1h sáng, nghe tiếng đập mạnh xuống giường, chị Liên lại tỉnh giấc lay cậu con trai 10 tuổi mắc bệnh động kinh, hỏi mà lòng như thắt lại: “Con có sao không?”
Hồi cháu được 7 tháng tuổi, chị cho con ngồi trên xe đạp chơi, không cẩn thận nên bị ngã lộn nhào xuống đất. Cháu ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, lúc đấy gia đình nghĩ chắc là không sao.
Nhà nghèo hai vợ chồng nai lưng ra làm việc vì thế chị cũng không biết lúc nhỏ con có biểu hiện gì khác thường. Chỉ đến khi cháu lên 7, chị thấy cháu đang học bài tự nhiên lả rồi ngất đi hoặc có những hôm đang ngủ bỗng cháu co quắp chân tay lại rồi giật liên hồi 2-3 nhịp. Để ý thấy nhiều lần như vậy chị mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện khám. Tại đây bác sĩ nói cháu mắc bệnh động kinh từ lâu nhưng không được chạy chữa kịp thời, nguyên nhân có thể là do cú ngã đập đầu khi nhỏ. Đó là nỗi buồn không chỉ của riêng gia đình chị Liên mà còn là câu chuyện của rất nhiều em nhỏ khác đang mắc phải căn bệnh quái ác này.
Theo Tiến sĩ Ninh Thị Ứng, Trưởng khoa Thần kinh, trẻ bị bệnh động kinh không hề hiếm gặp. Hàng năm bệnh viện có 800-900 trẻ nằm viện. Số điều trị ngoại trú nhiều gấp 4 lần. Động kinh là một bệnh lý với những cơn co giật xảy ra đột ngột, tái phát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như: xuất huyết não, sốt cao co giật, nhiễm trùng thần kinh, rối loạn mạch máu não, di truyền, chấn thương sọ não… Tuy nhiên có đến hơn một nửa số bệnh nhân không rõ nguyên nhân.
Sốt cao co giật có thể để lại di chứng động kinh
Có thể bạn quan tâm:
Con bạn bị động kinh, bạn đã biết cách chăm sóc?
GABA – Đích đến bệnh động kinh
Nguy hiểm từ căn bệnh động kinh
Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được điều trị để cắt hoặc giảm những cơn co giật kéo dài có thể khiến trẻ chậm phát triển tâm lý, vận động. Hơn nữa, lớn dần lên trẻ có thể sẽ có những biến đổi nhân cách, tính tình, trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc. Nếu không kiểm soát được, trẻ có thể lên cơn động kinh bất cứ lúc nào và gặp phải những tai nạn như phỏng, té xe, ngã sông có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời. Vì thế, điều quan trọng là cha mẹ cần phát hiện và đưa trẻ đi khám sớm. Khi trẻ có cơn co giật đầu tiên nếu được điều trị sớm thì khả năng trẻ bị cơn co giật tiếp theo là 24%, và 82% có thể khỏi sau 1 năm.
Khi trẻ có những biểu hiện như mắt nhìn ngược, co giật tay, chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng người, tím ngắt, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa thần kinh. Tuy nhiên có những trẻ lên cơn co giật nhưng không rung lên bần bật mà chỉ đơn giản đang chơi tự nhiên mắt trẻ lờ đờ, đi quay một vòng vô ý thức hoặc ngất đi. Và chỉ một lúc trẻ lại có thể hồi phục bình thường, vì thế nếu không để ý, nhiều bậc cha mẹ có thể bỏ qua những biểu hiện này.
Động kinh không phải là bệnh bi quan với trẻ, nếu điều trị và quản lý tốt, trẻ có thể hòa nhập cuộc sống, sinh hoạt như bình thường. Điều quan trọng là cha mẹ phải hết sức kiên trì, không chỉ cho con uống thuốc đều đặn mà phải quan tâm động viên còn để con ổn định tâm lý đẩy lùi căn bệnh. Tiến sĩ còn cho biết, cha mẹ cần ghi lại hình cơn co giật của trẻ để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng loại co giật và cho thuốc điều trị chính xác. Đây là cách điều trị tối ưu nhất, vì mỗi kiểu co giật lại đáp ứng khác biệt nhau đối với các thuốc chống động kinh. Khi trẻ được điều trị ngoại trú tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số điều: tuân thủ theo đúng điều trị hằng ngày, các thuốc điều trị phải theo giờ nhất định, thường là cách 12 giờ một lần. Không được tự ý cho trẻ bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên dọa trẻ, tránh để con khóc dài, sợ hãi. Luôn tôn trọng, động viên, khuyến khích trẻ, nhưng cũng không nên bao bọc quá kỹ mà hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài, thay vì đó phải rèn cho trẻ tính tự lập.
Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ tới với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Hoàng Yến
——————
Anh khuyen em ” Khanh Huyen ” hay ket ban voi mot vai ban gai. E hay can dam noi ho rang : ” Dong kinh ” ko he nguy hiem , to co the lam chu ban than , mong cac ban hay choi voi to. Vi to rat mac cam ve can benh nay nen thay rat co don. Mong cac ban hieu va co the choi voi to , neu duoc to se rat vui . Anh noi voi e nhu the vi anh da tung trai qua roi.
Chào bạn, có rất nhiều người gặp phải vấn đề này giống như bạn, tuy nhiên bạn đừng chớ vội bi quan và tự ti trong cuộc sống. Đâu phải ai cũng hoàn hảo, đâu phải ai cũng khỏe mạnh mà không gặp phải bất cứ bệnh tật phải không nào? Nếu như mình đã được phát hiện ra bệnh từ sớm, thì trước hết cha mẹ bạn sẽ cần có sự quan tâm đặc biệt hơn, đưa bạn đi thăm khám thầy thuốc chuyên khoa về thần kinh, tâm thần để rồi các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và phác đồ điều trị thích hợp. Nếu như kiên trì điều trị thì bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn mà cơn co giật không tái phát lại, thời gian có thể 3 năm, 5 năm hoặc nhiều hơn thế. Điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lưu ý chế độ ăn uống cho phù hợp, và đặc biệt phải giữ tinh thần luôn thoải mái, cố gắng hòa đồng, tăng cường giao tiếp xã hội bạn nhé. Nếu bạn điều trị từ năm lớp 4 đến năm lớp 12 cũng là 8 năm rồi nhưng bệnh chưa thuyên giảm, bạn nên đến chuyên khoa thần kinh để khám lại nhé. Bạn nên tránh căng thẳng trong học tập hoặc chơi những trò chơi nguy hiểm sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Egaruta, đó là thực phẩm chức năng nhưng cũng là một lựa chọn an toàn cho bạn để giúp làm giảm chứng co giật, rối loạn cảm xúc do động kinh gây ra, đôi khi dùng kết hợp với thuốc tây y sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm thời gian sử dụng thuốc lâu dài. Sản phẩm bào chế dưới dạng cốm có mùi thơm của me nên rất dễ uống nhé. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
cháu nản lắm rồi , cháu bị động kinh từ năm lớp 4 mà năm sau cháu lên lớp 12 rồi nhưng nó vẫn theo cháu ,cháu như 1 đứa trẻ bị tự kỉ từ lớp 4 đến lớp 9 , không đi đau chỉ biết ăn , ngủ và học chỉ khi có cái máy tính cháu mới bắt đầu nói chuyện với mọi người nhưng từ khi bị bệnh cháu hay tưởng tượng lắm , đủ thứ chuyện nhưng đều là chuyện của cháu , nó làm cháu mất tập chung khi học hay làm , cháu phải làm sao ạ ?