Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh nhưng xét trên tính hiệu quả, chi phí và mức độ rủi ro thì thuốc tây và các sản phẩm thảo dược vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vậy hiện nay có những loại thuốc chữa bệnh động kinh nào? Lợi ích và rủi ro khi sử dụng các thuốc này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.
Thuốc chữa bệnh động kinh từ hóa dược – Loạiphổ biến nhất hiện nay
Lợi ích của thuốc chữa bệnh động kinh
Kể từ khi thuốc chữa bệnh động kinh đầu tiên là Potassium Bromide được sử dụng vào thế kỷ thứ 19 và Phenobarbital được sử dụng đầu thế kỷ 20 cho tới nay đã có hơn 30 loại thuốc mới ra đời, nhưng sau cùng chỉ có 8 loại thuốc thường được sử dụng nhất đó là: Phenytoin (Dilantin,..), Phenobarbital (Gardenal…), Carbamazepine (Tegretol…), Acid Valproic (Depakine…), Ethosuximide (Zarotin…), Gabapentin (Neuropentin…), Lamotrigine (Lamictal…), Topiramate (Topamax…).
Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu điểm riêng và phù hợp với dạng động kinh nhất định. Không chỉ vậy, cùng một dạng bệnh nhưng tùy vào mức độ đáp ứng của mỗi người thì lợi ích nhận được cũng sẽ khác nhau. Không có loại thuốc nào là tốt tuyệt đối và cũng không có thuốc nào là không có nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Nhưng nhìn chung thì có tới 70% trường hợp có thể kiểm soát tốt hoặc giảm bớt tần số, mức độ cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh, trong đó 50% có thể cắt cơn hoàn toàn và 20% người bệnh giảm đáng kể cơn co giật nếu lựa chọn đúng thuốc. Bởi vậy, cho đến nay, thuốc chữa bệnh động kinh từ hóa dược vẫn luôn là lựa chọn đầu tay của các y bác sĩ.
Khoảng 70% trường hợp đáp ứng tốt với thuốc chữa bệnh động kinh
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh
Bởi vì hầu hết thuốc chữa bệnh động kinh đều tác động trên hệ thần kinh trung ương, nên sẽ gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ hoặc chóng mặt ở mức độ nhất định, nhất là trong giai đoạn bắt đầu điều trị. Ngoài ra mỗi loại thuốc sẽ tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn khác nhau, cụ thể như sau:
– Acid Valproic: Có thể gây chóng mặt, buồn nôn, nôn, run rẩy, rụng tóc, tăng cân, trầm cảm ở người lớn, cáu gắt, giảm chú ý ở trẻ em. Về lâu dài có thể gây loãng xương, sưng cổ chân, rối loạn kinh nguyệt. Một số tác dụng nguy hiểm nhưng hiếm gặp hơn cần lưu ý đó là mất thính giác, tổn thương gan, giảm tiểu cầu và các vấn đề về tụy.
– Phenytoin:Sử dụng trong điều trị động kinh cục bộ, hoặc toàn thể, đôi khi được tiêm tĩnh mạch để nhanh chóng kiểm soát cơn hơn. Tác dụng phụ thường gặp gồm chóng mặt, mệt mỏi, nói lắp, mụn trứng cá, phát ban và rậm lông, về lâu dài thuốc có thể gây loãng xương.
– Phenobarbital:Được sử dụng để điều trị hầu hết các dạng co giật và được biết đến với tính hiệu quả cao, chi phí thấp. Một số tác dụng phụ hay gặp là buồn ngủ hoặc thay đổi hành vi.
– Carbamazepine: Người bệnh có thể bị mệt mỏi, giảm thị lực, buồn nôn, chóng mặt, phát ban.
– Ethosuximide: Được sử dụng nhiều trong động kinh vắng ý thức, có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, giảm cảm giác thèm ăn, sụt cân.
– Gabapentin: Ít gây tác dụng phụ về thần kinh, không có độc tính khi dùng lâu dài và không tương tác với các thuốc khác, tuy nhiên giá thành khá cao, không phù hợp với điều kiện của nhiều người.
– Lamotrigine: Ít có tác dụng phụ, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể bị chóng mặt, buồn ngủ, phát ban Stevens Johnson dẫn đến tử vong, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
– Topiramate: Được sử dụng trong điều trị động kinh co cứng – co giật toàn thân hoặc cơn vắng ý thức. Thuốc này thường gây ra tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, căng thẳng, sụt cân, các vấn đề về giọng nói, trí nhớ, thị lực.
Tuy nhiên không phải ai khi sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh đều gặp các tác dụng phụ giống nhau. Bởi vậy, khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ định và thông báo ngay với bác sĩ khi nghi ngờ mình gặp tác dụng phụ của thuốc để có hướng xử trí kịp thời.
Hướng dẫn cách dùng thuốc chữa bệnh động kinh hiệu quả
Để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh, người bệnh cần lưu ý:
– Tuân thủ sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc.
– Không được bỏ quên bất cứ liều thuốc chữa bệnh động kinh nào, nếu lỡ quên hay uống ngay lúc nhớ ra, nhưng có thể bỏ qua nếu đã gần tới thời điểm uống liều tiếp theo để tránh bị tăng liều quá mức.
– Nếu bị nôn sau vài phút uống thuốc có thể dùng bổ sung ngay liều khác.
– Ghi chú lại tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật cũng như các tác dụng phụ gặp phải để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc và tư vấn dùng thuốc hiệu quả hơn.
– Trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh hay trao đổi với bác sĩ để cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và nguy nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Một số thuốc chữa bệnh động kinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai dạng hormon, vì thế cần tăng liều thuốc tránh thai hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
– Thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc, hoặc làm việc trên cao,… vì một số thuốc có thể gây buồn ngủ và phản ứng chậm.
Dùng thuốc chữa bệnh động kinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc kháng động kinh có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần tuân thủ sử dụng theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, người bệnh có thể gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được tư vấn thêm về giải pháp trị động kinh từ thảo dược an toàn, hiệu quả.
Thuốc chữa bệnh động kinh từ thảo dược tự nhiên an toàn, hiệu quả
Bên cạnh các dòng thuốc tây y, các chuyên gia khuyến khích kết hợp sử dụng thuốc chữa bệnh động kinh từ các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương,… Bởi những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp làm giảm tần suất, mức độ cơn co giật hiệu quả, góp phần rút ngắn thời gian điều trị vượt trội hơn việc sử dụng thuốc tây y đơn độc.
Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược hàng đầu dành cho người bệnh động kinh
Hiện nay, các thảo dược Câu đằng, An tức hương đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie và được ứng dụng trong dòng sản phẩm hỗ trợ có tên gọi cốm Egaruta.
Không chỉ giúp ngăn chặn cơn co giật hiệu quả, cốm Egaruta còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ phải tăng liều, phối hợp nhiều thuốc tây, góp phần giảm tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải.
Bởi vậy từ khi ra đời năm 2015, cốm Egaruta vẫn luôn giữ vững vị thế hàng đầu trong các dòng thuốc chữa bệnh động kinh bằng thảo dược được nhiều chuyên gia, y bác sĩ đánh giá cao và được đông đảo người bệnh tin dùng.
Bằng chứng nghiên cứu lâm sàng và đánh giá của chuyên gia về cốm Egaruta
Hiệu quả của cốm Egaruta đã được kiểm chứng lâm sàng tại khoa Nội thần kinh, bệnh viện Quân Y 103, kết quả cho thấy sau 90 ngày sử dụng cốm Egaruta giúp người bệnh động kinh:
Cũng tại buổi hội thảo “Đau với bệnh động kinh” ngoài việc công bố kết quả nghiên cứu “Tác dụng của chế phẩm Egaruta với người bệnh động kinh, co giật”, GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, bệnh viện Quân Y 103, cũng có những nhận định tích cực về sản phẩm như sau:
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta
Phản hồi của người bệnh về hiệu quả của cốm Egaruta
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta cũng được đông đảo người bệnh động kinh đón nhận, tin tưởng lựa chọn sử dụng. Điển hình như chia sẻ của cô Thủy (Đức Hòa, Long An), sau hơn 8 tháng cho con dùng cốm Egaruta, từ mỗi tháng bị co giật 2 – 3 lần, giờ đây con cô không còn xuất hiện cơn co giật nào nữa, sức khỏe cũng được cải thiện tốt. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của cô tại video sau:
Hành trình cùng con kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả
Hay như câu chuyện của chị Dung (Nam Định), trong khi trước đây cứ mỗi tháng con lại lên cơn co giật 2 – 3 ngày liên tiếp, mà mỗi ngày 2 – 3 cơn, thì thật may mắn khi chỉ sau 1.5 tháng kể từ ngày dùng cốm Egaruta, con chị chưa gặp cơn co giật nào nữa. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị tại đây:
Bí kíp giúp con ngăn chặn cơn co giật, động kinh hiệu quả
Và còn hàng ngàn câu chuyện về hành trình tìm kiếm giải pháp trị động kinh hiệu quả đã được chia sẻ lại TẠI ĐÂY.
Thực chất thì chẳng có loại thuốc chữa bệnh động kinh nào là hoàn hảo cả, tuy nhiên khi lựa chọn đúng thuốc, kiên trì sử dụng, đồng thời kết hợp cùng sản phẩm thảo dược cốm Egaruta, bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát bệnh hiệu quả.
cháu nhà tôi bị giật tay chân và bụng, đi khám bác sĩ kê egaruta ngày 2 gói kèm vitamin B6, dùng được 2 tháng thấy cũng đỡ. Cháu nên dùng trong thời gian bao lâu để tốt nhất
Chào bạn Hải Quý,
Để giúp kiểm soát tốt tình trạng giật chân tay và bụng, bạn nên cho bé duy trì sử dụng cốm Egaruta một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây: https://tridongkinh.com/bai-viet/com-egaruta-va-4-loi-ich-vuot-troi-voi-nguoi-benh-co-giat-dong-kinh/
Đã có nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây, kiểm soát cơn rất tốt và có cuộc sống như những người bình thường khác, nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm khi cho bé sử dụng.
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Lê Hường
3 Năm Trước
Bé nhà em 4 tuổi, cháu bị động kinh và đang dùng thuốc depakin đc 1 tuần nay. e thấy cháu hay bị đau đầu, chóng mặt. Có phải đây là tác dụng phụ của thuốc? e có nên ngừng thuốc ko?
Chào bạn Lê Hường,
Biểu hiện chóng mặt, đau đầu mà con bạn gặp phải có thể là tác dụng phụ của thuốc chống động kinh Depakin. Bạn nên đưa con đi tái khám lại và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp nếu cần thiết. Bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến cơn bùng phát nhiều hơn.
Với bé 4 tuổi bị động kinh thì bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát cơn tốt hơn, bạn nên cho con kết hợp sử dụng thêm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ, trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Cốm Egaruta có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Thực tế đã có rất nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây đã dứt cơn, kiểm soát cơn rất tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây: http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
cháu nhà tôi bị giật tay chân và bụng, đi khám bác sĩ kê egaruta ngày 2 gói kèm vitamin B6, dùng được 2 tháng thấy cũng đỡ. Cháu nên dùng trong thời gian bao lâu để tốt nhất
Chào bạn Hải Quý,
Để giúp kiểm soát tốt tình trạng giật chân tay và bụng, bạn nên cho bé duy trì sử dụng cốm Egaruta một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng. Các thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/com-egaruta-va-4-loi-ich-vuot-troi-voi-nguoi-benh-co-giat-dong-kinh/
Đã có nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây, kiểm soát cơn rất tốt và có cuộc sống như những người bình thường khác, nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm khi cho bé sử dụng.
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bé nhà em 4 tuổi, cháu bị động kinh và đang dùng thuốc depakin đc 1 tuần nay. e thấy cháu hay bị đau đầu, chóng mặt. Có phải đây là tác dụng phụ của thuốc? e có nên ngừng thuốc ko?
Chào bạn Lê Hường,
Biểu hiện chóng mặt, đau đầu mà con bạn gặp phải có thể là tác dụng phụ của thuốc chống động kinh Depakin. Bạn nên đưa con đi tái khám lại và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp nếu cần thiết. Bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến cơn bùng phát nhiều hơn.
Với bé 4 tuổi bị động kinh thì bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát cơn tốt hơn, bạn nên cho con kết hợp sử dụng thêm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ, trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Cốm Egaruta có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Thực tế đã có rất nhiều người bệnh động kinh nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây đã dứt cơn, kiểm soát cơn rất tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây:
http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!