Rất nhiều bậc phụ huynh đã vô cùng lo lắng khi thấy con mình có các biểu hiện như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ, khó tập trung vào học tập,… Họ phân vân, không biết có phải con mình đã mắc chứng tăng động giảm chú ý rồi không, hay đó chỉ là sự hiếu động của một đứa trẻ bình thường?. Vậy nếu như các bạn có cùng mối quan tâm giống họ, hãy để các chuyên gia trả lời cho bạn qua bài viết dưới đây.
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn phát triển về hành vi và tính cách ở trẻ nhỏ hoặc người lớn, với những dấu hiệu đặc trưng là sự thiếu tập trung chú ý, hiếu động thái quá, tính tình bốc đồng, thiếu kiên nhẫn, ngồi yên khi thực hiện một việc nào đó. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, cuộc sống sinh hoạt và học tập thường ngày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chúng sẽ gặp khó khăn khi làm việc và phát triển các mối quan hệ xã hội sau này.
Có mấy dạng tăng động giảm chú ý, chúng khác nhau như thế nào?
Chứng tăng động giảm chú ý có những biểu hiện rất phức tạp và khác nhau ở từng trẻ. Tuy nhiên, hội chứng này có thể chia thành 3 dạng chính. Đó là:
– Tăng động dạng hiếu động: Đây là nhóm những trẻ thường có các hành vi phấn khích quá mức như là hoạt động không ngừng nghỉ, không chịu ngồi yên một chỗ và tính cách bốc đồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng tập trung chú ý.
– Tăng động dạng giảm chú ý, kém tập trung: Trẻ thuộc nhóm này thì lại có biểu hiện ngược lại. Trẻ không quá hiếu động nhưng khả năng tập trung chú ý lại bị giảm rõ rệt, đôi khi là không quan tâm tới người xung quanh, ít nói hoặc chậm phát triển cả về ngôn ngữ.
– Tăng động dạng kết hợp cả 2 dấu hiệu của sự hiếu động quá mức và giảm chú ý, tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ hiện nay.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung trong học tập
Trẻ tăng động giảm chú ý có phải là đứa trẻ chậm phát triển hay không?
Những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, chúng khó có thể tập trung vào học tập vì thế kết quả học tập thường không cao. Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường có chỉ số IQ cao, óc sáng tạo trực quan rất tốt và tràn đầy năng lượng. Chúng có xu hướng trở thành những nhà tư tưởng độc lập. Thực tế cho thấy, có nhiều người mắc tăng động giảm chú ý đã thành công trong cuộc sống. Vì vậy, không thể kết luận rằng, những đứa trẻ mắc tăng động giảm chú ý là những đứa trẻ chậm phát triển.
Tôi phải làm sao để biết được con mình có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không?
Phụ huynh hay giáo viên của trẻ là những người có thể nhận ra những dấu hiêu của chứng tăng động giảm chú ý từ những hành động của trẻ, chẳng hạn như khi chúng không tập trung ghi nhớ và chú ý, chúng vô cùng nghịch ngợm và hiếu động thái quá. Khi thấy con bạn có những biểu hiện như vậy, hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ về tâm bệnh. Chúng sẽ được thực hiện một số bài kiểm tra và được trả lời những câu hỏi về các hành động bất thường, từ đó, bác sỹ có thể kết luận được về tình trạng của con bạn.
Điều trị tăng động giảm chú ý có khó không?
Hãy đừng quá lo lắng, bởi tình trạng tăng động giảm chú ý của con bạn sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt. Nếu như chúng được chăm sóc đúng cách bằng các biện pháp sau:
– Liệu pháp giáo dục hành vi: Đây là giải pháp mà chính giáo viên hay phụ huynh sẽ là những người trực tiếp giáo dục trẻ. Khi ở nhà, các bậc cha mẹ có thể hình thành cho con trẻ một thói quen sinh hoạt hợp lý, kích thích sự quan tâm, chú ý của trẻ bằng cách trao thưởng khi con đạt thành tích tốt, bên cạnh đó cũng nên nhắc nhở cho trẻ hiểu và nhận ra lỗi sai của mình khi chúng mắc lỗi.
Trẻ tăng động rất cần sự quan tâm và hướng dẫn từ cha mẹ, thầy cô giáo
– Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược: Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như GABA, dopamin… có thể là tác nhân khiến trẻ nghịch ngợm nhiều hơn và không tập trung vào học tập. Trong khi đó, Câu đằng là một loại thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng bổ sung dưỡng chất giúp bảo vệ tế bào thần kinh, đồng thời có khả năng kích thích cơ thể sản sinh GABA, vì vậy nó hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Hiện nay, duy nhất trên thị trường có cốm Egaruta là sản phẩm được bào chế từ thảo dược Câu đằng, kết hợp cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên An tức hương, GABA, Magie, Taurine, đây là giải pháp tối ưu, toàn diện cho trẻ tăng động và được nhiều bậc phụ huynh tin dùng, phản hồi tích cực. Trong đó, điển hình là câu chuyện của con trai chị Nhài (Đắk Lắk):“Trong 3 tháng đầu, chị thấy cháu bớt một chút, nhưng chưa hết đợt 3 tháng tiếp theo thì cháu đã cải thiện nhiều lắm. Cô giáo khen cháu đã học tiến bộ, không còn tính cáu bẳn. Cháu ngoan ngoãn hơn và không còn đánh bạn nữa”. Trong niềm hạnh phúc, chị chia sẻ lại:
Kinh nghiệm trị tăng động cho con của chị Nhài (Đắk Lắk)
– Sử dụng thuốc điều trị: một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị như là: amphetamine (Dexedrine), methylphenidate (Ritalin)… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như là: ăn không ngon, nhức đầu, đau bụng, co giật, rối loạn giấc ngủ… Vì vậy, việc sử dụng thuốc phải được sự chỉ định và cân nhắc kỹ lưỡng của bác sỹ.
Nếu như không điều trị, trẻ tăng động giảm chú ý có thể tự khỏi được không?
Khoảng 1/3 những trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sau khi lớn lên sẽ có thể tự khỏi hoặc tình trạng bệnh có thề giảm nhẹ. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa là 2/3 số trẻ còn lại sẽ vẫn tiếp tục sống chung với bệnh cho đến khi trưởng thành. Chúng có thể sẽ gặp những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống và dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội.
Người lớn thì có mắc tăng động giảm chú ý hay không?
Câu trả lời là: Có. Trên thực tế, có khoảng 10 triệu người trưởng thành mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tuy nhiên biểu hiện thường không rõ rệt như ở trẻ nên ít được quan tâm và chú trọng.
Có mối liên quan nào giữa tăng động giảm chú ý và béo phì hay không?
Theo một nghiên cứu của Viện sức khỏe tâm thần quốc gia cho biết, người lớn mắc chứng tăng động có khả năng thừa cân 1.58 lần và có khả năng bị béo phì cao gấp 1.81 lần so với những người không mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Hút thuốc lá và tăng động giảm chú ý có mối liên quan nào không?
Một vài nghiên cứu cho thấy, những người mắc chứng tăng động giảm chú ý có nguy cơ gia tăng sử dụng thuốc lá từ rất sớm và họ thường rất khó khăn trong việc bỏ thuốc lá.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.