Bạn có biết trẻ bị tăng động thường gặp rắc rối với chứng rối loạn giấc ngủ cao gấp 2 – 3 lần so với trẻ bình thường? Giấc ngủ không trọn vẹn ảnh hưởng xấu đến lối suy nghĩ, hoạt động và cách cư xử của trẻ như hiếu động quá mức, bốc đồng, kèm theo những hành vi tiêu cực, tính cách nóng nảy… Đồng thời, các triệu chứng của tăng động và việc sử dụng thuốc điều trị tăng động cũng gây tác động ngược lại làm trẻ bị mất ngủ, ngủ không yên.
Trẻ tăng động dễ gặp những vấn đề gì liên quan đến rối loạn giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện bất thường về thời gian, chất lượng hoặc thời điểm ngủ diễn ra trong một thời gian nhất định. Những vấn đề về rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất mà trẻ bị tăng động thường gặp phải là:
– Mất ngủ: Thời gian và chất lượng giấc ngủ không có được đầy đủ theo nhu cầu của trẻ. Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi sẽ cần ngủ tới 22 tiếng/ngày, trẻ 6 tuổi có nhu cầu trung bình là 10 tiếng/ngày, và 8 tiếng khi trẻ trên 10 tuổi. Tuy nhiên với trẻ tăng động, chúng có thể ngủ ít hơn so với bình thường. Chúng thường trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hay tỉnh dậy nửa đêm quấy khóc nhưng sáng lại dậy rất sớm. Những trẻ này thường không thoải mái sau khi ngủ dậy, tinh thần mệt mỏi và không muốm tham gia vào hoạt động trong ngày. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ; gây đau đầu, căng thẳng và rối loạn tiêu hóa.
– Rối loạn nhịp thức – ngủ: bình thường con người sẽ thức ngày ngủ đêm, nhưng một số trẻ tăng động, chu kỳ ngủ thức bị đảo ngược, chúng thích ngủ ban ngày và chơi vào đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và cả gia đình.
– Hội chứng chân tay bồn chồn, còn gọi là bệnh Willis – Ekbom. Chân trẻ luôn cảm thấy khó chịu như nhức mỏi, đau nhức hoặc ngứa ngáy vào ban đêm. Khi di chuyển trẻ mới cảm thấy dễ chịu hơn. Hội chứng này nặng hơn theo thời gian, khiến cho trẻ bị tăng động khó ngủ, dẫn tới buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
– Chứng ngưng thở khi ngủ – hoạt động hít thở tạm thời dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn khi ngủ. Đây là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Trẻ thường ngáy to và ừng dừng thở tạm thời ngay trong lúc ngủ, hơi thở ngắn, khi tỉnh dậy thấy miệng khô hoặc đau họng; đau đầu vào buổi sáng; khó ngủ; buồn ngủ ngày; khó tập trung và hay cáu gắt.
Trẻ tăng động hay bị trằn trọc, khó ngủ về đêm
Sử dụng Tpcn cốm Egaruta mỗi ngày sẽ giúp làm giảm tính tăng động quá mức, cải thiện khả năng tập trung chú ý và mang lại giấc ngủ ngon cho trẻ tăng động… Hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân của các rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động do một số nguyên nhân sau:
– Không thể đi ngủ đúng giờ: Trẻ tăng động không thể nằm yên một chỗ để đi vào giấc ngủ.
– Sử dụng chất kích thích: Giấc ngủ của mọi người nói chung và trẻ tăng động nói riêng đều bị caffein trong cà phê, trà, socola và đồ uống có ga ảnh hưởng. Các thuốc điều trị tăng động cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ.
– Có các rối loạn khác đi kèm: Rối loạn lo âu và trầm cảm có thể dẫn tới những khó khăn khi ngủ. Thường thì trẻ tăng động đều có mắc kèm hai rối loạn này.
Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động
Nếu nghi ngờ là vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về thời gian ngủ của trẻ, có bị thức tỉnh vào ban đêm hay không, có bị ngáy ngủ, khó ngủ, giấc ngủ ngắn và buồn ngủ ban ngày trong vòng một vài tuần không. Ngoài ra, một số thử nghiệm có thể đi kèm như:
– Thử nghiệm polysomnography về đêm: Người bệnh được kết nối với các thiết bị theo dõi các biểu hiện cũng như hoạt động của tim, phổi, não và chân trong khi ngủ.
– Kiểm tra giấc ngủ tại nhà: Tương tự như thử nghiệm polysomnography, chỉ khác ở địa điểm thực hiện tại nhà.
Nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ ngon ngoài do tăng động còn có thể do rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, chấn thương, hoặc lo âu. Do đó, bên cạnh các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, trẻ phải có các triệu chứng như hiếu động thái quá, không tập trung chú ý trong học tập hoặc khi người lớn nói. Những biểu hiện này chính là chìa khóa để chẩn đoán trẻ mắc hội chứng tăng động có rối loạn giấc ngủ đi kèm.
Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động bằng thuốc hoặc các thiết bị hỗ trợ
Điều trị rối loạn giấc ngủ là một phần trong điều trị tăng động, bởi vì khi giải quyết được các vấn đề về giấc ngủ có thể làm giảm triệu chứng của chứng tăng động. Một số phương pháp điều trị bao gồm: thuốc ngủ kê đơn: Zolpidem (Ambien), Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata), thuốc chẹn kênh calci và các chất giãn cơ trong trường hợp trẻ có hội chứng chân tay bồn chồn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng các loại thuốc an thần mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Thay vì sử dụng thuốc tây dài ngày, việc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng và An tức hương cũng được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về những công dụng rất hữu ích cho trẻ tăng động. Đây là hai thảo dược quý, có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, có thể giúp trẻ giảm chứng tăng động quá mức, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho não bộ, tăng cường khả năng tập trung chú ý và mang lại cho trẻ giấc ngủ ngon mỗi ngày. Lắng nghe chia sẻ của một phụ huynh đã giúp con giảm tăng động nhờ giải pháp hỗ trợ từ thảo dược này.
Ngoài ra, sử dụng máy tạo áp suất dương đường thở liên tục giúp duy trì đường thở luôn mở cũng hữu ích với trẻ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ.
Lời khuyên trong điều trị tăng động có rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Ngoài điều trị bằng thuốc và các thiết bị hỗ trợ, mấu chốt quan trọng không kém là điều chỉnh lối sống. Có một số lời khuyên và cách điều trị tại nhà cho rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động là:
– Thực hành thói quen ngủ ngon: Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả vào ngày nghỉ, tránh uống rượu bia, đồ uống có caffein (cà phê, nước có gas…) và hút thuốc lá vào buổi chiều đến tối; dùng giường để có giấc ngủ thoải mái hơn; không cho trẻ em xem ti vi hoặc các video trước khi đi ngủ.
– Chú ý đến không gian ngủ cho trẻ: Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái cho một giấc ngủ ngon. Hạn chế mọi tiếng ồn trong và ngoài phòng (kể cả tiếng quạt điện). Đặt các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, trò chơi điện tử,… ở ngoài phòng để tránh các thiết bị này gây kích thích thần kinh cũng như phát ra ánh sáng làm cho trẻ khó ngủ.
– Tập thể dục thường xuyên và đều đặn hằng ngày, đặc biệt là các bài thiền, thở sâu trước giờ đi ngủ 3 tiếng sẽ giúp giấc ngủ được ngon hơn vì thể dục giúp giải tỏa hoạt động thái quá, giảm căng thẳng và bồn chồn ở trẻ tăng động.
– Điều chỉnh thời gian ăn uống: Ăn quá nhiều vào giờ đi ngủ có thể gây ức chế giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, vì một số trẻ tăng động không đủ calo trong ngày để duy trì dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, việc cho trẻ ăn một bữa ăn nhẹ gần giờ đi ngủ có thể giảm bớt cảm giác đói trong khi ngủ và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
– Tạo thói quen thư giãn vào cuối ngày để giúp giảm bớt sự thay đổi đột ngột từ các hoạt động thể chất sang trạng thái nằm yên..
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về các giải pháp có thể giúp trẻ tăng động ngủ ngon và sâu giấc hơn qua chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa TẠI ĐÂY.
Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ ở trẻ tăng động cũng như các giải pháp để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bé nhà em đang học lớp 2. Cháu bị chứng tăng động giảm chú ý. Em cho cháu đi học bán trú, cô giáo phản ánh buổi trưa cháu không chịu ngủ mà cứ ngồi nghịch hết thứ này đến thứ khác, ảnh hưởng đến các bạn. Buổi tối ở nhà em cũng phải làm mọi cách cháu mới chịu đi ngủ. Xin hỏi chuyên gia có cách nào khắc phục tình trạng của cháu không ạ?
Chào bạn,
Các trẻ gặp phải hội chứng tăng động giảm chú ý giống như được gắn “mô tơ” ở trong người, chúng luôn muốn hoạt động không ngừng nên rất khó khăn để trẻ đi vào giấc ngủ.
Hiện nay, phương pháp tốt nhất để điều trị hội chứng này cũng như giúp trẻ ngủ ngon hơn vẫn là sử dụng liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng an thần như Tpcn cốm Egaruta. Bởi thành phần Câu đằng và An tức hương trong Egaruta vừa an thần, vừa trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp trẻ tăng động giảm bớt hiếu động quá mức, cải thiện khả năng tập trung chú ý và mang lại giấc ngủ ngon hơn. Rất nhiều phụ huynh có con không may mắc phải hội chứng này đã sử dụng Egaruta cho kết quả tốt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết: https://tridongkinh.com/bai-viet/cha-me-co-the-tu-chan-doan-tang-dong-giam-chu-y-cho-con
Về liệu pháp giáo dục hành vi, hằng ngày, bạn lên lập kế hoạch công việc đi kèm mốc thời gian cụ thể để cháu thực hiện, dành cho cháu những lời khen ngợi tích cực mỗi khi cháu làm đúng và chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng nếu cháu làm chưa tốt. Cùng với đó, bạn nên hạn chế đường, tinh bột, mì chính trong chế độ ăn của cháu để tốt hơn cho việc điều trị nhé!
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe!
Bé nhà em đang học lớp 2. Cháu bị chứng tăng động giảm chú ý. Em cho cháu đi học bán trú, cô giáo phản ánh buổi trưa cháu không chịu ngủ mà cứ ngồi nghịch hết thứ này đến thứ khác, ảnh hưởng đến các bạn. Buổi tối ở nhà em cũng phải làm mọi cách cháu mới chịu đi ngủ. Xin hỏi chuyên gia có cách nào khắc phục tình trạng của cháu không ạ?
Chào bạn,
Các trẻ gặp phải hội chứng tăng động giảm chú ý giống như được gắn “mô tơ” ở trong người, chúng luôn muốn hoạt động không ngừng nên rất khó khăn để trẻ đi vào giấc ngủ.
Hiện nay, phương pháp tốt nhất để điều trị hội chứng này cũng như giúp trẻ ngủ ngon hơn vẫn là sử dụng liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng an thần như Tpcn cốm Egaruta. Bởi thành phần Câu đằng và An tức hương trong Egaruta vừa an thần, vừa trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp trẻ tăng động giảm bớt hiếu động quá mức, cải thiện khả năng tập trung chú ý và mang lại giấc ngủ ngon hơn. Rất nhiều phụ huynh có con không may mắc phải hội chứng này đã sử dụng Egaruta cho kết quả tốt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/cha-me-co-the-tu-chan-doan-tang-dong-giam-chu-y-cho-con
Về liệu pháp giáo dục hành vi, hằng ngày, bạn lên lập kế hoạch công việc đi kèm mốc thời gian cụ thể để cháu thực hiện, dành cho cháu những lời khen ngợi tích cực mỗi khi cháu làm đúng và chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng nếu cháu làm chưa tốt. Cùng với đó, bạn nên hạn chế đường, tinh bột, mì chính trong chế độ ăn của cháu để tốt hơn cho việc điều trị nhé!
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe!