Chắc hẳn không từ ngữ nào có thể diễn tả niềm hạnh phúc của cha mẹ khi được nghe trọn vẹn câu nói đầu đời của con. Tuy nhiên, theo thống kê có đến 5 -10% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo bị chậm nói và gặp vấn đề về ngôn ngữ. Vậy trẻ chậm nói là thế nào? Những biểu hiện nào cần nhận biết sớm? Mọi thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói là gì?
Chậm nói là một sự rối loạn giao tiếp xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn, kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ bình thường và so với những trẻ khác cùng độ tuổi.
Dấu hiệu trẻ chậm nói giúp cha mẹ nhận biết sớm
Tùy từng độ tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện và mức độ chậm nói khác nhau. Dưới đây là một số căn cứ để giúp cha mẹ xác định sớm:
– Trẻ dưới 12 tháng tuổi: không đáp ứng với tiếng động xung quanh, không bập bẹ những âm thanh nhỏ, như “ba ba”, “ma ma” hoặc nói một vài từ ngắn.
– Trẻ 1 tuổi: không tìm cách giao tiếp với người khác ngay cả khi cần đến sự giúp đỡ.
– Trẻ 15 – 18 tháng: không tự phát triển thêm những từ mới dựa trên những từ đơn sẵn có từ trước, phản ứng chậm khi được yêu cầu chỉ vào đồ vật.
– Trẻ 18 tháng: không thể tự chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
– Trẻ 2 tuổi: nói ít hơn 50 từ và thường không dùng từ ghép, chỉ nói những từ đơn, chủ yếu giao tiếp bằng hành động chỉ trỏ, rất lười nói.
– Trẻ từ 2 – 3 tuổi: vốn từ vựng ít hơn 450 từ, không nói được những câu ngắn.
– Trẻ 3 tuổi trở lên: vốn từ vựng < 1000 từ, không có khả năng nói các câu dài hoặc liên kết các từ với nhau, khó khăn khi làm theo chỉ dẫn.
– Trẻ gặp khó khăn khi tham gia những hoạt động sử dụng âm thanh và cử chỉ.
Trẻ chậm nói thường khó phát triển những từ ngữ mới
Chậm nói ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Chậm nói vô hình chung trở thành “rào cản” khiến trẻ khó khăn trong việc giao tiếp và bộc lộ những mong muốn. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ nhưng nếu không được can thiệp sớm, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ như:
– Trẻ khó bộc lộ cảm xúc và những mong muốn nên đôi khi dễ nảy sinh tâm lý tự ti, ức chế, dễ cáu gắt. Nhiều trường hợp trẻ rơi vào tình trạng bị xa lánh, cô lập vì những cảm xúc tiêu cực này.
– Những trẻ trong độ tuổi đi học, chậm nói khiến trẻ khó bắt kịp việc học ở trường, thành tích học tập giảm sút so với bạn bè.
– Trẻ thường bị đánh giá thấp trong giao tiếp xã hội.
Để có thể hiểu rõ hơn những khó khăn mà trẻ tăng động giảm chú ý gặp phải khi mắc kèm chứng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, phụ huynh có thể lắng nghe câu chuyện của con chị Mút (Đồng Nai) tại video sau:
Kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng tăng động chậm phát triển
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói có thể do một số nguyên nhân như:
– Khiếm khuyết cơ quan phát âm: hở môi, hở hàm ếch, khó vận động cơ miệng…. cản trở việc phát âm của trẻ.
– Vấn đề về thính lực: khi trẻ không nghe được ngôn ngữ từ những người xung quanh thì khả năng “bắt chước” cũng giảm gây nên sự chậm trễ ngôn ngữ.
– Tự kỷ, tăng động giảm chú ý: mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ, tăng động đều chậm nói nhưng chứng bệnh này cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng giao tiếp.
– Các bệnh lý về não và khiếm khuyết trí tuệ như chấn thương sọ não, bại não, chứng khó đọc, kém nhận thức…
– Trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng.
– Một số sang chấn tinh thần hoặc chấn động tâm lý.
– Gia đình có tiền sử các vấn đề về ngôn ngữ và lời nói.
– Gia đình thiếu sự quan tâm đến trẻ, không thường xuyên giao tiếp và thường hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?
Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm tại chuyên khoa Nhi để bác sĩ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng quát, phát hiện sớm những tổn thương thực thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ qua cả hai kỹ năng: kỹ năng ngôn ngữ biểu cảm (lời nói của trẻ) và ngôn ngữ tiếp nhận (cử chỉ giao tiếp và khả năng tiếp thu lời nói). Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi trẻ chậm nói là rất cần thiết để tránh những ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của trẻ sau này.
Bé chậm nói phải làm sao? Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà
Bên cạnh điều trị căn nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ, cha mẹ nên áp dụng những lời khuyên sau để giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ:
– Lập một kế hoạch chi tiết về phương pháp và thời gian dạy trẻ chậm nói tại nhà và kiên trì cùng con thực hiện.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để bé tăng khả năng học hỏi và giúp trẻ cởi mở hơn.
– Cha mẹ nên giữ thái độ nhẹ nhàng và kiên trì để giúp trẻ học nói.
Dưới đây là 6 phương pháp cha mẹ nên áp dụng để dạy trẻ chậm nói tại nhà:
Nói chuyện và chơi với trẻ nhiều hơn
Ngay cả khi trẻ chưa thể nói rõ từ thì cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con và cần tận dụng mọi khoảng thời gian để trò chuyện ngay cả khi đi tắm, khi ngủ…. Mỗi ngày bạn nên dành từ 10 – 15 phút để đọc sách, kể chuyện cho con nghe và có thể khuyến khích trẻ tự lật trang, hay yêu cầu trẻ tự chỉ vào những hình ảnh liên quan đến câu chuyện đang kể.
Trò chuyện và chơi cùng để dạy trẻ chậm nói
Sử dụng những từ và câu ngắn khi dạy trẻ chậm nói
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp khó khăn khi thực hiện theo những hướng dẫn dài, phức tạp. Do đó, bạn nên dùng những từ ngữ đơn giản và “chia nhỏ” hành động. Ví dụ như thay vì nói: “Bon, con hãy lấy giày trên kệ và đi vào nhé”, cha mẹ nên nói: “Bon, đi giày nào”. Lâu dần, trẻ sẽ tập quen với những hướng dẫn đơn giản, lúc này bạn có thể tăng dần mức độ.
Giúp trẻ phát triển những từ vựng sẵn có
Khi trẻ đã tự nói được một số từ ngắn, bạn có thể giúp con phát triển vốn từ phong phú hơn bằng cách nhắc lại những từ con vừa nói nhưng nên chèn thêm 1- 2 từ trong câu nói đó. Ví dụ như khi trẻ nói “quả bóng”, bạn có thể dạy con nói thêm: “quả bóng xanh” hay “quả bóng tròn”… Chỉ cần kiên trì thực hiện một thời gian, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp vốn từ của trẻ phong phú hơn.
“Tường thuật” lại hành động bằng lời nói
Thay vì chỉ để trẻ quan sát những hành động, cha mẹ nên diễn tả lại những việc làm này bằng lời nói chi tiết để giúp bé mở rộng vốn từ vựng từ hàng ngày.
Dạy trẻ về mọi thứ xung quanh
Cách này bạn có thể thực hiện mọi lúc khi ở cùng trẻ bởi xung quanh có rất nhiều điều con có thể học hỏi. Cha mẹ nên chỉ cho con những sự vật nhìn thấy nhưng cần nói chính xác từ ngữ đó để con có nhận thức đúng ngay từ đầu.
Đừng dự đoán nhu cầu của trẻ
Trẻ chậm nói thường dùng cử chỉ và hành động để diễn tả những nhu cầu của mình. Lúc này, cha mẹ không nên dự đoán trước mà nên khuyến khích để trẻ thể hiện nhu cầu và tự thực hiện những mong muốn đó. Ví dụ như khi thấy trẻ nhìn chằm chằm vào một món đồ yêu thích ở nhà, thay vì ngay lập tức đưa cho trẻ, cha mẹ có thể hỏi: “Con thích chú cá sấu này phải không? Con có thể tự lấy nó xuống không? Con có muốn mẹ lấy giúp không?” Nếu trẻ còn quá nhỏ chưa thể dùng từ ngữ, bạn có thể sử dụng những ngôn ngữ ký hiệu.
Kết hợp giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Bên cạnh giáo dục hành vi, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp dùng Tpbvsk cốm Egaruta cho con. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An Tức Hương cùng các dưỡng chất bổ não Taurine, Magie, GABA, cốm Egaruta giúp trẻ nâng cao sự tập trung chú ý, góp phần cải thiện kĩ năng ngôn ngữ hiệu quả.
Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thơm (Hải Phòng) trong video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý:
Hành trình giúp con kiểm soát hành vi, cải thiện kĩ năng ngôn ngữ của người mẹ trẻ
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp cha mẹ có kiến thức đúng đắn hơn về tình trạng chậm nói ở trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể trực tiếp đến số điện thoại 0962620043để trao đổi trực tiếp cùng chúng tôi.