Động kinh là một bệnh lý tương đối phức tạp liên quan đến các hoạt động điện bên trong não bộ. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh, mức độ, tần suất các cơn co giật, đồng thời cũng căn cứ theo từng lứa tuổi và thể trạng của mỗi người. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh động kinh khác nhau, mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hi vọng những thông tin cập nhật dưới đây sẽ giúp ích cho những ai không may mắc phải căn bệnh này, nhờ đó có thể lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh động kinh
Thuốc kháng động kinh (AED) thường là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong phác đồ điều trị bệnh. Có nhiều loại thuốc kháng động kinh, tùy thuộc vào thể bệnh, tuổi tác.. của từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Nhìn chung, nếu sử dụng thuốc kiên trì, thường xuyên, liên tục sẽ có khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được các cơn co giật. Thông thường thuốc kháng động kinh sẽ bắt đầu được chỉ định khi bạn xuất hiện ít nhất 2 cơn co giật kèm theo các điều kiện sau:
– Hình ảnh điện não đồ (EEG) phát hiện những sóng điện não bất thường
– Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy những tổn thương về não
– Đã có tiền sử bị chấn thương sọ não hay đột quỵ não.
Thuốc kháng động kinh hoạt động chủ yếu theo cơ chế làm thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ, chẳng hạn như giảm glutamate (chất dẫn truyền thần kinh kích thích), tăng GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế). Thực chất thì thuốc kháng động kinh không thể chữa khỏi căn bệnh này nhưng chúng có thể ngăn ngừa các cơn co giật, động kinh xuất hiện. Các thuốc kháng động kinh được sử dụng chủ yếu hiện nay là: Depakine (Sodium valproate), Carbamazepine (Tegretol), Phenobarbital, Keppra (Levetiracetam), Trileptal (Oxcarbazepine), Zarontin (Ethosuximide) và Topamax (Topiramate).
Người bệnh động kinh chủ yếu được điều trị bằng thuốc
Khi sử dụng thuốc kháng động kinh người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ, tuy nhiên nguy cơ này thường nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mà nó mang lại, do vậy, không nên vì lo sợ tác dụng phụ mà không dùng thuốc. Tác dụng phụ như thế nào sẽ tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, một số dấu hiệu có thể gặp như buồn ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, đau đầu, buồn nôn, rụng tóc, tăng cân, cảm thấy khó chịu trong người, rối loạn tiêu hóa… Chúng thường xuất hiện nhiều trong thời gian đầu sử dụng thuốc và có xu hướng giảm dần về sau. Nếu dùng thuốc bạn có biểu hiện phát ban thì cần thông báo ngay cho bác sĩ bởi đây có thể là triệu chứng của dị ứng thuốc.
Sử dụng kết hợp TP BVSK cốm Egaruta cùng với thuốc kháng động kinh sẽ giúp làm nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh. Hãy gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043 để được biết thêm thông tin chi tiết.
Chế độ ăn ketogenic có thể áp dụng trong điều trị động kinh ở trẻ em
Ketogenic – chế độ ăn chủ yếu là chất béo, protein và ít carbohydrate. Các nhà khoa học nhận thấy rằng cơ thể sử dụng năng lượng từ chất béo thì não bộ sẽ ổn định hơn, từ đó giảm đi các cơn co giật, động kinh. Đây là phương pháp đã được sử dụng khá lâu đời để điều trị bệnh động kinh, nhưng không được khuyến cáo với người lớn bởi vì một chế độ ăn giàu chất béo có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
Trẻ nhỏ được khuyến cáo áp dụng phương pháp này nếu mắc phải những dạng động kinh khó kiểm soát hoặc không đáp ứng với thuốc kháng động kinh nhằm mục đích giảm đi các cơn co giật. Phụ huynh nếu muốn áp dụng phương pháp này cho con của mình thì cần có sự hỗ trợ của của các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ được đào tạo chuyên sâu. Khi bắt đầu điều trị, trẻ sẽ được theo dõi tại bệnh viện và khi thành công thì sẽ duy trì liên tục trong vòng 2 đến 3 năm. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần kiểm soát rất kỹ từ liều lượng thực phẩm đến những đồ ăn thức uống của con em mình, chỉ cần một viên kẹo ngọt, một miếng bánh nhỏ cũng có thể khiến phương pháp bị thất bại, các cơn co giật tái phát và phải bắt đầu lại từ đầu.
Thảo dược trong điều trị bệnh động kinh
Các thảo dược truyền thống như Câu đằng và An tức hương, Ngải cứu, Tầm gửi, Nữ lang hoa… cũng được coi là giải pháp điều trị được nhiều chuyên gia đánh giá cao khi chúng có khả năng làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh rất hiệu quả. Trong đó, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm chú ý tới vị thuốc Câu đằng.
Qua những bằng chứng nghiên cứu hiện đại, họ nhận thấy rằng, hoạt chất Rhynchophylin trong Câu đằng không chỉ giúp an thần, trấn tĩnh thần kinh, mà còn có thể điều hòa hoạt động của các kênh ion natri, canxi nhằm duy trì ổn định mức điện thế giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào, đồng thời, thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong não bộ, ngăn ngừa cơn co giật, động kinh tái phát. Bên cạnh đó, Câu đằng cũng có vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh động kinh tới chức năng não bộ. Trên thực tế cũng đã có nhiều trường hợp sử dụng chế phẩm thảo dược chứa Câu đằng như Tpcn Cốm Egaruta kết hợp với thuốc kháng động kinh và cho đáp ứng khá tốt.
Điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật cắt bỏ một phần não bộ
Hầu hết bệnh nhân bị động kinh sẽ không phải phẫu thuật, tuy nhiên nếu cơn co giật không được kiểm soát sau khi thử dùng từ 2 đến 3 loại thuốc trong vòng 2 năm thì các bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật. Thường áp dụng với động kinh cục bộ, điển hình là dạng động kinh thùy thái dương.
Để thực hiện được phương pháp này sẽ cần tìm ra được chính xác vùng não bộ bị tổn thương đã phát ra sóng động kinh và nếu loại bỏ, nó sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng, bộ nhớ sau này. Đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đồng thời, phẫu thuật não cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.
Phương pháp điều trị thay thế trong bệnh co giật, động kinh
Nếu cơn động kinh vẫn không được kiểm soát sau khi áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau hoặc người bệnh không phù hợp với việc phẫu thuật, các bác sĩ có thể áp dụng một số liệu pháp thay thế, bao gồm:
Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS)
Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, cấy ghép một thiết bị điện nhỏ tương tự như một máy tạo nhịp tim ở dưới da, gần xương đòn của người bệnh. Thiết bị này có một sợi dây được quấn quanh một trong những dây thần kinh ở phía bên trái cổ, được gọi là dây thần kinh phế vị. Nhờ những luồng xung điện nhỏ, nó sẽ kích thích dây thần kinh và làm giảm số cơn động kinh, đáp ứng với 40 – 50% bệnh nhân. Tuổi thọ của thiết bị thường kéo dài khoảng 10 năm. Hầu hết những người có cấy thiết bị điện này vẫn cần phải dùng thuốc kháng động kinh kết hợp. Tác dụng phụ là có thể gây khàn tiếng, đau họng, ho…
Kích thích não sâu (DBS)
Phương pháp này liên quan đến một điện cực được cấy vào một vị trí cụ thể trong não bộ để làm giảm hoạt động điện bất thường liên quan đến cơn động kinh. Các điện cực được điều khiển bởi một thiết bị bên ngoài, cấy ở dưới da ngực. Kích thích não sâu có thể làm giảm co giật nhưng một số rủi ro nghiêm trọng có thể xuất hiện, bao gồm chảy máu não, trầm cảm hoặc ảnh hưởng đến bộ nhớ.
Tpcn cốm Egaruta với thành phần Câu đằng, GABA, Taurin… giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau cơn động kinh.