Sau khi tiêm phòng vacxin, một số trẻ có thể bị sốt cao kèm theo hiện tượng co giật, điều này thường làm các phụ huynh lo lắng và nghĩ rằng vacxin gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con mình. Vậy thực hư của câu chuyện này ra sao, bài viết sau đây sẽ giúp bạn sáng tỏ và biết cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.
Tại sao trẻ bị sốt cao co giật sau khi tiêm phòng?
Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi có sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, tác nhân lạ đi vào máu… và đặc trưng bởi sự gia tăng thân nhiệt. Khi sốt cao từ 38,9oC trở lên, quá trình dẫn truyền thần kinh trong não rất dễ bị ảnh hưởng và làm xuất hiện các cơn co giật, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Sau khi tiêm phòng khoảng một vài giờ hoặc một ngày, trẻ có thể bị sốt bởi vacxin là một chế phẩm có tính kháng nguyên, khi tiêm vào cơ thể người thì nó cũng được coi là một yếu tố lạ xâm nhập. Một số biểu hiện thường gặp như: trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39oC, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, đôi khi trẻ sẽ bỏ ăn, bỏ bú hoặc không ngủ vì nhức đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ sốt cao kèm theo co giật có thể xuất hiện sau khi tiêm một số loại vacxin như:
– Vacxin phòng ngừa 3 trong 1: quai bị – sởi – rubella (MMR) hoặc 4 trong 1 như quai bị – sởi – rubella – thủy đậu (MMRV): cơn sốt cao co giật thường xảy ra vào khoảng thời gian từ 5 tới 12 ngày sau mũi đầu.
– Vacxin cúm bất hoạt (IIV) như là vacxin cộng hợp phế cầu khuẩn (PVC13); vacxin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DtaP): một số ít các trường hợp có cơn sốt cao co giật trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.
Tiêm vacxin có thể làm xuất hiện sốt cao co giật
Cốm Egaruta là sản phẩm chuyên biệt giúp làm giảm các chứng co cứng, co giật do sốt sau tiêm chủng hoặc mọi nguyên nhân khác. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất.
Sốt cao co giật sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?
Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của trẻ được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng các bậc phụ huynh cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc… Chị Hoa (Hà nội) trăn trở về những lần tiêm vacxin cho cậu con trai 3 tháng tuổi, “Mình rất sợ khi cho con đi tiêm phòng, đặc biệt là mũi vacxin 3 trong 1, ngay khi về nhà được 2 tiếng, cu cậu bắt đầu khóc thét lên, gia đình dùng đủ mọi cách dỗ dành nhưng không được, rồi nôn chớ liên tục. Buổi chiều, cháu bắt đầu bị sốt nhẹ, sau đó là nhiệt độ tăng dần lên đến mức bị co giật, cháu cũng không chịu ty, không chịu ngủ, nhìn vào vết tiêm có vẻ sưng đỏ lên, tôi cho uống thuốc hạ sốt paracetamol 80mmg dành cho trẻ nhỏ nhưng chỉ đỡ được phần nào. Ông bà nội cháu sốt ruột, vợ chồng tôi phải đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra. Thật may là sau đó cháu không bị sao”.
Thông thường trong một cơn co giật do sốt cao, một đứa trẻ sẽ mất ý thức và cả hai cánh tay và chân bị co cứng, giật mà không kiểm soát được. Nếu trẻ bị sốt cao co giật toàn thân kéo dài hơn 10 phút hoặc co giật tái xuất hiện trong vòng 24 giờ, thì có khoảng 10 phần trăm số trường hợp sẽ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh động kinh so với những đứa trẻ không có co giật do sốt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, co giật do sốt kéo dài có thể làm tổn thương vùng hippocampus, một cấu trúc não đóng một vai trò trong bộ nhớ và học tập có liên quan với bệnh động kinh thùy thái dương (TLE), gây ảnh hưởng một phần đến khả năng ghi nhớ, nhận thức và tư duy trí tuệ của trẻ.
Mặc dù kết quả nghiên cứu này có thể gây sợ hãi cho nhiều cha mẹ, tuy nhiên có một cơn co giật do sốt cao không có nghĩa là một đứa trẻ bị động kinh, đồng nghĩa với tỷ lệ tiến triển thành bệnh là rất nhỏ, bởi đó là một quá trình theo dõi, trường hợp sau này được khẳng định là động kinh nếu trong điện não đồ có sóng điện kịch phát bất thường hoặc cơn co giật tái phát nhiều lần mà không bị kích hoạt do sốt. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng mà không cho con đi tiêm phòng, bởi sẽ còn nguy hiểm hơn nếu trẻ mắc các bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, nhiễm trùng phế cầu khuẩn,… làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Sốt cao co giật có thể tiến triển thành động kinh
Xem thêm:
Mẹo hay giúp con hạ sốt nhanh chóng, tức thì
Cách phòng ngừa sốt cao co giật sau tiêm phòng
Những sự cố khác có thể xảy ra sau tiêm chủng?
Cũng như thuốc, vacxin dùng trong tiêm chủng luôn đạt yêu cầu về tính an toàn và hiệu lực bảo vệ mới được lưu hành. Nhưng không thể có một lọai vacxin nào hoàn toàn an toàn vì vẫn còn những tỷ lệ nhất định những sự cố xảy ra sau tiêm chủng.
Cần làm gì khi con xuất hiện sốt cao co giật sau tiêm chủng?
Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao sau tiêm chủng, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt, mau chóng hạ sốt cho con bằng nhiều cách khác nhau.
– Nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái, lau người hoặc chườm khăn bằng nước ấm, nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ nhưng không được chườm đá hay nước lạnh vì rất nguy hiểm.
– Nếu nhiệt độ 39oC, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, do vậy có thể cho con dùng oresol, cháo muối nấu loãng để bù lượng nước mất và điện giải qua da do sốt. Tuy nhiên, với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
– Cần đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.
Trong một vài trường hợp, cha mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của trẻ không hề giảm, kèm theo các biểu hiện như khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, co giật, cha mẹ nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để được chăm sóc khẩn cấp.
Tuy sốt cao co giật hiếm khi gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ nhỏ, tuy nhiên để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho con mình thì cha mẹ có thể cho con sử dụng thêm một số sản phẩm giúp an thần, ổn định hệ thần kinh và phòng ngừa những ảnh hưởng xấu của sốt cao co giật tới chức năng não bộ.
Minh Ngọc
Nguồn tham khảo:
http://www.cdc.gov/
http://www.ninds.nih.gov/
—————————————-
Bé 3 tuổi mỗi lần sốt cao co giật nhẹ thì uống với liều như thế nào ah
Chào bạn Uyên Phương,
Để phòng ngừa cơn co giật do sốt cao, với bé 3 tuổi bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp trấn tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh; từ đó giúp phòng ngừa cơn sốt cao co giật tái phát, ngăn ngừa tổn thương não bộ sau cơn co giật và hạn chế di chứng động kinh cho trẻ hiệu quả.
Mặc dù đa phần các trường hợp sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra một vài lần sẽ là lành tính, ít khi để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cơn co giật tái phát nhiều lần, đặc biệt là ở trẻ nhỏ thì có thể gây tổn thương, rối loạn hoạt động điện não và để lại di chứng động kinh cho trẻ.
Chính vì vậy, gia đình cần chú ý theo dõi và phòng ngừa hợp lý cho con để tránh cơn tái phát. Ở những trẻ có tiền sử sốt cao co giật thì cơ địa cũng sẽ nhạy cảm hơn, khi con bắt đầu có dấu hiệu chớm sốt gia đình nên hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt cao quá mức dẫn đến co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao co giật trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cha-me-lap-ke-hoach-cham-soc-tre-sot-cao-co-giat
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Bé 2 tuổi sau khi đi viêm vacxin về thì bị sốt và có hiện tượng co giật, Cho tôi hỏi bị như vậy có dẫn đến động kinh không?
Chào bạn Bé Tư,
Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra 1, 2 lần thì thường không gây nguy hại gì cho bé, nhưng nếu diễn ra thường xuyên hơn, các cơn co giật gần nhau thì có thể để lại di chứng động kinh cho trẻ nhỏ. Do vậy, với tình trạng hiện tại, gia đình bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần theo dõi bé cẩn thận và cho bé đi khám nếu cơn co giật xuất hiện ngay cả khi không sốt.
Để phòng ngừa cơn co giật do sốt tái phát và ảnh hưởng của sốt cao co giật trên não bộ thì ngay từ bây giờ bạn nên cho con sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm 2 lần trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng. Các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong sản phẩm có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa cơn sốt co giật tái phát, ngăn ngừa tổn thương não bộ sau cơn co giật và hạn chế di chứng động kinh cho trẻ hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một số phụ huynh có con bị sốt cao co giật nhưng nay đã cải thiện tốt trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/chia-se/tre-sot-cao-co-giat-nhung-sai-lam-va-kinh-nghiem-dang-gia-ngan-vang
Bên cạnh đó, với những bé có tiền sử sốt co giật thì cơ địa sẽ nhạy cảm hơn, bởi vậy khi con bắt đầu có dấu hiệu chớm sốt gia đình nên chú ý hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt quá mức dẫn đến co giật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ khi bị sốt cao co giật trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cha-me-lap-ke-hoach-cham-soc-tre-sot-cao-co-giat
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại (gọi điện/zalo) với chúng tôi theo số điện thoại: 0962.620.043 để được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Cháun tôi 5 tuổi bị sốt cao co giật 4 lần rồi, đi khám bác sĩ nói không sao nhưng tôi vẫn lo lắm. Xin hỏi con tôi dùng cốm Egaruta được không?Tư vấn giúp tôi nhé!
Chào bạn Nhàn,
Với sự kết hợp của các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương và hoạt chất sinh học bổ não, cốm Egaruta là sản phẩm có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa cơn sốt cao co giật tái phát, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa tổn thương não bộ sau cơn co giật, hạn chế di chứng động kinh cho trẻ hiệu quả. Sản phẩm rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì, do vậy trong trường hợp con bạn đã bị co giật do sốt cao 4 lần, để ngăn ngừa cơn tái phát, bạn nên cho con sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc điều trị khác 1 – 2 tiếng trong một liệu trình từ 3 – 6 tháng, sau đó bạn có thể dự phòng một hộp cốm ở nhà để cho con uống mỗi khi sốt. Thực tế, có rất nhiều trẻ bị sốt cao co giật như con bạn đã cải thiện tốt bệnh khi sử dụng cốm Egaruta, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé và tìm hiểu thêm về cách sử dụng sản phẩm trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tre-sot-cao-co-giat-nhung-sai-lam-va-kinh-nghiem-dang-gia-ngan-vang
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-egaruta
Bên cạnh sử dụng cốm Egaruta, thường ở những trẻ có tiền sử co giật do sốt cao thì cơ địa sẽ nhạy cảm hơn, có khi chỉ sốt nhẹ cũng đã xuất hiện cơn co giật. Do vậy, khi bé có dấu hiệu chớm sốt gia đình nên chú ý hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt cao quá mức.
Nếu cần hỗ trợ thêm về bệnh hoặc sản phẩm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Con tôi 6 tháng tuổi, mới tiêm chủng vác xin quyvaxem mũi 3 tối đến cháu sốt 39 độ co giật nhẹ ,xin hỏi đã phải là sốt cao co giật và liệu có để lại di chứng sau này không ah .
Chào bạn Nguyên,
Hiện tượng sốt cao co giật sau tiêm phòng vac xin là một phản ứng có thể gặp ở một số trẻ và nó ít khi để lại nhưng tác động lâu dài. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý hạ sốt nhanh cho bé, đồng thời theo dõi nếu sốt cao co giật tái phát sau này thì cần đưa bé sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và có hướng can thiệp kịp thời. Bạn có thể tìm hiểu thêm về biểu hiện của con trong bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/phong-ngua-di-chung-dong-kinh-sau-sot-cao-co-giat
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0962 620 043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé luôn khỏe, ngoan!
Con tôi 2tháng tuổi, mới tiêm chủng vác xin quyvaxem mũi 1 tối đến cháu sốt 38 độ mắt trợn xin hỏi đã phải là sốt cao co giật hay chưa, và liệu có để lại di chứng nào không
Chào bạn Duyên,
Hiện tượng sốt cao co giật sau tiêm phòng vác xin là một phản ứng có thể gặp ở một số trẻ, tuy nhiên nó ít khi để lại nhưng tác động lâu dài. Bé nhà bạn sốt 38 độ, có triệu chứng trợn mắt là phản ứng bình thường không quá nguy hiểm. Bạn nên theo dõi thêm các triệu chứng ở bé cũng như hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt, chườm ấm vùng nách, bẹn để bé nhanh thoát nhiệt. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
https://tridongkinh.com/bai-viet/meo-hay-giup-ha-sot-nhanh-chong-chong-con-co-giat-xuat-hien
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0962.620.043 để được hỗ trợ.
Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!
Bác sỹ cho e hỏi:con trai e 18t.cach đây 2thang cháu bị co giật lần đầu tiên. Sau 2 tháng lại bị tiếp 1 cơn giật thứ 2. Vào viện kham điện não đồ thì phát hiện có sóng động kinh. Nhưng bác sỹ bệnh viện bảo pải nhập viện theo dõi bắt cơn rồi mới cho thuoc. Nhưng cơn giật thưa mà cháu còn pải học nên gd xin ra viện.
Chào bạn Chính .
Mặc dù có triệu chứng điển hình chung là các cơn co cứng, co giật nhưng chứng bệnh động kinh còn chia làm nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy từng thể bệnh,cũng như mức độ cơn sẽ có những loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Chính vì vậy, bác sĩ mới yêu cầu con bạn nhập viện để theo dõi trước khi đưa ra chỉ định thuốc điều trị. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn các thể bệnh động kinh qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/benh-dong-kinh-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-an-toan-hieu-qua
Mặc dù cơn co giật diễn ra khá thưa nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các cơn co giật có thể diễn ra nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến việc học tập cũng như cuộc sống của con bạn. Do vậy, gia đình có thể cân nhắc cho bé nhập viện theo chỉ định của bác sĩ hoặc nếu việc nhập viện ảnh hưởng đến việc học tập hiện tại của bé, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để theo dõi cơn bằng việc quay lại hình ảnh khi bé lên cơn bằng video để bác sĩ chẩn đoán và kê những loại thuốc điều trị thích hợp.
Để điều trị hiệu quả, con bạn cần dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dừng thuốc hay tăng giảm liều dùng; tránh thức khuya, lo lắng căng thẳng quá mức cũng như cũng có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ làm giảm tần suất, mức độ cơn như Cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần. Đã có nhiều bệnh nhân bị động kinh điều trị hiệu quả nhờ sự kết hợp này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc con bạn sớm khỏe!