Hướng dẫn phụ huynh áp dụng liệu pháp hành vi với trẻ tăng động

Các chuyên gia đánh giá rằng liệu pháp thay đổi hành vi là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị chứng tăng động ở trẻ nhỏ. Giáo dục hành vi kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, thảo dược từ thiên nhiên sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ tăng động giảm đi sự hiếu động quá mức và tăng cường sự tập trung chú ý.

Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh luôn cảm thấy khó khăn khi áp dụng phương pháp giáo dục hành vi đối với con mình. Dưới đây sẽ là hướng dẫn từ các chuyên gia để giúp các bậc phụ huynh có thể áp dụng phương pháp giáo dục hành vi với trẻ tăng động hiệu quả hơn.

Liệu pháp hành vi ở trẻ tăng động là gì?

Liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động là phương pháp sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ… tác động tới trẻ nhằm mục đích giúp trẻ điều chỉnh lại hành vi theo một hướng tích cực hơn. Giáo dục hành vi giống như việc thiết lập một trật tự cho trẻ bằng cách sắp xếp các thời gian biểu ở nhà một cách hợp lý, tạo thói quen tốt cho trẻ. Thách thức lớn nhất khi thực hiện liệu pháp này là việc duy trì mỗi ngày.

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị quan trọng với trẻ tăng động

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị quan trọng với trẻ tăng động

Cách thực hiện liệu pháp hành vi như thế nào?

Cha mẹ nên tập trung vào một vài hành vi nhất định đối với mỗi giai đoạn, chẳng hạn như việc bỏ quần áo bẩn vào máy giặt sau khi tắm, quét nhà mỗi sáng, đi ngủ đúng giờ, làm bài tập về nhà ngay sau giờ học, đổ rác mỗi sáng… Không nên đặt quá nhiều mục tiêu cho trẻ mà chỉ nên từng mục tiêu.

Khi bạn đã chọn được những hành vi cần để yêu cầu con thực hiện mỗi ngày, bạn cần xác định rõ thực tế hiện tại con bạn đang thực hiện hành vi ấy như thế nào và mong muốn của bạn là gì.

Chẳng hạn, bạn muốn con vào giường ngủ lúc 22h. Bạn cần xem xét hiện tại con đang ngủ sớm hay muộn so với giờ ấy. Bạn không cần phải nói với con hàng chục lần mỗi ngày rằng: “Con phải nhớ đi ngủ lúc 22h nhé”, chỉ cần vài lần trước giờ đi ngủ là đủ. Theo dõi hành vi của con dần được cải thiện như thế nào hàng ngày.

Bên cạnh liệu pháp hành vi, cốm Egaruta sẽ giúp con giảm tăng động và cải thiện sự tập trung chú ý, trẻ biết lắng nghe và tiếp thu tốt hơn. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất.

Lên kế hoạch thực hiện liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động

Bạn sẽ phải đi làm, dành thời gian cho các hoạt động khác mà không thể luôn ở bên con. Đó là lý do tại sao bạn phải tự lập cho mình một kế hoạch để thực hiện liệu pháp hành vi.

Với những trẻ nhỏ, bạn cần cho con thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, sinh hoạt vào một giờ cố định trong ngày. Những trẻ lớn hơn, bạn có thể xác định giờ học của con, đưa con một danh sách các việc phải làm trong ngày (dạng thời gian biểu) và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Điều này khiến con dần dần hình thành thói quen, giúp bạn không cần phải luôn luôn theo sát bên con.

Trẻ biết trước sẽ phải làm gì trong ngày nên khả năng kiểm soát hành động của trẻ sẽ tốt hơn, giảm bớt hành vi chống đối. Nếu trẻ làm tốt, bạn cần phải khen thưởng cho trẻ một món quà nhỏ mà trẻ thích. Điều này sẽ giúp khuyến khích trẻ thực hiện tốt hơn.

Để áp dụng liệu pháp hành vi cho con ở trường, bạn cần phải trao đổi thật chi tiết với giáo viên chủ nhiệm của con về tình trạng tăng động, giảm chú ý của con cùng với những hành vi mà bạn đã rèn luyện trước cho con ở nhà. Chẳng hạn như, trước khi tham gia một trò chơi với các bạn cùng lớp, con bạn sẽ phải hỏi: “Cho mình chơi với nhé?”

Một số hành vi có thể rèn luyện ở trường bao gồm: nhắc nhở con trước khi phát biểu, đặt câu hỏi là phải giơ tay, viết ra những bài tập về nhà đã được giao trước khi tan học… Người giám sát trực tiếp sẽ là giáo viên dạy trẻ.

Liệu pháp hành vi cần áp dụng cả ở trường và ở nhà

Liệu pháp hành vi cần áp dụng cả ở trường và ở nhà

Lưu ý dành cho cha mẹ khi áp dụng liệu pháp hành vi

Nghỉ một chút giúp trẻ tĩnh tâm lại sau những hoạt động liên tục

Khi trẻ phá phách hoặc ngang bướng và không biết nghe lời, để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc, phụ huynh nên đưa trẻ ra chỗ khác trong vài phút (tối đa không quá 5 phút). Hãy chọn một cái ghế hoặc một góc yên tĩnh nào đó và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống, lưu ý đây không phải hình phạt. Khi thời gian “nghỉ một chút” đã qua, bạn trao đổi với trẻ xem có còn quậy phá khi quay lại chơi với các bạn không. Chắc chắn trẻ sẽ có sự thay đổi. Đôi khi, bản thân người giữ trẻ cũng cần “nghỉ một chút”. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi quá thì bạn nên dừng lại, hít thở thật sâu rồi suy nghĩ xem nên làm gì và không nên làm gì với đứa trẻ thuộc dạng này. Tuyệt đối không được la hét hay đánh đập trẻ.

Khi trẻ quá nghịch ngợm, la mắng hay giận dữ với trẻ sẽ phản tác dụng

Tốt nhất là nói chuyện với trẻ bằng giọng nói bình thường, êm dịu. Hãy chú ý đến những gì trẻ muốn chơi hoặc làm mà đáp ứng cho trẻ thay vì để ý việc sửa sai những hành động của trẻ mà bạn không muốn. Ví dụ: Khi trẻ vẽ bậy lên tường, hãy đưa cho trẻ giấy và viết chì màu để vẽ. Khi trẻ chạy trong nhà một cách nguy hiểm nên đưa chúng ra ngoài sân chơi một lúc. Khi trẻ liệng sách vở qua lại, bạn hãy chuẩn bị vài trái banh nhỏ để trẻ chơi trò ném banh vào rổ…

Nếu kiên nhẫn, chúng ta có thể giúp trẻ sửa đổi những hành vi phá phách của mình

Hãy gợi ý trẻ sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ như trẻ vứt thức ăn xuống sàn, hãy bình tĩnh đưa cho trẻ một mảnh giấy để trẻ tự lau chùi. Nếu trẻ làm gãy một món đồ chơi, có thể bảo trẻ cùng với bạn sửa lại cho tốt hơn. Nếu trẻ làm bạn đau, hãy yêu cầu trẻ an ủi, vỗ về bạn và xin lỗi bạn.

Quả nhiên “kiên nhẫn” chính là một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều trị tăng động giảm chú ý. Và câu chuyện của cu Bin – con trai chị Hà (tổ 11, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là minh chứng điển hình cho hiệu quả, lợi ích tích cực mà giáo dục hành vi mang lại cho trẻ tăng động. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị trong video sau:


Xem thêm: Điều trị và nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý, chưa bao giờ là đơn giản đến thế!

Kiên trì với liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động

Rất nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy bực tức, chán nản khi áp dụng liệu pháp này cho con bởi họ không nhận thấy được kết quả gì, hoặc con cải thiện rất chậm chạp. Như đã đề cập ở trên, đây là trở ngại lớn nhất mà cha mẹ nào cũng phải đối mặt khi dạy con mắc tăng động, giảm chú ý.

Ở Mỹ, tỷ lệ cha mẹ bỏ cuộc khá thấp bởi họ được đào tạo chuyên nghiệp trong các trung tâm thần kinh nhi khoa trước khi bắt đầu áp dụng thay đổi hành vi cho con. Bạn cũng có thể tìm các nhóm cha mẹ cùng có con mắc tăng động để chia sẻ kinh nghiệm và nhận được lời khuyên mỗi lúc khó khăn.

Mỗi đứa trẻ tăng động là mỗi trường hợp khác nhau nên bạn sẽ phải thay đổi các hành vi của con tùy thuộc vào đặc điểm, sở thích, tính cách của từng trẻ. Cha mẹ cũng không bao giờ nên đặt câu hỏi tại sao với các hành động của con, bởi trẻ sẽ không thể giải thích, không thể trả lời được. Sự kiên trì của cha mẹ với con sẽ giúp con kiểm soát bản thân tốt hơn khi trưởng thành.

DS.Hoàng Trang

Tham khảo: http://www.additudemag.com/adhd/article/860.html

—————————-

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      12 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hoa
      Hoa
      4 Năm Trước

      Bé nay 4t, hay cáu gắt, ko tập trung, ko thể ngồi yên 1 chỗ trong 5,10 ph. Từ bé đặt chân xuống đất là chạy. Cần tv ạ

      Lê Thị Nga
      Lê Thị Nga
      4 Năm Trước

      Bao tiền’một hộp ạ và trẻ sử dụng có tác dụng phụ gì không ạ.neu trẻ ngừng sử dụng có ảnh hưởng gì về hoạt động về sau không ạ

      Đặng Mai
      Đặng Mai
      5 Năm Trước

      Tôi muốn được tư vấn sâu về bệnh tăng động ở bé nhà tôi

      Hải yến
      Hải yến
      5 Năm Trước

      Chào bác sĩ! Hôm qua e cho con đi khám ở nhi trung ương hà nội bsi bao con bị tăng động giảm chú ý. Chậm phát triển tâm thần nhẹ. Con e 34 tháng nhưng trí óc chỉ bằng đứa 16 tháng thôi ạ. Nó rất hiếu động, ngịch ngợm, nóng tính , hay đánh người , chậm nói và chú ý rất kém. Bây giờ e cần phải làm thế nào ạ, mong bsi trả lời giúp e!

      Thu
      Thu
      5 Năm Trước

      Chào bác si con e nay bước sang tuổi thứ 10 roi ma be không chui học hành gì va môi lúc bô me nói thì ko làm theo y me .ma ko biêt sợ ai hết bác si giúp e với

      Trần thị điểu
      Trần thị điểu
      6 Năm Trước

      Xin chào bs. Con tôi dc 5 tuổi. Cháu rất hiếu động. Nghịch .ko ngồi yên 1 chổ. Miệng lúc nào cũng nói liên tuc. Tren lớp cô giáo bảo ngồi hoc ko chú ý. Nhưng hỏi thì trả lời dc. Cháu rất mạnh dạn giao tiếp mọi người xung quanh.cháu nóng tính. Bướng và ngang. Ko chú ý đến khi ba mẹ nói. Vậy con tôi có roi loan tăng dong ko chú ý. Gd rất lo nho bs tư vấn .toi cảm on