Động kinh rung giật cơ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Động kinh rung giật cơ (myoclonic) hay múa giật là một trong những thể động kinh phổ biến, gặp ở khoảng 10% trẻ bị động kinh. Bệnh thường khởi phát trước 3 tuổi và có thể đi kèm với nhiều thể động kinh khác.

Đặc điểm của cơn động kinh rung giật cơ

Cơn động kinh rung giật cơ thường xuất hiện bất ngờ, trong thời gian khoảng vài giây. Các cơ bắp ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ là một nhóm cơ ở cánh tay, vai, chân… bị tăng trương lực đột ngột, khiến các cơ bị rung giật nhanh, mạnh không tự chủ. Người bệnh thường có biểu hiện như bị “sốc điện”. Một số trường hợp cơn động kinh này lại chỉ làm các cơ bắp bị giật nhẹ. Người bệnh vẫn còn ý thức và có khả năng suy nghĩ rõ ràng trong và sau khi cơn động kinh xảy ra.

Người bình thường cũng có thể gặp phải cơn rung giật cơ trong giấc ngủ khiến họ bị tỉnh giấc, đây là một hiện tượng bình thường (Myoclonus). Sự khác biệt là cơn động kinh rung giật cơ sẽ xảy ra khi người bệnh tỉnh táo và bắt nguồn từ sự phóng điện bất thường của vỏ não.

Một bé gái 16 tháng tuổi trong cơn động kinh rung giật cơ

Động kinh rung giật cơ có thể xuất hiện độc lập hoặc là một phần của các hội chứng động kinh khác bao gồm:

Động kinh rung giật cơ thể thiếu niên (Juvenile Myoclonic Epilepsy): Cơn rung giật cơ ở cổ, vai và cánh tay thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh thức dậy. Thể này khởi phát vào tuổi dậy thì hoặc thanh niên, đáp ứng tốt với thuốc nhưng hầu hết phải duy trì điều trị cả đời.

Hội chứng Lennox-Gastaut: Khởi phát từ tuổi ấu thơ với sự kết hợp của nhiều thể động kinh khác nhau như động kinh nhược cơ (atonic), co cứng co giật toàn thân (Tonic–clonic), động kinh vắng ý thức… Các cơn rung giật mạnh ở cổ, vai, bắp tay ở cả hai bên của cơ thể, dạng này rất khó có thể điều trị.

– Động kinh múa giật tiến triển (Progressive myoclonic epilepsy): Đây là thể động kinh hiếm gặp, thường là sự kết hợp của động rung giật cơ với động kinh co cứng – co giật toàn thân (Tonic–clonic). Động kinh thể này điều trị rất khó khăn, thường là không thành công và mức độ bệnh nặng dần theo thời gian.

– Động kinh rung giật cơ không tiến triển (Nonprogressive myoclonic epilepsy): Rung giật cơ nhẹ ở một bên mí mắt, mặt, chân, tay kèm theo các cơn vắng ý thức. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn sơ sinh, mức độ cải thiện dần theo tuổi tác. Nhưng thường để lại các rối loạn về tâm thần.

Nếu nghi ngờ con mình có những biểu hiện của thể động kinh rung giật cơ, hãy liên hệ theo số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn về Tpcn cốm Egaruta, giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh hiệu quả.

Động kinh rung giật cơ – ai có nguy cơ?

Theo thống kê, bệnh động kinh múa giật thường gặp ở lứa tuổi thơ ấu, tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tỷ lệ mắc phải ở cả nam và nữ là tương đương nhau.

Phát hiện và chẩn đoán cơn động kinh rung giật cơ

Bởi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và cùng lúc người bệnh đang thực hiện một động tác nào đó nên cơn động kinh múa giật dễ dàng bị bỏ qua. Kể cả khi nhìn thấy một người bị lên cơn động kinh múa giật, bạn cũng có thể nhầm lẫn nó với các động tác run hoặc giật bất thường lành tính.

Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện của con mình. Nếu thấy con có những triệu chứng giống như các cơ ở mí mắt, cánh tay, chân… đột ngột bị rung giật, hoặc bàn chải đánh răng, thìa ăn cơm mà con cầm bị văng ra bất ngờ. Thì cần đưa con tới các chuyên khoa thần kinh để thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện xét nghiệm điện não đồ (EEG).

Động kinh rung giật cơ được phát hiện nhờ điện não đồ

Động kinh rung giật cơ được phát hiện nhờ điện não đồ

Động kinh rung giật cơ điều trị thế nào?

Điều trị động kinh rung giật cơ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng và thể bệnh. Đối với động kinh rung giật cơ đơn thuần, hoặc động kinh rung giật cơ thể thiếu niên, người bệnh thường có thể kiểm soát được các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh do bác sĩ chỉ định. Còn đối với những thể khác liên quan tới động kinh rung giật cơ thì việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm tần suất, mức độ các cơn co giật và giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu của các cơn động kinh đến người bệnh. Thuốc kháng động kinh vẫn có thể vẫn được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp này.

Các thảo dược thiên nhiên cũng là một giải pháp người bệnh nên sử dụng để nâng cao hiệu quả điều trị. Câu đằngAn tức hương là hai loại thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Nhưng không chỉ có vậy, các nghiên cứu mới đây còn cho thấy rằng, các loại thảo dược này còn có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, có thể dọn dẹp gốc tự do sinh ra do hệ quả của các cơn động kinh bên trong não bộ. Nhờ vậy, Câu đằng và An tức hương còn giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu của cơn động kinh tới chức năng của hệ thần kinh.

Ngọc Anh

Tham khảo:

http://www.aboutkidshealth.ca/en/resourcecentres/epilepsy/understandingepilepsydiagnosis/typesofseizures/pages/myoclonic-seizures.aspx

http://www.hopkinsmedicine.org/neurology_neurosurgery/centers_clinics/epilepsy/seizures/types/myoclinc-seizures.html

http://emedicine.medscape.com/article/1176055-overview#a5

http://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/myoclonic-seizures

http://www.epilepsy.com/information/professionals/about-epilepsy-seizures/epileptic-encephalopathies-infancy-and-childhood-4

………………………

Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương

TPCN cốm Egaruta giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, hạn chế những ảnh hưởng của cơn co giật đến chức năng của não bộ.

Egaruta - Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      6 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hoài Thương
      Hoài Thương
      1 Năm Trước

      Tôi muốn tìm hiểu cốm egaruta cho con 4 tuổi sốt cao co giật 5 lần

      Phương
      Phương
      4 Năm Trước

      Con em năm nay 6t gần 10 ngày nay cháu có biểu hiện giật cơ bụng ngay cả khi ngủ. Gia đình nghĩ cháu bị tật nên giờ mới đi kiểm tra. Bác sĩ cũng nghi ngờ bị động kinh giật cơ, vậy xin hỏi nếu con em bị động kinh thì ở dạng và có phương pháp điều trị dứt điểm ko ạ. Em xin cảm ơn.

      Lĩnh
      Lĩnh
      7 Năm Trước

      E 19 tuổi, khi ngủ trưa chân trái e hay co giật.và nhầm lúc đi tự nhiên k có sức lực té lun. E có làm s k ạ… Tất cả chỉ ở chân trái thui ạ