Chị Nga (27 tuổi – HN) có hỏi: “Tôi có con trai năm nay 17 tuổi. Từ khi sinh ra cháu đều phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng cháu bắt đầu có biểu hiện co giật của động kinh từ năm 13 tuổi. Lần đầu bị té ngã bất tỉnh, không có dấu hiệu động kinh nhưng lần thứ 2 cách lần đầu 6 tháng, cháu bị co giật sùi bọt mép. Từ đó đến nay, cháu được đi khám và uống thuốc, nên không còn co giật lên cơn động kinh nữa. Sau 3 năm điều trị, cháu tiếp tục lên cơn co giật khi ngưng uống thuốc. Vậy bệnh này có thực sự nguy hiểm không? Liệu có phương pháp nào khác, chẳng hạn như phẫu thuật để bệnh có thể thuyên giảm mà không phải lệ thuộc vào thuốc uống mỗi ngày không ?”. Câu hỏi của chị Nga cũng là thắc mắc của không ít các bậc phụ huynh có con đang mắc phải căn bệnh bất trị này.
Điện não đồ người bệnh động kinh
Có thể bạn quan tâm:
TPCN Egaruta – Giải pháp thảo dược cho bệnh động kinh
GABA – Đích đến bệnh động kinh
Bệnh động kinh – Bạn đã biết cách kiểm soát
Theo TS.BS Lê Thị Khánh Vân – BV Nhi Đồng cho biết, bệnh động kinh nếu lặp đi lặp lại cơn co giật nhiều lần thì có thể khiến xương bị hỏng hoặc thương tích khác trong khi lên cơn co giật. Có thể chết đuối nếu cơn động kinh xảy ra trong bồn tắm hoặc bơi. Cơn động kinh kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não hoặc biến chứng tử vong đột ngột. Do đó, sau khi thăm khám, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để hạn chế tối thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra. Hiện nay, điều trị động kinh có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp chính và hiệu quả vẫn là dùng thuốc chống động kinh.
Đối với phương pháp phẫu thuật để điều trị động kinh, đây là một phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực của bộ não, nơi bắt nguồn cơn động kinh. Nếu các phần của bộ não, nơi cơn động kinh bắt đầu là quá quan trọng để loại bỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết rạch ngăn chặn các cơn động kinh lây lan với phần còn lại của bộ não để ngăn chặn các cơn động kinh di chuyển vào các phần khác của não. Việc phẫu thuật cần phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
– Tổn thương trên não gây ra bệnh động kinh có phẫu thuật được không?
– Tổn thương đó chính là nguyên nhân gây ra các cơn động kinh
– Sức khỏe của bệnh nhân có khả năng chịu đựng được ca phẫu thuật hay không?
– Phần tổn thương trên não đó có gần các khu vực nhạy cảm không, chẳng hạn phẫu thuật để chữa khỏi được động kinh nhưng sau đó bệnh nhân lại bị liệt?.
Bởi lẽ đó, không phải tất cả các trường hợp động kinh đều có thể phẫu thuật được. Ngược lại, phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định hạn chế trong một số trường hợp như động kinh có nguyên nhân do u não, động kinh thùy thái dương kháng thuốc, hoặc các trường hợp xác định được vị trí ổ động kinh mới có thể phẫu thuật được.
Vậy sau khi phẫu thuật liệu có xảy ra những rủi ro nào không? Tùy thuộc vào loại phẫu thuật động kinh được áp dụng và phần bộ não liên quan mà có thể để lại những rủi ro hậu phẫu như:
– Vấn đề liên quan đến bộ nhớ ở thùy thái dương, bởi nơi này xử lý bộ nhớ và các chức năng ngôn ngữ, do đó, phẫu thuật thể động kinh thùy thái dương có thể gây ra khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu và nói.
– Nhìn đôi, giảm trường quan sát hình ảnh
– Tăng số lượng các cơn động kinh. Corpus callosotomy – cắt đứt các kết nối thần kinh giữa bán cầu não làm ngưng sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh lan rộng khắp não, nhưng nó không ngăn chặn được hoàn toàn các cơn động kinh. Trong thực tế, bệnh vẫn có thể tái phát, đôi khi nó còn làm tăng số lượng các cơn co giật nhẹ.
– Tình trạng đột quỵ hoặc tê liệt một phần: Sau khi phẫu thuật, có thể có khả năng hạn chế di chuyển ở một bên của cơ thể do tác động đến phần não chi phối.
Sau khi phẫu thuật chứng động kinh, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc chống động kinh một vài năm để giúp cải thiện và hồi phục sức khỏe. Phẫu thuật điều trị động kinh là một phẫu thuật chuyên khoa sâu đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe về phẫu thuật viên, về trang thiết bị và về các phương tiện hiện đại hỗ trợ chẩn đoán. Trong điều kiện Việt Nam điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật vẫn chưa được phổ biến vì thế cho nên việc điều trị bằng thuốc vẫn là chọn lựa hàng đầu.
Thu Trang
————————————
Tôi bị động kinh con lợn đã được 30 năm rồi.vay cho tôi hỏi tôi có thể phẫu thuật được ko?và chỉ phí phẫu thuật có nhiều ko?
Chào bạn Nguyen duc thien,
Hiện nay, phẫu thuật được chỉ định hạn chế trong điều trị một số trường hợp động kinh nhất định như động kinh có nguyên nhân do u não, động kinh thùy thái dương kháng thuốc, cơn động kinh xuất phát từ một vùng nhỏ trong não, đã xác định được vị trí rõ ràng và khu vực não này không ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng như ngôn ngữ, vận động, thính giác hay thị giác. Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị động kinh là một can thiệp chuyên sâu, phức tạp, chi phí rất lớn, đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc chống động kinh để ngăn ngừa cơn động kinh tái diễn sau phẫu thuật. Do đó, hiện tại ở nước ta phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến, việc điều trị bằng thuốc chống động kinh vẫn là lựa chọn hàng đầu. Không biết hiện nay tần suất và mức độ cơn của bạn như thế nào? Để kiểm soát tốt cơn co giật bạn cần thăm khám bệnh định kỳ và tuân thủ dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo kết hợp sử dụng sớm Cốm Egaruta để giúp nâng cao hiệu quả và góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-egaruta-ho-tro-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-da-duoc-kiem-chung-lam-sang
Thực tế, có rất nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây đã dứt cơn, kiểm soát cơn rất tốt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!