Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị động kinh

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh, tuy nhiên cho tới nay sử dụng thuốc kháng động kinh vẫn là phương pháp được đánh giá là ưu việt nhất và được sử dụng cho hầu hết người bệnh. Để sử dụng thuốc kháng động kinh đạt hiệu quả cao và hạn chế những tác dụng không mong muốn thì người bệnh cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về loại thuốc mà mình đang sử dụng.

Lưu ý chung khi sử dụng thuốc kháng động kinh

Dưới đây là tác dụng phụ mà hầu hết các loại thuốc kháng động kinh có thể gây ra và những lưu ý để hạn chế những tác dụng phụ này.

– Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Hầu hết các loại thuốc kháng động kinh đều làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và có thể ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ sau khi ra đời, tỷ lệ tùy thuộc vào từng loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh thường vẫn phải sử dụng thuốc do nguy cơ về cơn động kinh xảy ra khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ và bé nguy hiểm hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp động kinh cơn nhỏ như động kinh vắng ý thức, động kinh rung giật cơ mà chỉ bị giật ở tay… người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng thuốc trong giai đoạn mang thai. Bổ sung acid folic ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp người bệnh giảm một phần nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

– Giảm hiệu quả của thuốc tránh thai: Các thuốc kháng động kinh có thể tương tác với thuốc tránh thai, do vậy, để tránh việc mang thai ngoài ý muốn người bệnh nên sử dụng các biện pháp ngừa thai khác.

Thuốc kháng động kinh có thể gây giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc kháng động kinh có thể gây giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

– Phản xạ kém và giảm sự tập trung: Trong thời gian sử dụng thuốc kháng động kinh, nhiều người bệnh thường sẽ bị giảm khả năng tập trung chú ý, đồng thời việc tiếp nhận và xử lý thông tin cũng chậm hơn so với người bình thường. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi điều khiển máy móc, lái xe hay các công việc khác đòi hỏi sự chú ý.

– Mất canxi gây loãng xương: Nhiều loại thuốc kháng động kinh có thể gây mất canxi trong cơ thể dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng ở trẻ nhỏ, gây loãng xương ở người lớn. Để hạn chế tác dụng phụ này, song song với việc sử dụng thuốc kháng động kinh, người bệnh cũng nên bổ xung thêm các thực phẩm giàu canxi như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, đậu tương, rau cải bó xôi, súp lơ xanh… đồng thời vận động cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày.

– Thuốc kháng động kinh có thể đi vào sữa và gây hại cho trẻ, nếu đang sử dụng thuốc kháng động kinh thì người bệnh nên nuôi con bằng sữa ngoài.

– Người bệnh không nên dừng thuốc kháng động kinh đột ngột bởi vì điều này có thể khiến xuất hiện rất nhiều các cơn co giật, thậm chí có thể de dọa tới tính mạng.

– Người bệnh cũng nên tránh uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc bởi vì rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh.

Tuy thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ tuy nhiên không phải ai cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ này. Mặt khác, nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh cũng nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mà nó mang lại. Nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì những ảnh hưởng với cơ thể còn lớn hơn rất nhiều. Do vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn, kiên trì theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống động kinh có thể gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, do vậy cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và thận trọng khi sử dụng. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, giảm tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Thông tin về các thuốc kháng động kinh thường gặp

Tên hoạt chất

Biệt dược

Chỉ định

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Lưu ý đặc biệt

Valproic acid (Natri Vaproat)

Depakine (viên nén/Siro/tiêm)

– Depakine Chrono (viên nén)

– Encorate (viên nén)

– Epilim (Siro)

– Gần như có thể sử dụng cho tất cả các thể động kinh, nhưng thuốc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho cơn động kinh toàn thể

– Trẻ em dưới 2 tuổi

– Tiền sử có bệnh về gan

– Tiền sử trầm cảm hoặc có suy nghĩ muốn tự tử

– Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

– Rối loạn hệ thần kinh: giảm trí nhớ, trầm cảm, suy nghĩ thất thường, rối loạn giấc ngủ

– Ho, sốt, đau họng, tăng cân, gây hại cho gan

– Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng

– Rối loạn hormon: Kinh nguyệt không đều, mất kinh, nam hóa…

– Tỷ lệ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi của loại thuốc này cao hơn khá nhiều so với các loại thuốc khác trong nhóm do vậy nếu mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi thuốc.

– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu của gan hoặc tụy bị ảnh hưởng như chán ăn, đau bụng trên, buồn nôn, nôn mửa liên tục, sưng mặt, vàng da hoặc vàng mắt

– Uống nhiều nước hơn sẽ giúp tăng hiệu quả của thuốc

Carbamazepine

Tegretol (viên nén/siro)

– Carbatrol (viên nang/viên nén)

– Epitol (viên nén)

– Equetro (viên nang)

– Động kinh cục bộ phức tạp

– Co cứng co giật toàn thân (tonic-clonic)

Thận trọng với người bệnh gan, thận.

Thường gặp nhất: Chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, buồn ngủ

Ít gặp hơn: Rối loạn cảm xúc, gây hại cho gan, rối loạn nhịp tim

– Thuốc thường không đáp ứng với động kinh cơn vắng ý thức (Absence) và động kinh rung giật cơ (Myoclonic)

– Kiêng bưởi vì tăng nguy cơ tác dụng phụ

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng vì thuốc gây mỏng da

– Gọi ngay cho bác sĩ nếu đột nhiên thấy mệt mỏi, chảy máu hoặc nổi mẩn trên da bất thường (dù là nhẹ)

Phenobarbital

– Gardenal (viên nén)

– Solfoton (viên nén)

 – Luminal (viên nén)

Được sử dụng với hầu hết các thể động kinh

– Người có tiền sử bệnh gan hoặc hen xuyễn

Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, ảo giác, buồn ngủ, lo âu, tiêu chảy, táo bón, nhịp tim chậm, hạ huyết áp

– Thuốc có thể gây buồn ngủ rất nhiều

– Gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, mắt, môi, lưỡi, hoặc họng

Levetiracetam

Keppra (viên nén/siro)

– Roweepra (viên nén)

– Spritam (viên giải phóng siêu nhanh công nghệ in 3D)

– Cơn động kinh cục bộ (Partial seizure) ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.

– Cơn co cứng co giật toàn thân (tonic-clonic seizure)  ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

– Động kinh rung giật cơ (myoclonic seizures) ở những người lớn và trẻ trên 12 tuổi.

– Tiền sử trầm cảm hoặc có suy nghĩ muốn tự tử

– Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy

– Rối loạn cảm xúc: Hưng cảm, trầm cảm, sợ hãi, lo âu quá mức

– Rối loạn hệ thần kinh: Chán ăn, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

– Nhiều người có suy nghĩ tự tử nếu lần đầu tiên sử dụng loại thuốc này (cao hơn so với các thuốc khác)

Topiramate

Topamax (viên nén)

– Topiragen (viên nén)

– Qudexy (viên nang)

– Động kinh cục bộ

– Động kinh toàn thể thứ phát (khởi đầu là cục bộ sau đó lan ra toàn bộ não)

– Các dạng động kinh khó chữa như: hội chứng Lennox-Gastaut

– Trẻ em dưới 2 tuổi

– Tê ngứa, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn…

– Vấn đề về mắt: đau mắt, đỏ mắt, suy giảm thị lực đột ngột

– Rối loạn chức năng não bộ: nhầm lẫn, giảm trí nhớ, khó tập trung…

– Sỏi thận, nhiễm toan máu

– Tác dụng phụ trên mắt có thể gây mù lòa. Do vậy, cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải vấn đề về tầm nhìn

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm nên và không nên ăn cho người bệnh động kinh

Dấu hiệu cảnh báo trước của một cơn động kinh

Phương pháp điều trị động kinh không dùng thuốc

Hai dạng ngất dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh động kinh

DS. Cao Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/valproic-acid.html

https://www.drugs.com/carbamazepine.html

http://reference.medscape.com/drug/tegretol-xr-equetro-carbamazepine-343005#4

https://www.drugs.com/mtm/phenobarbital.html

https://www.drugs.com/mtm/levetiracetam.html

https://www.drugs.com/keppra.html

https://www.drugs.com/topamax.html

————————————————-

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hồng hạnh
      Hồng hạnh
      3 Năm Trước

      Bé trai nhà mình 4t mới được bs ở việt Đức chẩn đoán động kinh/xơ hoá hồi Hải mã phải.bé đang sử dụng keppra 500/3lần.sau khi sử dụng thuốc thấy cháu hay đau đầu,buồn nôn và khó ngủ.k biết mình có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để giảm tác dụng phụ kia k ạ

      Nguyễn thị diễm kiều
      Nguyễn thị diễm kiều
      4 Năm Trước

      Chào dược sĩ , bố cháu bị động kinh khoảng 5-6 năm rồi , những lúc co giật thường xuất hiền sùi bọt mép mất ý thức và kh tự chủ đc hành động ,..

      Tưởng Tuấn kiệt
      Tưởng Tuấn kiệt
      4 Năm Trước

      Tôi cần tư vấn để mua thuốc

      Nguyễn Hoàng Tố Ngân
      Nguyễn Hoàng Tố Ngân
      4 Năm Trước

      Em trai em nay là 5t trong thời gian mosi đây thì bị động kinh dùng thuốc kê theo đoen của các bs nhưng đi chữa ở đâu cũng không khỏi đi đà nẵng ra huế điều trị 2 tháng và một số bệnh viện tâm thần khác nhưng uống thuốc vẫn không khỏi càng lúc cơn co giật co cứng chân tay xảy ra nhiều hơn bà liên tục vậy bây giờ phải điều trị như thế nào hả bs

      Việt Hoàng
      Việt Hoàng
      4 Năm Trước

      Em năm nay 20t em bị động kinh 4 năm . Em đang dùng thuốc depakine 200mg ( trong thời gian dùng thuốc từ đó đến nay không còn có biểu hiện co giật nữa , nhưng thỉnh thoảng e bị hoa mắt và nhìn vào một điểm khi đi điện não đồ thì bác sĩ chuẩn đoán bình thường

      Thanh
      Thanh
      4 Năm Trước

      Thua bac, con em lúc be mới sinh ra nao trai của chau bị thiếu 1 ly,giờ chân và tay phải của chau ko được linh hoạt như binh thương , chau con bị có giat nửa,mong bac tu van dum

      Ly
      Ly
      6 Năm Trước

      Bé nhà mình được hơn 3 tháng. Bé mổ vì xuất huyết não, di chứng bị bệnh động kinh. Hiện giờ bé có sử dụng 1 số loại thuốc dạng siro thì bé có dùng được thuốc này không ạ?

      Toàn
      Toàn
      6 Năm Trước

      Trẻ 4tuổi Đang uống thuốc egaruta có thể uống với thuốc tây khác đc không.vì bị viêm phế quản.

      Trinh
      Trinh
      6 Năm Trước

      Thưa bác sỹ con em bị bệnh động kinh 6 năm nay cháu đang dùng thuốc Tây nếu uống thêm cốm EGARUTA có được ko a

      Nguyễn Hữu Hà
      Nguyễn Hữu Hà
      7 Năm Trước

      Tôi cần mua Phone lại nhé