Bạn có biết, có tới 0,5% dân số thế giới mắc bệnh động kinh thể co cứng, co giật toàn thân, trong đó có cả những nhân vật nổi tiếng và tài năng như cầu thủ bóng đá Ronaldo (Brazil) – mệnh danh “người ngoài hành tinh” hay lãnh tụ cách mạng Nga Vladimir Lenin… Động kinh co cứng, co giật toàn thân nếu không được kiểm soát sẽ mang lại cho người bệnh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống, thậm chí là đe dọa tính mạng bởi những chấn thương nguy hiểm và bất ngờ khi xảy ra cơn.
Thế nào là bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân?
Động kinh co cứng, co giật toàn thân là một thể động kinh do sự bất thường trong hoạt động phóng điện của cả hai bán cầu não, đặc trưng bởi các cơn co cứng, co giật cơ bắp bất thường, mất ý thức kéo dài trong khoảng 1 – 3 phút.
Cơn động kinh co cứng, co giật toàn thân xảy ra do sự phóng điện bất thường của toàn bộ não
Ai có nguy cơ bị động kinh co cứng, co giật toàn thân?
Động kinh co cứng, co giật toàn thân có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những người có tổn thương não bởi một số bệnh như viêm màng não, chấn thương sọ não, sán não… hay chấn thương não có nguy cơ mắc thể động kinh này cao hơn người bình thường. Cũng có nhiều trường hợp động kinh co cứng, co giật toàn thân không tìm ra được nguyên nhân cụ thể, còn gọi là động kinh vô căn.
Sử dụng sớm Tpcn cốm Egaruta giúp hỗ trợ làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật toàn thân, ngăn ngừa động kinh tái phát. Hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về sản phẩm.
Triệu chứng của bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân?
Các triệu chứng của bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân thường xảy ra đột ngột theo 4 giai đoạn sau:
– Giai đoạn co cứng: Người bệnh bị mất ý thức và ngã lăn xuống sàn, toàn bộ các cơ cứng lại, chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp, hàm nghiến chặt, mắt trợn ngược. Nhiều người còn có thể cắn lưỡi, đi tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ.
– Giai đoạn co giật: Toàn thân người bệnh bắt đầu co giật mạnh liên tục theo một nhịp trong vài phút, thân mình ưỡn ra sau hoặc gập về phía trước. Sau đó co giật chậm dần, nhẹ hơn và chỉ xảy ra ở tay chân, có thể giật cả cơ mặt, sùi bọt mép.
– Giai đoạn hôn mê: Các biểu hiện co giật cơ bắp chậm dần và dừng lại, các cơ bắt đầu giãn ra. Người bệnh mất ý thức và rơi vào trạng thái hôn mê. Sau đó, sắc mặt hồng hào trở lại, nhịp thở đều đặn dần
– Giai đoạn thức tỉnh: Người bệnh bắt đầu hồi phục ý thức và cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, có thể ngủ thiếp đi nhưng không nhớ những gì đã xảy ra.
Người bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân trong giai đoạn hôn mê
Làm thế nào để chẩn đoán động kinh co cứng, co giật toàn thân?
Để chẩn đoán động kinh co cứng, co giật toàn thân và phân biệt chúng với chứng rối loạn tâm thần hay các dạng động kinh khác, bác sĩ sẽ khai thác các biểu hiện cụ thể khi lên cơn của người bệnh kết hợp với các xét nghiệm như:Điện não đồEEG, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Các xét nghiệm này còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây động kinh co cứng, co giật toàn thân xuất phát từ các tổn thương não bộ.
Cách xử trí khi gặp người đang lên cơn động kinh co cứng, co giật toàn thân
Khi gặp một người lên cơn động kinh co cứng, co giật toàn thân, bạn không nên hốt hoảng mà cần giữ bình tĩnh để giúp đỡ người bệnh theo các bước sau:
– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên.
– Nới lỏng quần áo để người bệnh dễ thở.
– Không đưa bất kỳ thứ gì vào miệng tránh gây sặc hay tắc nghẽn đường thở.
– Ở bên cạnh và theo dõi người bệnh cho tới khi cơn co giật kết thúc.
Khi thấy người bệnh có cơn động kinh co cứng, co giật toàn thân kéo dài hơn 5 – 10 phút, hoặc nhiều cơn xảy ra liên tiếp là tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu giúp người bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Phương pháp điều trị bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân
Điều trị bằng thuốc: Ưu tiên nhất hiện nay trong điều trị động kinh nói chung và động kinh co cứng, co giật toàn thân nói riêng là sử dụng thuốc chống động kinh như: Phenobarbital (Solfoton, Luminal, Gardenal), acid vaproic và các dẫn chất (Depakine, Depakine chrono, Encorate, Epilim…), Diiazepam (Valiium),… Sau ít nhất 2-3 năm điều trị, nếu cơn đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều hoặc ngưng thuốc.
Phương pháp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Ngày nay có nhiều phát hiện đột phá về một số thảo dược tự nhiên có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, an thần, trong đó có Câu đằng và An tức hương được coi là dược liệu vàng trong điều trị động kinh. Những sản phẩm hỗ trợ điều trị chứa Câu đằng, An tức hương đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm tần suất và mức độ cơn, tăng cường hồi phục sức khỏe sau cơn và được nhiều chuyên gia đầu ngành thần kinh khuyên dùng phối hợp với thuốc tây y trong kiểm soát bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân. Rất nhiều người bệnh đã sử dụng và hài lòng với kết quả mà phương pháp này mang lại. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua đoạn băng dưới đây:
Điều trị bằng cấy ghép thiết bị kích thích dây thần kinh: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người bệnh động kinh co cứng, co giật toàn thân không đáp ứng với thuốc chống động kinh nhằm ổn định hệ thống điện trong não bộ.
Ds. Bùi Hường
Nguồn tham khảo: http://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/tonic-clonic-seizures
—–—–—–—–—–—–
Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương: