Theo Hiệp hội chống bệnh động kinh Hoa Kỳ (American Epilepsy Society) cho biết, một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng, làm tăng số cơn co giật ở người bệnh động kinh sau khi ăn. Do vậy, ngoài việc bổ sung dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống nhất định để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát cơn co giật một cách an toàn và hiệu quả.
Người bệnh động kinh nên tránh một số thực phẩm sau
1. Carbohydrate tinh chế
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Thần kinh “The journal neurology” năm 2006 cho biết một nửa số người bệnh trong nhóm nghiên cứu được điều trị bằng thực hiện phác đồ ăn kiêng với thực phẩm có chỉ số glycemic thấp các cơn co giật đã giảm đi 90%. Glycemic (GL) là chỉ số phản ánh tốc độ làm gia tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrat. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thực phẩm có chỉ số GL cao sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, nồng độ đường huyết tăng giảm thất thường dễ làm xuất hiện các cơn co giật. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm carbohydrate tinh chế (chỉ số GL cao) như nước ngọt, bánh mì, bánh quy, bánh pizza, bún, mì gói, khoai tây, khoai lang… Thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt, sữa chua.
Thực phẩm giàu nhiều carbohydrate tinh chế
Chế độ ăn có những tác động nhất định lên bệnh động kinh, tuy nhiên để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả và an toàn, bạn có thể sử dụng Cốm Egaruta, sản phẩm thảo dược chuyên biệt giúp làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
2. Nếu co giật nhiều, nên tránh một số loại trái cây và rau, củ quả
Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có chỉ số glycemic thấp, không làm tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như xoài, nho khô, chuối, chà là, khoai tây… nếu người bệnh động kinh ăn quá nhiều sẽ dễ làm đường huyết tăng nhanh gây ra cơn co giật. Những loại quả này bạn có thể chỉ nên dùng hạn chế, chẳng hạn như 1 quả chuối/ ngày.
3. Bột ngọt và những chất phụ gia không tốt cho người bệnh động kinh
Bột ngọt (mì chính), bột nêm thường được sử dụng như một hương liệu để tăng hương vị của nhiều đồ ăn như: giò chả, đồ hộp, các nước sốt, nước mắm, nước tương, bột nêm, đồ ăn cho trẻ em… nó gần như không thể thiếu của bất cứ bếp ăn nào ở Việt Nam, từ gia đình cho đến nhà hàng, căng tin..
Nghiên cứu quốc tế được thực hiện vào năm 2004 cho thấy, loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích quá lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dẫn đến giết chết các tế bào thần kinh. Hầu hết các excitotoxin vào cơ thể người thông qua vai trò là phụ gia thực phẩm vì đặc tính của excitotoxin là kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tăng cường cảm giác ngon ngọt của bất cứ loại thức ăn nào chứa chúng. Có khoảng 70 excitotoxin đã được xác định, đa số các excitotoxin này là các axit amin phản ứng với các thụ thể đặc hiệu trong não dẫn đến sự hủy diệt của một số loại tế bào thần kinh.
Nổi bật nhất là dẫn chất của Glutamat, đây là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích, nếu bổ sung quá nhiều sẽ làm tăng khả năng phóng thích điện đột ngột trong não bộ, khiến cơn co giật, động kinh tái phát. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nguyên nhân gây bệnh động kinh chính là sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh, nồng độ Glutamat quá nhiều trong khi Gama amino butyric acid (GABA) bị thiếu hụt – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng có vai trò giống như một chiếc phanh để kìm hãm quá trình dẫn truyền điện quá mức. Do vậy, thay vì ăn nhiều bột ngọt mỗi ngày, điều quan trọng với người bệnh động kinh là cần bổ sung những hoạt chất giúp giảm cơn co giật, chẳng hạn như GABA hoặc Rhynchophillin có trong cây Câu đằng, không những giúp an thần, trấn tĩnh mà còn giúp bảo vệ tế bào thần kinh tránh sự tổn thương do co giật, động kinh gây ra.
Ngoài ra, nước ngọt có ga, kẹo ngọt, thực phẩm đóng gói hay chế sẵn… là những đồ ăn, uống có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh mà người bệnh cũng nên tránh sử dụng.
4. Hạt cây bạch quả
Lá cây bạch quả (Ginkgo biloba) là một loại thảo dược nổi tiếng chứa các thành phần giúp tăng cường lưu thông máu não và chức năng não bộ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩ là hạt cây bạch quả cũng có tác dụng này. Nghiên cứu công bố năm 2001 trên tạp chí “the Journal Epilepsia” báo cáo rằng việc tiêu thụ một lượng lớn hạt bạch quả có thể gây nôn mửa và co gật khoảng 4 giờ sau khi ăn chúng. Hạt bạch quả thường có nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng, thực phẩm này có thể gây ra cơn động kinh ở người không có tiền sử động kinh, vì vậy tốt nhất những người bị động kinh không nên ăn nhiều hạt bạch quả vì chúng có thể gây độc cho hệ thần kinh.
5. Đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu tương
Các nghiên cứu cho thấy, estrogen có thể gây kích thích các tế bào não và có thể làm tăng tần suất cơn động kinh. Trong mầm đậu nành có chứa nhiều phytoestrogen tương tự estrogen, vì vậy nên hạn chế thực phẩm như đậu nành, đậu tương, đậu hũ, các chế phẩm từ đậu nành cho người bị động kinh.
6. Caffein và những chất gây kích thích hệ thần kinh
Caffeine tự nhiên có trong cà phê, sô cô la, trà, các loại đồ uống soda… Theo MedlinePlus, chất cafein trong 2-4 tách cà phê mỗi ngày có thể phù hợp với một người trưởng thành khỏe mạnh. Cafein ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, kích thích hệ thống thần kinh trung ương và tạo cảm giác tràn đầy năng lượng.
Cafein ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp đến bệnh động kinh
Tuy nhiên đối với một số người bị động kinh, caffeine lại là một trong những tác nhân có thể gây kích hoạt cơn động kinh. Nếu bạn là người nghiện cafe, bạn nên có một cuốn sổ ghi chép, theo dõi mức độ ảnh hưởng và tần suất cơn động kinh trong những ngày sử dụng cafe. Dù là người khỏe mạnh hay có bệnh trong người thì việc sử dụng một lượng lớn có thể gây khó chịu, bồn chồn, lo lắng và mất ngủ. Trong khi một giấc ngủ ngon có ý nghĩa vô cùng quan trọng để kiểm soát tốt bệnh động kinh thì cafein lại gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
DS. Thu Hà
Nguồn tham khảo:
http://www.livestrong.com/article/443254-what-foods-to-avoid-as-an-epileptic-patient/
http://www.livestrong.com/article/457478-caffeine-epilepsy/
——————————–