Bệnh động kinh ở người lớn: Sớm nhận biết để điều trị kịp thời!

Bạn có biết rằng, có khoảng 3 triệu người trưởng thành trên 18 tuổi mắc bệnh động kinh mỗi năm, trong đó độ tuổi từ 55 trở lên chiếm gần 33%. Con số này sẽ trở thành vấn đề thách thức của thế giới khi mà dân số ngày càng già hóa. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách trị bệnh động kinh ở người lớn trong bài viết sau.

Triệu chứng bệnh động kinh ở người lớn

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở người lớn cũng tương tự như những lứa tuổi khác. Tùy vào dạng bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau, nhưng sẽ có biểu hiện chung như sau:

– Cơn co cứng, co giật: Cơn co giật có thể xảy ra ở một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Người bệnh trong cơn thường đột ngột té ngã, co cứng, co giật chân tay, sùi bọt mép, mắt trợn…

– Cơn vắng ý thức: Đặc trưng với dấu hiệu nhìn vô định, không biết điều gì đang xảy ra, không trả lời được các câu hỏi của người khác.

– Ngoài ra, người bệnh có thể có một số triệu chứng sau: Chóng mặt, choáng váng, đau đầu, nhìn thấy ảo giác, nghe thấy âm thanh lạ (như tiếng vo ve…), có vị lạ trong miệng (vị đắng ngắt, vị tanh…)

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người lớn

Bệnh động kinh có nhiều khả năng phát triển ở người lớn tuổi vì một số yếu tố nguy cơ sau:

Đột quỵ não.

Chấn thương sọ não.  

– Thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer…)

– Nghiện rượu, lạm dụng các chất kích thích.

– U não.

– Tiền sử sốt cao co giật nhiều lần khi nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 50% trường hợp bệnh động kinh ở người lớn không rõ nguyên nhân.

Nghiện rượu có thể là nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người lớn

Nghiện rượu có thể là nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người lớn

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải căn bệnh động kinh, hãy liên hệ ngay tới số 0962620043 để được tư vấn về các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Cách chẩn đoán bệnh động kinh ở người lớn

Những người xuất hiện cơn co giật ở tuổi trưởng thành cần phải thăm khám kỹ lưỡng, bởi rất dễ bị nhẫm lần với các chứng bệnh khác. Để chẩn đoán chính xác, bên cạnh triệu chứng điển hình là các cơn co giật lặp lại từ hai lần trở lên hoặc hiện tượng vắng ý thức xảy ra thường xuyên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

– Điện não đồ (EEG): Ghi lại hoạt động điện của não bộ trong 20 – 40 phút, nếu có hình ảnh sóng bất thường thì có thể khẳng định người bệnh bị động kinh.

– Điện não đồ video: Không chỉ ghi lại hoạt động điện của não bộ, xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định dạng động kinh và vị trí khởi phát cơn co giật.

– Chụp MRI: Cung cấp hình ảnh cấu trúc não bộ thật chi tiết, nhờ đó bác sĩ có thể xác định vị trí vùng não bộ bất thường hoặc bị tổn thương gây nên cơn co giật.

– Chụp CT: Giúp bác sĩ xác định bất cứ tổn thương não nào có thể gây nên cơn co giật, chẳng hạn như: mô sẹo, khối u, mạch máu bị biến dạng… Chụp CT không chi tiết như hình ảnh MRI nhưng nó được thực hiện nhanh chóng và hữu ích trong trường hợp khẩn cấp.

Bệnh động kinh ở người lớn có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh dù gặp ở lứa tuổi nào cũng đều có thể gặp nguy hiểm, chẳng hạn như:

– Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh khi dùng dài ngày, có thể gây loãng xương, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, giảm trí nhớ…

– Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, trí nhớ…

– Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường, tính tình nóng nảy, cáu giận vô cớ.

– Suy giảm khả năng tình dục ở cả nam và nữ, đồng thời gây tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.

– Có nguy cơ cao bị tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, bệnh động kinh ở người lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày của họ. Bởi đa phần người bệnh đều là những lao động chính trong gia đình, trong khi cơn co giật, động kinh có thể gây hạn chế khả năng làm việc của họ. 

Với người lớn bị bệnh động kinh, việc kiểm soát cơn co giật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi họ thường mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính khác nhau, do đó bài toán đặt ra là phải kết hợp các loại thuốc sao cho giảm thiểu tương tác, hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Thuốc chống động kinh

Thuốc tây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn. Tùy thuộc vào dạng bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe… mà người bệnh sẽ được lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Nhìn chung khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được cơn co giật hiệu quả nhờ sử dụng thuốc chống động kinh. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rụng tóc, kém tập trung, rối loạn cảm xúc, suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan, thận…

Thuốc điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc điều trị động kinh: Cơ chế, phân loại, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát bệnh động kinh ở người lớn hiệu quả

Công nghệ bào chế ngày càng phát triển, càng có nhiều loại thuốc điều trị ra đời, nhưng không một ai có thể phủ nhận vai trò của các thảo dược truyền thống trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn, đặc biệt là thảo dược Câu đằng, An tức hương…

Ngoài tác dụng trấn kinh, an thần không gây ngủ, giúp giảm cơn co giật hiệu quả. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hoạt chất sinh học chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có khả năng kích thích não bộ sản sinh GABA nội sinh, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trên não bộ, từ đó giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật. Không chỉ vậy, Câu đằng còn đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ tế bào não, thúc đẩy hồi phục vận động, giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đầu… sau cơn co giật.

Hiện nay, Câu đằng đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các dưỡng chất tự nhiên như An tức hương, GABA, Taurine, Magie, tạo nên cốm Egaruta – một công thức tối ưu dành cho người bệnh co giật, động kinh.

Hiệu quả của sản phẩm không chỉ được nhiều chuyên gia đánh giá cao mà còn được chứng minh qua những trải nghiệm thực tế từ hàng ngàn người bệnh. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Thủy (Đức Hòa, Long An) để hiểu rõ về lợi ích của cốm Egaruta với bệnh động kinh như trường hợp của con cô qua đoạn video sau:


Bí kíp giúp con cô Thủy kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở người lớn từ thảo dược Câu đằng

Phẫu thuật não trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Khi các triệu chứng bệnh động kinh ở người lớn không thể kiểm soát bằng thuốc tây thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn hiệu quả cho một số trường hợp sau:

– Người bệnh đã xác định được vùng não khởi phát cơn co giật, động kinh.

– Vùng não này không ảnh hưởng quá nhiều tới các chức năng cơ bản như: nghe, nói, nhận thức, suy nghĩ, cử động tay chân…

Tuy nhiên, phẫu thuật não là phương pháp khá phức tạp, nhiều rủi ro và chi phí khá cao, do đó ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều bệnh viện áp dụng phương pháp này. Với những người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật não thì can thiệp kích thích dây thần kinh phế vị hoặc kích thích não sâu có thể được thay thế.

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn độc giả đã có thể hiệu hơn về bệnh động kinh ở người lớn, từ đó có những lựa chọn đúng đắn trong việc phòng và trị bệnh.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://nyulangone.org/conditions/epilepsy-seizure-disorders-in-adults/diagnosis

https://www.cdc.gov/features/epilepsy-older-adults/index.html


Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Duyên
      Duyên
      5 Năm Trước

      Chào bác sĩ!
      Năm nay cháu đã 27 tuổi. Trước đây cháu rất khoẻ mạnh và bình thường nhưng ko hiểu sao cách đây 2 năm, cháu phát hiện ra cháu bị bệnh động kinh và cháu đã bắt đầu uống thuốc điều trị. Khi đó, thời gian mỗi lần cháu lên cơn đều có khoảng thời gian thưa và cách nhau khá xa,nhưng khoảng 5 tháng trở lại đây thì thời gian phát cơn cháu lại rất dày.Cứ 7 ngày cháu lại phát cơn 1 lần đôi khi thời gian lại cách nhau có 1 ngày và cơn chỉ xảy ra vào đêm và gần sáng. Cháu vẫn điều trị thuốc mỗi ngày nhưng ko đỡ mà lại nặng thêm ạ? Bác sĩ có thể giải thích cho cháu đc ko ạ! Và bác sĩ giải thích giúp cháu tại sao trong gia đình cháu ko ai mắc phải căn bệnh này mà đột nhiên cháu lại mắc phải khi đã 27 tuổi mà trước đó cháu rất khoẻ mạnh,ko hề gặp chấn thương gì ảnh hưởng đến thần kinh hay não bộ gì cả?
      Xin bác sĩ giải thích giúp cháu.
      Cháu cảm ơn!

      Nguyệt
      Nguyệt
      5 Năm Trước

      Chào bác sĩ. Mình ko biết vì sao bị bệnh động kin vì hồi còn trẻ mình ko biết thuốc cảm là gì nhưng sau khi lấy chồng và sinh con sau 4 năm mình đã bị và nay đã hơn 5 năm và điều trị ở bệnh viện tâm thần, tân suất cơn động kinh là 1 năm 2-3 cơn và từ năm ngoái đã cắt cơn và mình cũng bớt thuốc do tác dụng phụ của thuốc làm mình hay quên và gan bị nóng, nhưng năm nay lại bị 2 cơn. Cho hỏi bác sĩ là sau này mình có thể sinh con và nó có bị di truyền ko bác sĩ, trường hợp của mình có phải là nặng ko. Cảm ơn bác sĩ