Theo thống kê có đến 5 – 10% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo bị chậm nói và gặp vấn đề về ngôn ngữ. Đứng trước thực trạng này nhiều ba mẹ sẽ đặt ra câu hỏi “Con chậm nói phải làm sao?”. Vậy cùng tìm ra giải pháp qua thông tin chia sẻ dưới đây!
Chậm nói ảnh hưởng đến con yêu như thế nào?
Chậm nói có thể là rào cản khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và biểu đạt những mong muốn của mình. Tuy điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và sự phát triển thể chất của bé nhưng sẽ khiến quá trình sinh hoạt, học tập của con bị ảnh hưởng.
Giao tiếp kém
Phương tiện chính của giao tiếp là lời nói. Thông qua lời nói, bé có thể bày tỏ được ý kiến và mong muốn của bản thân mình. Khi con chậm nói, vốn từ bị hạn chế sẽ khiến cuộc sống của con trầm lặng hơn hoặc con có xu hướng bộc lộ qua hành động, cảm xúc thái quá như hay quậy phá, khóc lóc, ăn vạ…
Kết quả học tập sa sút
Ngôn ngữ là nền tảng phát triển các kỹ năng khác của trẻ, bao gồm cả học tập. Trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn trong việc học, ghi nhớ, khiến trẻ tiếp thu chậm bài giảng của giáo viên, dẫn đến kết quả học tập sa sút. Tình trạng này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến kiến thức và sự phát triển của bé.
Khiến trẻ tự ti, rụt rè
Ngôn ngữ bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin, khiến trẻ nhút nhát, tự ti. Ở trên lớp, rất hiếm khi con xung phong lên bảng hay phát biểu. Khi ở nhà, thì cũng chẳng ai có thể hiểu được bé. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài, trẻ chậm nói sẽ trở lên tự ti, thụ động, cũng như thiếu cảm hứng, sự nhiệt tình trong mọi việc.
Hạn chế về ngôn ngữ ảnh hưởng tới sự tự tin của con yêu
Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Vì trẻ khó khăn trong việc thể hiện mong muốn của bản thân, nên bé sẽ rất dễ cáu giận, tủi thân, hung hăng. Ngoài ra việc trẻ giao tiếp kém còn khiến bé dễ bị bạn bè xa lánh, cô lập, trẻ sẽ thu mình, lười tham gia các hoạt động tập thể hơn. Ba mẹ cần để ý tới con nhiều hơn để tránh tâm lý của con bị ảnh hưởng, khó kiểm soát.
Bé khó có giấc ngủ ngon
Bé dễ kích động nên buổi tối sẽ khó vào giấc hơn, ngủ không ngon, hay giật mình quấy khóc. Điều này khiến não bộ bị ảnh hưởng và khó phát triển tối ưu, việc chậm nói của con sẽ càng khó cải thiện hơn.
Xem thêm: 12 mẹo “hay” dạy trẻ chậm nói ngay tại nhà!
Nếu ba mẹ đang thắc mắc con chậm nói phải làm sao, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962620043 để trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia.
Con chậm nói phải làm sao để ba mẹ giải tỏa lo lắng?
Ba mẹ cần có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, khắc phục kịp thời để giúp con cải thiện ngôn ngữ tốt hơn. Ba mẹ nên tăng cường tương tác với con hàng ngày theo hướng dẫn sau:
Kiên trì nói chuyện với con nhiều hơn: Đây là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu cho thắc mắc “Con chậm nói phải làm sao”. Ba mẹ nên bắt đầu bằng những từ ngắn, đơn giản, có thể kết hợp với động tác. Khi nói cha mẹ nên nói với tốc độ chậm và rõ ràng, nên để trẻ có thể nhìn rõ biểu cảm gương mặt, khuôn miệng.
Nói chuyện với con nhiều hơn là giải pháp giúp con phát triển ngôn ngữ
Khi nói chuyện với bé, sử dụng câu từ ngắn gọn: Cha mẹ hãy đưa ra chỉ dẫn đơn giản, ngắn gọn. Sau một thời gian con quen, ba mẹ có thể tăng dần độ dài và phức tạp. Và khi dạy con nói, ba mẹ nên mô phỏng ngữ điệu và khẩu hình chính xác để bé hiểu, tự nói đúng từ những lần sau.
Đọc sách cho con nghe: Cha mẹ nên chọn mẩu chuyện ngắn, đơn giản, hấp dẫn để tăng sự chú ý của con. Đọc sách có nhiều hình ảnh màu sắc sẽ giúp con giải trí hơn, giúp con dễ ghi nhớ hơn, cải thiện kỹ năng nhận thức và trí tưởng tượng của con. Trong quá trình đọc sách, ba mẹ cũng nên đặt thêm câu hỏi để tăng tương tác với con hơn.
Hát cho con nghe: Cha mẹ nên lựa chọn những bài vui tươi, thú vị, ngôn từ dễ nhớ, vần điệu để tối ưu hóa việc học nói của con. Khi bé nghe nhạc, bé có thể nhảy theo nhạc và ê a theo bài hát và cải thiện tâm trạng của con. Đây cũng là một phương thức để trẻ học thêm các khái niệm và rèn luyện trí nhớ.
Tích cực cho con tham gia các hoạt động xã hội: Khi con tiếp xúc với môi trường ngoài, con sẽ có cơ hội tương tác với mọi người xung quanh nhiều hơn, giúp con phát triển khả năng giao tiếp hơn và giúp não bộ con được thư giãn, phát triển.
Đặt đồ vật xa tầm với: Đây là phương pháp cho câu hỏi “Con chậm nói phải làm sao?” được các nhà trị liệu ngôn ngữ sử dụng để khuyến khích bé sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiện tại và thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp mới. Đặt đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi mà bé ưu thích trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với, trẻ sẽ thu hút sự chú ý của gia đình và giao tiếp để yêu cầu món đồ mong muốn.
Hạn chế thời gian tiếp xúc thiết bị điện tử: Tiếp xúc nhiều thiết bị điện tử có thể khiến con lười giao tiếp, con chỉ chăm chú vào ti vi, điện thoại mà không tương tác với gia đình. Hãy thay thế bằng hoạt động tương tác thực tế để giúp con phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Sử dụng cốm thảo dược giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ
Bên cạnh những phương pháp trên, ba mẹ nên kết hợp dùng Tpbvsk cốm Egaruta cho con. Cốm Egaruta là sự kết hợp của bộ đôi thảo dược: Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não: Taurine, Magie, GABA giúp trẻ nâng cao sự tập trung, chú ý, giúp cải thiện kĩ năng ngôn ngữ hiệu quả.
– Tăng khả năng tiếp thu ngôn ngữ và phản xạ giao tiếp
– Giúp trẻ tập trung ghi nhớ, tích lũy được vốn từ lớn
– Kiểm soát hành vi và cảm xúc tốt hơn
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc
– An toàn, lành tính không tác dụng phụ
Cốm Egaruta là giải pháp hiệu quả giúp con cải thiện khả năng giao tiếp
Cốm Egaruta là giải pháp được chị Tú (Thanh Sơn, Phú Thọ) cùng hàng trăm ngàn ba mẹ lựa chọn giúp con vượt qua chứng chậm nói, tăng động mà không cần dùng đến thuốc tây. Chỉ sau 3 hộp đầu tiên con chị đã có nhiều chuyển biến tốt, bé ngoan ngoãn, nghe lời, bớt nóng nảy và nói sõi hơn. Phụ huynh có thể lắng nghe những chia sẻ của chị Tú qua video dưới đây:
Chị Tú chia sẻ bí kíp chữa khỏi tăng động chậm nói ở trẻ
Hi vọng qua thông tin chia sẻ trên, ba mẹ đã có giải đáp cho câu hỏi “Con chậm nói phải làm sao?”. Ba mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn cốm Egaruta để đồng hành cùng sự phát triển ngôn ngữ của con. Nếu không may con yêu đang có dấu hiệu chậm nói, gia đình hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962620043 để trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia.
Xem thêm:
Trẻ tăng động chậm nói: Cha mẹ hãy an tâm vì đã có cách trị
Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu!
Trẻ chậm nói – “Thủ phạm” không ngờ tới!
Nguồn tham khảo:
https://www.betterspeech.com/post/10-speech-delay-activities