Xã hội ngày càng phát triển với những bộn bề lo toan khiến cha mẹ đôi khi bị cuốn vào guồng quay đó, không có nhiều thời gian dành cho con, vô tình khiến trẻ phải “làm bạn” với những chiếc ipad, điện thoại thông minh, tivi… cả ngày và không có sự tương tác với xung quanh. Nhiên cứu về thực trạng trẻ lạm dụng các thiết bị này, các chuyên gia cảnh báo việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử làm gia tăng nguy cơ trẻ chậm nói tăng động giảm chú ý. Vậy thực hư của hiện trạng này ra sao? Cha mẹ hãy đọc bài viết dưới đây.
Thực trạng trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Theo điều tra năm 2017 của Tiến sĩ Catherine Birken tại bệnh viện Nhi ở Toronto – Canada, gần 40% trẻ dưới 2 tuổi biết sử dụng thiết bị di động và 20% trẻ dành ít nhất 28 phút mỗi ngày để xem các chương trình trực tuyến. Cứ mỗi 30 phút trẻ sử dụng các thiết bị này sẽ làm gia tăng 49% nguy cơ bị chậm nói tăng động và rối loạn cảm xúc kèm theo.
Ở Việt Nam, trẻ em ở các thành phố lớn tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ rất sớm. Tỷ lệ này là 19% ở trẻ dưới 3 tuổi và trên 59% với trẻ từ 3 – 5 tuổi. Có 4-7 % các trẻ sử dụng các thiết bị này nhiều hơn 4 giờ/ngày. Thống kê ở trên thực sự là những con số biết nói để cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng này.
Trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý là do xem nhiều thiết bị điện tử
Ba năm đầu đời là “mốc thời gian vàng” để xây dựng nền tảng ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp, học tập của trẻ. Việc tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử thay vì tham gia các hoạt động và tương tác với mọi người vô tình tạo nên một “bức tường” hạn chế trẻ học hỏi và tiếp thu những kĩ năng mới. Các chuyên gia cho rằng lạm dụng thiết bị điện tử không chỉ làm gia nguy cơ chậm nói mà còn khiến các biểu hiện tăng động giảm chú ý (ADHD) của trẻ trở lên trầm trọng hơn. Vậy đâu là những giải thích xác đáng nhất cho tình trạng này?
Trẻ chậm nói tăng động do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Dopamin – chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh nhận thức và sự hưng phấn trong não bộ, thường được tiết ra nhiều hơn khi trẻ đam mê theo dõi các chương trình giải trí và thích thú chinh phục “phần thưởng ảo” từ các trò chơi điện tử. Sự thay đổi nồng độ chất dẫn truyền này khiến trẻ có xu hướng phát triển những hoạt động nhanh và liên tục nhưng thiếu chính xác, lâu dần gây nên những rối loạn hành vi tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Vẫn biết các thiết bị điện tử là nguồn cung cấp thông tin đa dạng nhưng lại thường chỉ có tác động theo chiều “input” khiến trẻ tiếp nhận thông tin rất thụ động, không có môi trường để luyện tập và tương tác. Thực tế, trẻ học nói qua việc lắng nghe, bắt chước âm thanh và giao tiếp với mọi người. Mỗi phút trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử đồng nghĩa với thời gian trẻ tương tác để học nói bị mất đi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo nên một rào cản trong trong phát triển ngôn ngữ ở trẻ, khiến trẻ chậm nói.
Quy tắc thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ
Theo các chuyên gia tại Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với các thiết bị này nên được giới hạn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết với từng độ tuổi:
Trẻ dưới 18 tháng tuổi: nên nói “không” với thiết bị điện tử
Đây có thể là một thách thức với nhiều cha mẹ nhưng lại cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, bởi não bộ trẻ trong giai đoạn này rất nhạy cảm với sóng điện từ. Dù là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với ánh sáng xanh thì trẻ đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau, làm gia tăng những rối loạn hành vi và khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra khi cha mẹ vô tình sử dụng điện thoại khi chơi cùng trẻ hoặc cho trẻ ăn… khiến trẻ vô tình “bị tước đi” mỗi quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cũng nên nhớ rằng đừng bao giờ để những thiết bị di động này trở thành “người trông trẻ” của bạn.
Trẻ dưới 18 tháng tuổi hãy nói KHÔNG với thiết bị điện tử
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: “một giờ là quá đủ”
Ở độ tuổi này, trẻ có thể làm quen với các thiết bị điện tử nhưng nên giới hạn thời gian 1 giờ/ngày. Cha mẹ nên lựa chọn những thiết bị và chương trình phù hợp với từng độ tuổi trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị này bằng cách tham gia một cuộc nói chuyện video với người thân để giúp trẻ đồng thời thấy thích thú hơn khi cải thiện khả năng ngôn ngữ.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên: cân nhắc các thiết bị điện tử
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu đi học và nhu cầu tiếp xúc với công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử cao hơn, thời gian tiếp xúc không chỉ giới hạn trong vòng 1 giờ đồng hồ mà có thể nhiều hơn nhưng cần có sự giám sát của cha mẹ. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị này một cách lành mạnh như là một công cụ học tập và kết nối qua những nội dung bổ ích cho sự phát triển của trẻ
Thiết bị điện tử với trẻ chậm nói tăng động – mẹo nào cho cha mẹ?
Thời đại công nghệ số, khiến thời gian cha mẹ dành cho trẻ trở lên hạn hẹp hơn nhưng trẻ dù ở độ tuổi nào cũng cần được yêu thương và quan tâm chăm sóc. Việc trò chuyện và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình trong một môi trường không thiết bị điện tử chính là liệu pháp để giúp trẻ tăng động chậm nói cải thiện tốt hành vi và kỹ năng. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị này một lành mạnh để phục vụ mục đích học tập bao gồm:
– Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại trong phòng ngủ để kiểm soát thời gian thực tế trẻ sử dụng.
– Không cho trẻ sử dụng điện thoại hoặc tivi trong khi ăn.
– Cha mẹ chơi trò chơi điện tử cùng trẻ: một thực tế là hầu hết trẻ sử dụng thiết bị điện tử để giải trí đều bằng các trò chơi. Do đó việc cha mẹ cùng chơi với con là việc làm rất thông minh để tăng sự gắn kết cũng như giúp trẻ điều chỉnh hành vi, cảm xúc và khả năng ngôn ngữ.
Cũng nhờ hiểu rõ những tác hại từ thiết bị điện tử mà chị Thúy (TP HCM) đã sớm có những hành động đúng đắn trong việc “cắt giảm” tối đa thời gian con tiếp xúc với tivi, điện thoại và từ đó chứng tăng động giảm chú ý của con cũng cải thiện tốt hơn. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị tại video sau:
Bí quyết giúp con cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Thiết bị điện tử giống như “con dao hai lưỡi”, con dao này sẽ vô hại với trẻ nếu được sử dụng một cách hợp lý. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ là những cha mẹ thông thái không để công nghệ không trở thành thủ phạm khiến trẻ chậm nói tăng động. Nếu cần hỗ trợ thêm, cha mẹ đừng ngần ngại gọi đến số 0962620043 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc.