Chậm nói là “rào cản vô hình” khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập thường ngày. Nhiều cha mẹ vẫn còn đang “loay hoay” không biết bé chậm nói phải làm sao, nên dạy trẻ như thế nào để con sớm cải thiện ngôn ngữ. Dưới đây là những thông tin cha mẹ không nên bỏ qua để trở thành người bạn đồng hành của con trong những năm tháng đầu đời ấy.
Bé chậm nói phải làm sao? – Cha mẹ nên nhận biết sớm
Là cha mẹ ai cũng mong muốn con em mình phát triển khỏe mạnh và niềm hạnh phúc ấy sẽ trọn vẹn hơn khi con biết nói. Tuy nhiên theo thống kê có đến 5 -10% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo gặp các vấn đề về ngôn ngữ như chậm nói và rối loạn ngôn ngữ. Cha mẹ nên quan tâm để nhận biết sớm các biểu hiện chậm nói của con dựa trên những cột mốc phát triển chung đang được áp dụng. Khi nhận thấy trẻ có sự chậm trễ ngôn ngữ, cha mẹ nên cho con đi thăm khám sớm để phát hiện chính xác nguyên nhân và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Bí quyết dạy trẻ chậm nói, kiểm soát tốt hành vi, giảm hiếu động quá mức
“Nói” là quá trình tiếp nhận, “bắt chước âm thanh” và từ đó hình thành ngôn ngữ. Bất kỳ cản trở nào trong quá trình này đều có thể gây nên sự chậm trễ ngôn ngữ ở trẻ. Ngoài những hỗ trợ y khoa điều trị nguyên nhân thực thể gây chậm nói, dưới đây là giải đáp cho băn khoăn “bé chậm nói phải làm sao?” của cha mẹ:
– Dạy trẻ nói từ từ: trẻ chậm nói nên được dạy nói theo từng bước, cha mẹ không quá nóng vội và bắt đầu dạy trẻ những từ ngữ đơn giản và tăng dần mức độ. Cha mẹ giúp con phát triển vốn ngôn ngữ bằng cách mở rộng từ những câu có sẵn đơn giản như: thay vì nói “quả bóng”, cha mẹ hãy dạy con nói những từ dài hơn như “quả bóng tròn, quả bóng màu xanh, quả bóng đang bay…”
– Nói chuyện với trẻ thật nhiều: đây là giải pháp giúp mang lại hiệu quả tốt. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian giao tiếp với trẻ và để trẻ nhìn thấy “khẩu hình” của bạn qua đó giúp trẻ học thêm từ mới, trau dồi khả năng diễn đạt
– Đọc sách cho trẻ: đây là một thói quen tốt nên áp dụng với mọi trẻ không chỉ với trẻ chậm nói, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tương tác trong khi đọc bằng các cử chỉ như miêu tả hình ảnh trong sách, lật trang sách hay nhắc lại một số nội dung vừa nghe
– Diễn tả hành động bằng lời nói: cách làm này mặc dù khá mất thời gian nhưng giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ rất tốt. Khi cùng trẻ thực hiện bất kỳ hành động nào, cha mẹ hãy diễn tả lại những hành động này để trẻ vừa quan sát và lắng nghe, cải thiện ngôn ngữ. Ví dụ, trước khi ra ngoài , cha mẹ có thể vừa giúp con chuẩn bị đồ và nói: “ nào hai mẹ con ta hãy cùng đi giày để ra ngoài nhé….”
– Tạo không khí vui vẻ và hào hứng khi học nói: Cha mẹ và người nhà tuyệt đối không nên bắt chước lại những từ bé nói sai mà cần nhẹ nhàng hướng dẫn để bé sửa đổi từ từ và đừng nên ép trẻ học nói khi trẻ không thích thú, nên khuyến khích trẻ thể hiện mong muốn cá nhân
Trẻ học nói nhanh hơn hào hứng, vui vẻ
– Hoạt động ngoại khóa: đây là môi trường để trẻ tiếp xúc và tương tác với mọi người, tăng cường kỹ năng giao tiếp
– Dạy trẻ nói ở trường: trẻ sẽ cải thiện ngôn ngữ tốt hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường. Với những trẻ trong độ tuổi đi lớp mẫu giáo, cha mẹ nên trao đổi với các cô khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ca hát, kể chuyện, sắp xếp cho trẻ ngồi cạnh những bạn có khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Với những trẻ lớn, việc thường xuyên luyện tập đọc bài trước lớp, phát biểu xây dựng bài là giải pháp tốt.
Dinh dưỡng “vàng” cho trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý
Trẻ chậm nói cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng tập trung chú ý giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ. Dưới đây là những nhóm dưỡng chất thiết yếu:
– Omega- 3: có vai trò quan trọng trong các hoạt động của não bộ và ảnh hưởng đến khả năng tư duy ngôn ngữ của trẻ. Các loại cá, dầu cá, dầu thực vật… rất giàu Omega- 3
– Protein: giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí tuệ. Protein có nhiều trong các loại thịt đỏ, hải sản, sữa, phô mai…
– Các nguyên tố vi lượng như: sắt, kẽm, magnesi… cần thiết cho sự phát triển của trẻ thường có trong các thực phẩm như: gan động vật, hạt, bí đỏ, cải xanh…
– Chất xơ: rau củ quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho trẻ. Để kích thích trẻ ăn rau củ, cha mẹ nên thay đổi đa dạng thực đơn cho con.
– Thực phẩm giàu GABA: chuối, rau cải xanh, ngũ cốc… giúp bổ sung dưỡng chất cho não bộ để tăng khả năng tập trung chú ý và tiếp thu ngôn ngữ.
Hiện nay, cốm Egaruta là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất có chứa hoạt chất GABA giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho trẻ, nâng cao sự tập trung, góp phần cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Hiệu quả của sản phẩm không chỉ được công nhận bởi nhiều chuyên gia mà còn được minh chứng qua trải nghiệm thực tế của hàng ngàn trẻ nhỏ. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:
Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động, chậm nói hiệu quả
Trên đây là những bí quyết để cha mẹ không còn băn khoăn “bé chậm nói phải làm sao”. Nhờ tình thương, sự kiên trì và can thiệp đúng cách của cha mẹ, bé sẽ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Nếu cần hỗ trợ tư vấn giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962620043 để trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia.