Cứ 2.500 – 3.000 trẻ thì có một trẻ mắc hội chứng West, đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ cúi gập đầu về phía trước. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, tuy nhiên bệnh lại dễ bị bỏ qua bởi biểu hiện cơn rất ngắn và không hề có co giật. Vậy hội chứng West là gì, làm thế nào để nhận biết sớm, điều trị thế nào là tốt nhất? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa hội chứng West là gì?
Hội chứng West, còn gọi là chứng co thắt sơ sinh là một loại động kinh toàn thể thứ phát thời thơ ấu, biểu hiện bằng “tam chứng” gồm: Cơn co thắt gập người, suy giảm sự phát triển tâm thần vận động và điện não đồ có sự rối loạn nhịp lan tỏa.
Những ai có nguy cơ mắc hội chứng West?
Hội chứng West rất hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 8 tháng tuổi và thường dừng lại hoặc chuyển sang dạng động kinh khác khi trẻ lên 4 tuổi. Đây không phải là thể động kinh phổ biến, nó chỉ ảnh hưởng đến một số ít trẻ do sự thay đổi trong quá trình hình thành cấu trúc và chức năng của não bởi những bất thường gen, rối loạn chuyển hóa, dị thật não bẩm sinh, ngạt khi sinh gây thiếu oxy não, nhiễm trùng não…
Hội chứng West thường khởi phát khi trẻ 3 – 8 tháng tuổi
Tpcn cốm Egaruta – giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho hội chứng West và mọi thể động kinh nói chung. Hãy gọi điện cho chúng tôi hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm
Triệu chứng của hội chứng West gồm những gì?
Cứ 10 trẻ mắc phải hội chứng này thì có tới 9 trẻ khởi phát trong những năm đầu đời với các biểu hiện đặc trưng gồm:
Cơn co thắt điển hình: Thường xảy ra ở đối xứng cả hai bên của cơ thể, có 3 dạng là:
– Co thắt gấp: Đầu trẻ gật mạnh xuống, toàn bộ cơ thể uốn cong về phía trước, cánh tay đột ngột đưa ra trước, chân và đầu gối gập về phía bụng.
– Co thắt duỗi: Đầu ngửa và thân ưỡn ra sau, hai tay co lên, chân duỗi thẳng.
– Co thắt hỗn hợp: Trẻ ngửa đầu ra sau, thân ưỡn về phía sau, hai tay và hai chân co gập lên phía trước.
Cơn co thắt không điển hình: Ít gặp hơn nhưng dễ bị bỏ qua bởi các biểu hiện của trẻ rất mờ nhạt, chỉ có gật đầu, co thắt trong thời gian rất ngắn, không đối xứng, vẹo đầu, vặn vẹo nửa người.
– Mỗi cơn động kinh kéo dài chỉ 1 hoặc 2 giây, sau đó có thể tạm dừng trong vài giây rồi lại xuất hiện thành một chuỗi cơn co thắt liên tục.
– Một số trẻ có sự thay đổi tâm trạng và vận động như thờ ơ, không đáp ứng với xung quanh, nét mặt cứng đờ.
– Các cơn co thắt thường không làm trẻ đau, nhưng trẻ dễ khóc do bị giật mình bởi cơn xuất hiện bất ngờ, khiến hầu hết cha mẹ nhầm lẫn là con bị đau bụng. Nhưng những cơn đau bụng thông thường không liên tiếp và kéo dài như cơn co thắt trong hội chứng này.
Hội chứng West có nguy hiểm không?
Nếu không được kiểm soát tốt, hội chứng West gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này, cụ thể là:
– Nếu trẻ em mắc chứng co thắt sơ sinh liên quan đến những rối loạn hoặc tổn thương não tiềm ẩn sẽ có khả năng bị chậm phát triển, trẻ có thể bị mất các kỹ năng như ngồi, lăn bò hoặc tập đi.
– Sự suy giảm nhận thức, trí tuệ cũng thường gặp và khiến trẻ khó khăn trong quá trình học tập và công việc sau này.
– Bệnh tiến triển thành các thể động kinh khác khi trẻ lớn lên, gặp nhiều nhất là hội chứng Lennox – Gastaut hoặc khiến trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ hơn.
Chia sẻ của người mẹ khi con mắc hội chứng west
Chẩn đoán hội chứng West bằng cách nào?
Cha mẹ nên mô tả cho bác sĩ các triệu chứng mà con mình gặp phải càng chi tiết càng tốt, bởi những biểu hiện của trẻ rất quan trọng trong việc chẩn đoán. Cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, khám thần kinh và thực hiện điện não đồ EEG để kiểm tra sóng điện não. Đặc trưng của EEG trong hội chứng West là các sóng điện não luôn luôn rối loạn, ngay cả khi không có cơn động kinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rối loạn sóng điện này chỉ thấy khi trẻ đang ngủ.
Ngoài ra, các trẻ này còn được làm các xét nghiệm khác như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu và nước tiểu, chọc dò tủy sống,…
Các phương pháp điều trị hội chứng West
Điều trị bằng thuốc
Mặc dù thuốc kiểm soát cơn co cứng, co giật mang lại nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhưng đây vẫn là phương pháp đầu tiên và bắt buộc trong điều trị hội chứng này. Các thuốc được chỉ định hiện nay là: Steroid, vigabatrin, thuốc chống động kinh
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị động kinh từ thảo dược
Câu đằng và An tức hương là hai loại thảo dược quý, được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng an thần, giảm kích thích trong não bộ, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn, giảm đau đầu, mệt mỏi sau động kinh hiệu quả, sớm phục hồi sức khỏe và khả năng vận động. Hiện nay, hai loại thảo dược này được chiết xuất và bào chế trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị cho mọi thể động kinh, được nhiều chuyên gia thần kinh đầu ngành khuyên dùng.
Trong trường hợp nguyên nhân của hội chứng West là do xơ cứng mô, dị dạng não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh những bất thường này.
Chế độ ăn kiêng cho trẻ mắc hội chứng West
Một chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong điều trị hội chứng West ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, mì chính, thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, xúc xích, pizza, khoai tây chiên,… bởi những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh của trẻ. Thay vào đó, các loại cá, rau xanh, trái cây, dầu thực vật,… là những loại thực phẩm tốt, bạn nên chú ý bổ sung cho trẻ hằng ngày, đồng thời khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để điều trị bệnh được tốt và nâng cao sức khỏe nói chung.