Rối loạn giấc ngủ: Tổng hợp những thông tin bạn nên biết!

Giấc ngủ rất quan trọng giúp con người ta có thể thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi, và cũng nhờ đó mà cải thiện cả về trí nhớ và hệ miễn dịch của cơ thể. Khi bị rối loạn giấc ngủ, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày sẽ bị đảo lộn, sức khỏe vì thế mà giảm sút theo. Bởi vậy, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn giấc ngủ và những cách giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cơ thể thường xuyên bị thiếu ngủ cả về thời gian lẫn chất lượng khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, chú ý trong mọi công việc. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều bao gồm:

– Khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc, mộng mị khi ngủ.

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu và buồn ngủ vào ban ngày.

– Thiếu tỉnh táo trong mọi công việc: học tập, lái xe, xem ti vi…

– Ngủ gà ngủ gật, mất tập trung trong mọi hoạt động.

– Thực hiện mọi công việc đều rất chậm chạp, ủ rũ.

– Luôn cần một tách cà phê để giữ tinh thần thoải mái.

Khó ngủ, mất ngủ là những triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ là những triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Trung bình một người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều hơn khoảng 20 tiếng/ngày, trẻ từ 6 – 10 tuổi sẽ cần 10 – 12 tiếng/ngày, ngược lại, người già sẽ ngủ ít hơn, họ chỉ cần 5 – 6 tiếng/ngày. 

Phân loại rối loạn giấc ngủ

– Khó ngủ, mất ngủ: Người bệnh không có khả năng ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khi ngủ người bệnh có thể bị ngưng thở trong giây lát khiến họ thức giấc nhiều lần về đêm. Điều này có thể gây mệt mỏi, kiệt sức và giảm hiệu suất công việc vào ban ngày.

– Hội chứng bồn chồn chân tay khi ngủ: Là hiện tượng chân, tay thường xuyên cử động trong lúc ngủ, khiến người bệnh thường bị trằn trọc, suy nghĩ và cảm thấy tay chân không thoải mái, đau nhức nhẹ.

– Chứng ủ rũ: Có liên quan đến tình trạng buồn ngủ về ban ngày, gây ra bởi sự rối loạn chức năng kiểm soát “thức – ngủ” của não bộ. Khi gặp chứng ủ rũ bạn sẽ phải đối mặt với những cơn buồn ngủ ập đến ngay cả khi bạn đang nói chuyện, làm việc, lái xe,…

– Rối loạn chu kỳ giấc ngủ: Khi nhịp sinh học bị gián đoạn bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mất phương hướng và buồn ngủ vào ban ngày. Điều này thường gặp ở những người làm việc theo ca, thay đổi múi giờ, thức quá khuya, thức giấc nhiều trong khi ngủ.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

– Stress, mệt mỏi, căng thẳng quá mức.

– Ốm, sốt, dị ứng và các vấn đề đường hô hấp.

– Tiểu đêm hoặc đi tiểu thường xuyên

– Ánh sáng, tiếng ồn, thời tiết nóng bức.

– Thiếu máu não, tuần hoàn não kém.

– Tác dụng phụ của thuốc.

– Mắc một số bệnh lý về hệ thần kinh như: bệnh động kinh, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn stress sau sang chấn,…

Stress, căng thẳng quá mức là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Stress, căng thẳng quá mức là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Có thể bạn quan tâm:

Mối liên quan giữa động kinh và giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Thiếu ngủ, mất ngủ hay khó ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này càng kéo dài thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải:

– Giảm khả năng ghi nhớ, suy luận của não bộ.

– Không còn hứng thú với mọi thứ, giảm khả năng tập trung chú ý, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu suất công việc.

– Rối loạn sản xuất hormon: Giảm sản xuất hormon điều chỉnh tốc độ tăng trưởng và sự thèm ăn, thay vào đó là tình trạng dư thừa các hormon gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol.

– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường.

– Tự cảm thấy bản thân vô dụng, thất bại, lòng tự trọng thấp… và dễ rơi vào trầm cảm, lo âu, hoang tưởng.

– Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, đau tim, đột quỵ…

– Tăng nhận thức về cảm giác đau.

Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

– Điều chỉnh kế hoạch công việc hằng ngày để phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya và không nên ngủ trưa quá 30 phút/ngày.

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích trước khi đi ngủ bởi chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn.

– Không ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là vào bữa tối bởi trong thịt chưa một lượng lớn chất béo có thể dẫn đến béo phí, đây là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Đảm bảo giường ngủ thật yên tĩnh, mát mẻ và ít ánh sáng.

– Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, ipad… từ 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.

– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc bạn yêu thích và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm…

– Hạn chế ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây được sử dụng với những trường hợp rối loạn giấc ngủ mạn tính. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc: rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nổi mề đay, mệt mỏi, chán ăn, gây nghiện, hội chứng cai thuốc,…

Thuốc tây được sử dụng với trường hợp rối loạn giấc ngủ nặng, kéo dài

Thuốc tây được sử dụng với trường hợp rối loạn giấc ngủ nặng, kéo dài

Thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị căn nguyên, Tpbvsk cốm Egaruta được xem là giải pháp an toàn, lành tính cho những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Với thành phần là bộ đôi thảo dược An tức hương, Câu đằng, sản phẩm có tác dụng an thần, trấn kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp làm giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện tốt về giấc ngủ, hạn chế trằn trọc, mộng mị về đêm. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp bổ sung Taurine nhằm cung cấp năng lượng cho não bộ, cải thiện khả năng tư duy, ghi nhớ.

Hiện nay, việc có mặt cốm Egaruta trong các phác đồ điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý… đã góp phần rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tăng liều thuốc tây gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh trong video dưới đây để hiểu rõ hơn về rối loạn giấc ngủ cũng như các phương pháp phòng và trị hiệu quả:

Cách nhận biết và điều trị rối loạn giấc ngủ

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn giấc ngủ có dùng cốm Egaruta được không?

[Chuyên gia tư vấn] Rối loạn giấc ngủ: Giải pháp phòng và trị hiệu quả

Giấc ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống, do đó nếu gặp bất cứ vấn đề gì với giấc ngủ, bạn nên sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó sớm có hướng điều trị thích hợp. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về rối loạn giấc ngủ, bạn có thể liên lạc ngay tới số hotline: 0962620043 để được hỗ trợ nhanh nhất.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleep-disorders/symptoms-causes/syc-20354018

https://www.helpguide.org/articles/sleep/sleep-disorders-and-problems.htm

https://www.webmd.com/sleep-disorders/default.htm

https://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/sleep-requirements#1

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      hạnh
      hạnh
      5 Năm Trước

      Tôi bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc uống cốm egaruta được ko?