớt lượng tinh bột, tăng cường protein và lipit trong mỗi bữa ăn,… Mặt khác, việc giữ cho tâm lý luôn vui vẻ thoải mái cũng sẽ góp phần tích cực hơn trong việc điều trị bệnh, việc suy nghĩ quá nhiều, hay học hành quá sức, sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi, nhất là trong thời điểm này khi con bạn đang gặp nhiều áp lực về học hành thi cử thì càng phải giữ cho tinh thần thoải mái mới có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh được tốt hơn.Ngoài thuốc điều trị trong tây y, hiện nay khá nhiều bệnh nhân động kinh còn sử dụng kết hợp thêm các thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hệ thần kinh, giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, tăng cường khả năng nhận thức về trí tuệ như: câu đằng, an tức hương… Những thảo dược này có trong thành phần của một số sản phẩm được đóng gói sẵn chẳng hạn như tpcn Egaruta, bạn có thể tham khảo và sử dụng cho con mình. Chúc con bạn sớm khỏi bệnh.
Chào add, cho minh hoi mot chut… Ban minh nam nay 37t, mot vai lan minh chung kien anh ay bi co cứng 2 tay, miệng lép nhép và nuốt nước miếng, như đang nhai cái gì đó, mất ý thức tạm thời, lơ ngơ như người mất hồn. Trí nhớ của anh ta cũng không tốt. Tình trạng như vậy là nặng chưa và hướng điều trị như thế nào? Người bệnh này thì tất cả sinh hoạt và làm việc có bình thường không?
Chào bạn!
Từ những triệu chứng được mô tả kể trên thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh động kinh thể vắng ý thức. Tuy nhiên để xác định chính xác nhất về bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ thì bạn của bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám trực tiếp và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết như điện não đồ, chụp cắt lớp CT… từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể.
Đối với bệnh nhân động kinh thì họ vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên các cơn động kinh (thường gây ra mất ý thức) có thể đến bất cứ lúc nào do vậy cần tránh những công việc và hoạt động có thể gây nguy hiểm như bơi lội, đun nước nóng, làm việc trên cao, điều khiển phương tiện giao thông…
Để điều trị căn bệnh này thì người bệnh cần tuân thủ sử dụng các thuốc kháng động kinh thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng, Bạn của bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và hạn chế các căng thẳng về tâm lý bằng cách tập thể dục, chơi thể thao nhẹ nhàng hoặc cũng có thể tập thiền, yoga…Ngoài các thuốc mà bác sĩ chỉ định, để nâng cao hiệu quả khi điều trị thì bạn của bạn có thể sử dụng kết hợp thêm một số sản phẩm hỗ trợ điển hình như TPCN Egaruta. Với các thảo dược và các hoạt chất trong y học hiện đại có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, tăng cường chức năng não bộ như An tức hương, Câu đằng, GABA… sản phẩm sẽ giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, mất ý thức, tăng cường trí nhớ, giảm các chứng rối loạn về tâm thần đối với bạn của bạn. Bạn có thể tham khảo thông tin để cho bạn mình sử dụng.
Chúc bạn của bạn sớm khỏi bệnh.
Chào bạn, cho mình hỏi con mình năm nay 12tuổi, cứ lúc nào cháu làm việc gì sai bị mẹ phát hiện và phê bình là cháu tỏ ra sợ hãi và ngã vật xuống, chân tay co quắp, người cũng đơ trong mấy giây, mình rất lo lắng đây có phải là bệnh động kinh không?
Chào bạn
Các cơn động kinh thường xuất hiện sau những kích thích về tâm lý, do vậy con bạn có biểu hiện “ngã vật xuống, chân tay co quắp, người cứng đơ trong mấy giây sau khi bị mẹ phát hiện làm sai việc gì đó” thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh động kinh.
Tuy nhiên gia đình vẫn nên đưa con đến các bệnh viện uy tín để thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu sau khi đi khám các bác sĩ chẩn đoán con bạn mắc bệnh động kinh thì việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định là rất quan trọng, bên cạnh đó một chế độ ăn uống khoa học (hạn chế tinh bột, tăng cường chất béo và protein) và giữ cho tâm lý thoải mái vui vẻ cũng rất cần thiết. Bổ sung chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA kết hợp với các thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, chống co giật, co quắp… là một trong những hướng điều trị mới trong bệnh động động kinh được nhiều người quan tâm hiện nay. Sự kết hợp này đã được ứng dụng và đưa vào một số sản phẩm như Tpcn Egaruta. Bạn có thể tham khảo để con sử dụng.
Thông tin thêm về sản phẩm: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.
chào bác si.năm nay em 17t mỗi lần em thâu đêm đến sáng k được ngủ thì sáng mai đi lại bị ngất và mất ý thức trong thời gian ngắn và sủi bọt mép.và chỉ tái phát khi k được ngủ vào ban đêm,còn bình thường thì k ạ.dạ thưa bác sĩ đây có phải bị động kinh k ạ
Chào bạn
Trước hết thì bạn cần hiểu rằng thức thâu đêm ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh, vì vậy cần hạn chế tối đa tình trạng này. Biểu hiện mất ý thức trong thời gian ngắn và sùi bọt mép sau những đêm mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh động kinh. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn đó có phải là bệnh động kinh hay không thì bạn cần đến chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết, từ đó các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân.
Ngày nay, một hướng mới đang được áp dụng để điều trị các cơn co giật nói chung và bệnh động kinh nói riêng đó là bổ sung GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế) kết hợp với các dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng an thần, ổn định và tăng cường chức năng não bộ như An tức hương, Câu đằng… Sự kết hợp này đã được ứng dụng trong một số chế phẩm y học như Tpcn Egaruta giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, sùi bọt mép hoặc vắng ý thức tạm thời. Bạn có thể tìm hiểu thông tin và tham khảo sử dụng để cải thiện tình trạng của bản thân.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Chào bác sĩ. Mỗi lần em đọc tin nhắn của người yêu với môt người khác giới thì có cảm giác chân tay run lẩy bẩy. Liệu đây có là triệu chứng của bệnh?
Chào bạn Tài!
Động kinh làm một bệnh lý xảy ra do sự phóng điện bất thường, quá mức của các tế bào thần kinh gây ra những sự thay đổi về nhận thức, vận động… và đặc trưng bởi các cơn co giật. Còn với trường hợp của bạn, bạn chỉ gặp “cảm giác chân tay run lẩy bẩy” khi mà người yêu trò chuyện với một người khác giới thì đó không phải là triệu chứng của bệnh động kinh mà chỉ là biểu hiện của căng thẳng về tâm lý hoặc tình trạng rối loạn cảm xúc nhất thời, vì vậy bạn không nên lo lắng quá mức.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Chào bạn Minh, không biết bạn hỏi thông tin điều trị bệnh cho bạn hay người thân, rất mong nhận được sự chia sẻ từ bạn. Bệnh động kinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là rất cao, có tới 70% trường hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn, đây là thông tin từ Hội thần kinh học Việt Nam. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ tới số 0962 620 043 để được hỗ trợ tư vấn nhé! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Chào bạn Hà Mai, co giật có thể là biểu hiện có một số bệnh liên quan đến sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, trong đó có bệnh động kinh. Bạn bị co giật 2 lần khi ngủ va không biết gì cả, nhưng khoảng thời gian cách nhau tới 2 năm, vậy trước khi chẩn đoán đó có phải là bệnh động kinh hay không, bạn cần tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để làm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn thì bạn nên điều trị dùng thuốc để kiểm soát và làm giảm tần suất các cơn giật đó. Bạn cũng có thể tham khảo dùng cốm Egaruta nhằm an thần,ổn định dẫn truyền thần kinh và làm giảm các cơn co giật xuất hiện.Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ tới số 0962 620 043 để được hỗ trợ tư vấn nhé! Chúc bạn sức khỏe!
Có thể chữa khỏi hoàn toàn đc ko, hay chỉ giảm đến 1 mức độ nào đó thôi.
Em sinh năm 1984. Một lần cách đây 5 năm và một lần cách đây 3 năm em đang ngủ thì bị co giật không biết gì cả.Bây giờ đã có lần em đang nằm chơi tự dưng thấy tay mình giật giật. Trước đây em đi khám bác sĩ bảo em bị thiếu máu lên não. Giờ đọc bài viết này em lại nghĩ mình bị động kinh. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ. Em xin cảm ơn rất nhiều ạ!
@Phuong (tiếp).
Để dự phòng và ngăn ngừa nguy cơ sốt co giật tiến triển thành động kinh, bạn có thể cho con sử dụng cốm Egaruta, đây là sản phẩm chuyên biệt nhằm làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật do mọi nguyên nhân, dân gian ta thường có câu “phòng hơn là chống” do vậy, bạn có thể cho con sử dụng khoảng 3 tháng một đợt, mỗi năm dự phòng 1 đến 2 đợt nếu con có dấu hiệu sốt co giật thường xuyên. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm theo đường link sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc bạn sức khỏe.
Chào bạn Phuong
Sốt cao co giật có thể là một trong những nguyên nhân tiến triển thành động kinh, nhưng không phải tất cả những trường hợp sốt cao co giật đều gặp phải tình trạng này. Trường hợp con bạn mới bị sốt cao co giật 2 lần, hơn nữa bạn cũng cho con đi khám làm điện não đồ nhưng chưa thấy dấu hiệu bất thường thì bạn không nên quá lo lắng, bạn cần theo dõi con nếu tình trạng sốt co giật kéo dài, tái phát thường xuyên lặp đi lặp lại thì bạn cần phải lưu ý, đưa con đi khám tại chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện lớn. Khi con bắt đầu bị sốt thì nên chườm khăn ấm, dùng thuốc để hạ nhiệt ngay cho cháu, phòng cơn co giật xuất hiện.
@Huog Thu Huong (tiếp)
Hiên nay, nếu cháu đã được đi khám và được bác sĩ chẩn đoán kê đơn điều trị, bạn nên cho cháu sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn đó. Đồng thời, nếu cơn động kinh vẫn tái phát, con bạn vẫn bị co giật thì bạn có thể kết hợp cho con sử dụng sản phẩm Egaruta, đây là chế phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, làm giảm tần suất cũng như mức độ các cơn co giật, kết hợp với thuốc tây để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu những ảnh hưởng gây tổn thương não bộ và khả năng nhận thức trí tuệ của con bạn.
Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm qua đường link sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc con bạn nhiều sức khỏe
Chào Huog Thu Huong,
Chúng tôi rất cảm thông với tình trạng bệnh mà con bạn đang gặp phải. Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng nhưng điển hình vẫn là ở trẻ em. Khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng thần kinh sẽ là yếu tố khiến cơn động kinh có thể tái phát, thông thường cơn co giật cũng chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 phút, trường hợp kéo dài hơn 5 phút thì sau đó bạn cần phải đưa con đến bệnh viện để khám và kiểm tra lại về sức khỏe.
Cho e hoi con e tu nho den 3tuoi thi bi co giat 2 lan khong sot tg co giat cach nhau 15 ngay deu trong tg chau dang ngu.e co cho chau di xet nghiem mau va dien lao do nhung bac si kham lao khong co gi bat thuong.cho e hoi con em bi ls? E muon di kiem tra lai thi pham o dc nao la tot nhat?
E da doc qua bai viet cua bac si khanh vang e cam on e dang co 1 cau con trai 18 tuoi va chau bi benh dong kinh 3 nam nay e cung chua chay ma chau ko khoi cu den trai gio tro troi chau bi giat nhung chi 3 phut la chau tinh luc chau giat nhin thuong lam e mong bac chi giup do e
Chào bạn, Chúng tôi rất thông cảm với những chia sẻ của bạn, con bạn từng bị sinh ngạt khiến cháu bị di chứng và tổn thương tại não. Biểu hiện cụ thể là cháu thường bị hoảng hốt đột ngột, đôi khi sốt cao thì bị co cứng, giật toàn thân theo từng cơn. Nếu tình trạng này kéo dài, tái phát nhiều lần thì nguy cơ mắc bệnh động kinh rất cao. Trước hết, bạn nên theo dõi, khi cháu bắt đầu có biểu hiện sốt, bạn nên cho cháu dùng thuốc hạ sốt ngay, lau người bằng khăn ấm để hạ nhiệt, giảm nguy cơ xuất hiện co giật do sốt cao, để phòng ngừa nguy cơ tái phát lại nhiều lần, bạn có thể cho con sử dụng thêm sản phẩm TPCN Cốm Egaruta, đây là sản phẩm thảo dược giúp an thần, bảo vệ chức năng não bộ, đặc biệt giúp làm giảm tần suất và mức độ khi các cơn co giật xảy ra. Đồng thời, ban cũng nên đưa cháu tới cơ sở chuyên khoa thần kinh (ví dụ tại Bệnh viện Nhi TW, bệnh viện bạch mai tại hà nội,…) khám, làm xét nghiệm điện não đồ để kiểm tra về sức khỏe, việc chẩn đoán cháu có bị động kinh hay không sẽ phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng cùng kết quả trong điện não đồ có sóng động kinh. Gia đình không nên quá lo lắng.