Thuốc chống động kinh và các tác dụng phụ thường gặp

Hầu hết các bệnh nhân động kinh đều được điều trị bằng các thuốc và giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc chống động kinh cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến người bệnh. Vậy bạn đã biết đến những tác dụng phụ này chưa và làm thế nào để phòng ngừa, hạn chế những ảnh hưởng của nó tới cơ thể?

Tại sao bệnh nhân động kinh cần sử dụng thuốc chống động kinh?

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp để điều trị động kinh như: phẫu thuật não, kích thích dây thần kinh phế vị, ăn kiêng theo chế độ ketogenic… tuy nhiên xét chung về các phương diện như: Tỷ lệ kiểm soát các cơn co giật, mức độ phức tạp, nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm, chi phí điều trị… thì sử dụng thuốc vẫn là phương pháp tỏ ra ưu việt nhất trong điều trị bệnh động kinh.

Có tới 70% bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát hoặc giảm bớt tần suất và mức độ của các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh, trong đó khoảng 50% kiểm soát hoàn toàn và 20%  bệnh nhân giảm đáng kể các cơn co giật. Việc quyết định sử dụng loại thuốc điều trị nào cho bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cân nhắc dựa trên tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật, loại động kinh, thể trạng, tuổi tác của bệnh nhân và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên thuốc kháng động kinh muốn phát huy được hiệu quả điều trị thì đòi hỏi bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kiên trì, thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài (khoảng từ 5 tới 10 năm và ít nhất sử dụng thêm 2 năm sau khi cơn co giật đã được kiểm soát.

Sự kết hợp của cốm Egaruta cùng với thuốc kháng động kinh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962 620 043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.


Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống động kinh thường gặp

Dưới đây là tác dụng phụ của một số thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị và kiểm soát các cơn co giật, động kinh trên lâm sàng:

Valproate (Depakine, acid valproic): Đây là loại thuốc chống động kinh được sử dụng rông rãi nhất trên thế giới để ngăn ngừa gần như tất cả các thể động kinh. Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều xuất hiện sớm khi mới điều trị, chẳng hạn như rối loạn đường tiêu hóa, dạ dày và ruột, cảm giác khó chịu, run tay, rụng tóc, ảnh hưởng đến cấu trúc xương, hiếu động thái quá ở trẻ em, rối loạn hormon ở phụ nữ (kinh nguyệt không đều, nam hóa, buồng chứng đa nang)…

Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của valproate là nhiễm độc gan, tăng amoni máu (hội chứng hyperammonemia) và viêm tụy. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm những tác động bất lợi do thuốc gây ra. Nhìn chung thì xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, amylase, lipase nên được thực hiện thường xuyên trong thời gian đầu sử dụng thuốc, đặc biệt là nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng rối loạn của hệ tiêu hóa. Để giảm thiểu các tổn thương gan do valproate người ta thường kết hợp sử dụng thêm L-carnitine. Tác dụng phụ nhiễm độc gan thường xảy ra ở trẻ em dưới hai tuổi vì vậy không nên sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra thuốc còn làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng lớn hơn nhiều so với các loại thuốc chống động kinh khác, vì vậy nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Thuốc chống động kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc chống động kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Lamotrigine (Lamictal): thường dùng để điều trị cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh tổng quát có liên quan đến hội chứng hội chứng Lennox-Gastaut, ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc ít có tác dụng phụ nghiêm trọng, dung nạp tốt. Tác dụng phụ thường gặp nhất của lamtrigine bao gồm chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt, nhìn đôi, thiếu tập trung, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, mất ngủ, và phát ban. Tác động bất lợi nguy hiểm nhất của thuốc có thể đe dọa tính mạng, đó là phát ban toàn thân hay còn được gọi là phản ứng Steven-Johnson thường xảy ra khi người bệnh sử dụng liều cao ngay từ đầu và phổ biến hơn ở trẻ em hoặc sử dụng kết hợp với valproate.

Levetiracetam (Keppra): Thuốc có cả dạng tiêm và dạng uống, được sử dụng để điều trị nhiều loại động kinh ở cả người lớn và trẻ em. Levetiracetam có tỷ lệ thấp tác dụng phụ nguy hiểm và có lẽ đây là một trong những loại thuốc điều trị động kinh an toàn nhất. Tác dụng phụ chủ yếu xảy ra vào tháng đầu tiên sử dụng thuốc, phổ biến nhất là đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn hành vi (kích động, hung hăng, tâm trạng bất ổn). Sử dụng levetiracetam kết hợp với vitamin B6 sẽ làm giảm các hành vi tiêu cực ở một số trường hợp sử dụng thuốc.

Oxcarbazepine (Trileptal): sử dụng để điều trị cơn động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Thuốc có thể gây hạ natri huyết và hội chứng phát ban toàn thân Steven-Johnson ở một số trường hợp, tuy nhiên hiếm khi sảy ra. Lưu ý rằng oxcarbazepine còn làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai do đó người sử dụng có thể cân nhắc để sử dụng biện pháp tránh thai khác.

Topiramate (Topamax): Thuốc sử dụng điều trị một loạt các thể đông kinh ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Tác dụng phụ phổ biến của topiramate là giảm cân, giảm nhận thức và ảnh hưởng đến tâm lý. Nó còn có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, tăng nhãn áp, nhiễm toan máu (acid trong máu cao), sỏi thận, sỏi mật, giảm tiết mồ hôi, tăng nhiệt độ cơ thể… Thuốc được chuyển hóa rất ít ở gan, được bài tiết chủ yếu qua thận. Vì vậy nên tránh sử dụng thuốc này ở những người rối loạn chức năng thận và thận trọng trong những ngày thời tiết nóng bức.

Vigabatrin (Sabril): Khoảng 10-30% số người dùng thuốc này gặp phải các rối loạn về thị giác, trường hợp nặng có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy việc sử dụng thuốc này thường được hạn chế và gần như chỉ được dùng để kiếm soát một loại động kinh đặc biệt, nó gây co cứng ở trẻ em gặp trong bệnh xơ cứng củ (Tuberous Sclerosis).

Những lời khuyên hữu ích khi sử dụng thuốc chống động kinh

Tuy thuốc chống động kinh luôn tiềm ần nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhưng khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà nó mang lại thì việc sử dụng thuốc là một điều cần thiết. Để phòng ngừa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc chông động kinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ, người bệnh và các bậc phụ huynh nên theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu bất thường với bản thân và con cái của mình, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc, đồng thời, phải thông báo ngay cho các bác sĩ điều trị nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời.

 

Sử dụng thuốc chống động kinh là việc cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

 

Sử dụng thuốc chống động kinh là việc cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

 

Đối với các bác sĩ, khi chỉ định dùng thuốc chống động kinh cho bệnh nhân nên bắt đầu bằng một loại thuốc với liều thấp để theo dõi sự đáp ứng và các tác dụng phụ của đối với bệnh nhân sau đó mới tăng dần dần tới mức liều mục tiêu. Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc, hoặc gặp tác dụng nguy hiểm thì các bác sĩ có thể cân nhắc để đổi thuốc hoặc phối hợp thêm thuốc khác. Lưu ý rằng khi phối hợp thuốc hoặc đổi thuốc thì loại thuốc mới cũng cần sử dụng liều ban đầu thấp, sau đó mới tăng lên dần dần.

DS: Cao Ngọc Hải.

Nguồn tham khảo:

https://www.tacanow.org/family-resources/seizures/

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/epilepsy/print.html

——————————————————————————-

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyễn quốc định
      Nguyễn quốc định
      5 Năm Trước

      Tôi bị bệnh đã gần 10 năm nay uống thuốc depakine trng tác dụng phụ ko thấy có nói người uống hay run sợ hoặc khó nói sao tôi lại luôn run sợ khi phát biểu trước chỗ đông người hoặc khi hội hộp không thể phát biểu ý kiến thậm chí đọc phát biểu đã được chuẩn bị bây giờ lại thêm đau khớp ở 2 bênh mông tôi rất sợ xin bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi được ko tôi đã chữa nhiều rồi chỉ ít bị lên cơn thôi chứ ko thể khỏi run sợ tôi trí nhớ hiện nay giảm sút rất nhiều

      Nguyễn Thị Thuý,
      Nguyễn Thị Thuý,
      5 Năm Trước

      E đang điều trị thuốc động kinh kepra 500mg jo e đang có bầu, bs cho e hỏi e uống thuốc vậy có ảnh hưởng đến thai không và ảnh hưởng ra sao ạ