Động kinh là một bệnh lý xảy ra do sự phóng điện bất thường quá mức của các tế bào thần kinh ở vỏ não gây ra những thay đổi về hành vi, nhận thức… Việc điều trị bệnh động kinh cần kiên trì, thuốc chống động kinh cần được dùng đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều dùng hoặc ngừng sử dụng đột ngột. Bởi vì nếu ngừng thuốc chống động kinh không hợp lý, cơn co giật sẽ rất dễ tái phát và nguy cơ kháng thuốc là rất cao.
Ngừng dùng thuốc chống động kinh: Lợi ích và rủi ro
Hầu hết các thuốc điều trị bệnh động kinh là những nhóm hoạt chất hướng tâm thần, đôi khi việc sử dụng lâu dài sẽ gây một số tác dụng không mong muốn tạm thời hoặc kéo dài trong nhiều năm tháng. Dù mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng tất cả các thuốc chống động kinh đều có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm chú ý, nhận thức, thiếu tập trung… Một số thuốc kháng động kinh còn làm tăng tính cảm ứng hoặc ức chế enzym chuyển hóa ở gan, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc khác khi điều trị các bệnh mắc kèm.
Hơn thế nữa, việc sử dụng thuốc thường xuyên liên tục hàng ngày là điều bắt buộc với bệnh nhân, tuy nhiên thói quen phải phụ thuộc vào một thứ thuốc lại khiến họ trở nên mặc cảm, tự ti, sợ ánh mắt kỳ thị của mọi người.
Do vậy, những nghiên cứu đánh giá về khả năng cải thiện sức khỏe tâm thần kinh của người bệnh sau khi ngưng sử dụng thuốc sẽ có vai trò quan trọng giúp bác sĩ điều trị cân nhắc việc giảm liều hoặc ngưng thuốc cho họ để hạn chế tối đa những tác dụng không đáng có do thuốc chống động kinh gây ra.
Sau khi sử dụng thuốc chống động kinh và kiểm soát được cơn co giật, một số người đã tự ý giảm liều và bỏ thuốc đột ngột. Điều này rất nguy hiểm vì dễ làm cơn co giật tái phát trở lại và nguy cơ động kinh kháng thuốc là rất cao. Theo nhiều thống kê cho thấy, ngay cả khi dùng thuốc trong thời gian dài và ngưng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì vẫn có tới 20-25% bệnh nhân có cơn co giật xuất hiện trở lại, 19% bệnh nhân mắc động kinh tiến triển kháng thuốc. Với nhóm đối tượng trẻ em, có 50% trẻ có cơn co giật quay trở lại trong 6 tháng đầu tiên, 60-80% có cơn co giật trong vòng 1 năm và hơn 80% tái phát trong vòng 5 năm ngừng sử dụng thuốc. Nguy cơ các cơn co giật tái phát sẽ tăng lên ở những bệnh nhân có cơn động kinh khởi phát muộn, điện não đồ có nhiều bất thường trong quá trình điều trị và phải dùng nhiều loại thuốc để kiểm soát các cơn động kinh…
Co giật dễ tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc
Đôi khi, việc chấm dứt sử dụng thuốc kháng động kinh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn về chức năng tâm lý và thần kinh, gây hiệu ứng tâm lý tiêu cực và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh nhân có thể bị khủng hoảng tâm lý và thất vọng khi cơn động kinh tái phát mặc dù trước đây đã không còn cơn co giật nào cả, lúc này sẽ thật nguy hiểm nếu họ đang lái xe hoặc làm việc trên cao…
Tử vong sau cơn động kinh tái phát cũng chính là một rủi ro tiềm ẩn đối với những trường hợp này. Trạng thái động kinh và những cái chết bất ngờ không rõ nguyên nhân là những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan trực tiếp đến một cơn động kinh. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu của cả hai quần thể trẻ em và người lớn thì tỷ lệ tử vong liên quan co giật tương đối thấp và không ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh giảm liều hay ngưng thuốc điều trị.
Xem thêm:
Động kinh kháng thuốc và nguyên tắc không thể quên
Sản phẩm giúp kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh an toàn
Khi nào có thể ngừng sử dụng thuốc chống động kinh?
Trước hết cần lưu ý: Việc ngừng sử dụng thuốc chống động kinh bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi các cơn động kinh đã được kiểm soát tốt, sau khoảng thời gian từ 1- 2 năm ở trẻ em và 2-5 năm ở người lớn tính từ khi cơn co giật cuối cùng xuất hiện, người bệnh có thể giảm liều dùng từ từ rồi ngừng hoàn toàn thuốc chống động kinh. Nhìn chung, những người dưới 30 tuổi, có điện não đồ bình thường đã kiểm soát được cơn động kinh trong vòng 2-5 năm là đối tượng có ít khả năng cơn co giật tái diễn nhất sau khi dừng việc điều trị bằng thuốc. Và theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 65-70% trẻ em không bị tái phát cơn co giật sau một thời gian dài điều trị.
Ngừng thuốc chống động kinh cần có chỉ định của bác sĩ
Việc quyết định ngừng sử dụng thuốc chống động kinh ở người lớn bao giờ cũng khó khăn hơn ở trẻ em vì nếu cơn co giật tái phát bất ngờ có thể ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như những mối quan hệ của họ. Chính vì thế, dù đã kiểm soát được cơn động kinh trong thời gian dài, nhiều người vẫn do dự khi quyết định ngừng thuốc vì sợ những rủi ro có thể xảy ra.
Giảm thiểu nguy cơ tái phát sau khi ngừng thuốc chống động kinh
Để hạn chế động kinh tái phát sau khi sử ngừng sử dụng thuốc chống động kinh, người bệnh cần lưu ý:
– Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng. Không tự ngừng thuốc, tăng liều hoặc giảm liều.
– Khi ngừng thuốc cần giảm liều từ từ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Tránh những yếu tố có thể kích thích cơn động kinh như: tránh căng thẳng tâm lý, ngủ không đủ giấc, sử dụng chất kích thích…
– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường các loại rau quả tươi, thực phẩm giàu protein và chất béo, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều carbohydrat.
– Sau khi ngừng thuốc, nếu thấy phản ứng bất thường của cơ thể hoặc xuất hiện những cơn co giật trở lại, cần tái khám ngay.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ hoặc Zalo qua số điện thoại 0962.620.043 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
DS. Xuân Thủy
Nguồn tham khảo:
http://www.epilepsychicago.org
http://www.ncbi.nlm.nih.gov
———-———-———-———-———-
Thông tin cho bạn
TP BVSK Cốm Egaruta giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh động kinh, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc. Giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, tư duy, nhận thức sau cơn động kinh.
Bé nhà tôi không nhai được vì bé chỉ ương sữa thôicó dùng cốm được không?
Bé động Kinh nhưng không dùng thuốc, nếu chỉ sử dụng cốm có được không?
Nguyên nhân động Kinh có thể là do chấn thương sọ não, tôi có thể đi chip MRI cho bé để xác định nguyên nhân để chữa trị tích cực hơn được không?
Chào bạn Phượng Vũ,
Cốm Egaruta được bào chế dưới dạng bột cốm pha với nước để uống, do đó bạn hoàn toàn yên tâm là dù bé chưa nhai được nhưng vẫn có thể sử dụng cốm rất dễ dàng.
Động kinh là bệnh lý mạn tính, nếu không sớm được điều trị sẽ để lại những hậu quả khó lường cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Việc điều trị bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng động kinh.
Vì vậy, nếu hiên tại bé chưa dùng thuốc thì bạn cần đưa bé đến chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 103, bệnh viện Nhi đồng 1,… để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Cốm Egaruta là sản phẩm chuyên biệt được kết hợp giữa các thảo dược quý và các hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng giảm tần suất, mức độ cơn co cứng, co giật ở người bệnh động kinh nhưng không thay thế thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Do vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên dùng kết hợp thuốc của bác sĩ và cốm Egaruta. Rất nhiều người nhờ áp dụng phương pháp kết hợp này đã kiểm soát rất tốt bệnh động kinh và có cuộc sống sinh hoạt bình thường, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong bài viết dưới đây:
http://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!
Dạ BS cho hỏi em có một người thân bị tai nạn khi đi học về, khoảng 6 năm sau để lại di chứng là bệnh động kinh, và co giật vậy BS có thể tư vấn giúp em được không ạ, mong BS giúp ,xin cảm ơn BS
Chào bạn,
Động kinh sau tai nạn giao thông là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Việc điều trị bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng động kinh. Thời gian điều trị có thể có thể kéo dài rất nhiều năm, bệnh nhân mới có thể kiểm soát được bệnh. Vì vậy người thân bạn nên đi khám kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sỹ chỉ định. Để hiểu rõ hơn về chứng động kinh sau chấn thương sọ não, bạn có thể tham khảo bài viết sau :
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-dong-kinh-sau-chan-thuong-so-nao
Bên cạnh đó, người thân của bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm cốm Egaruta với liều 4 gói một ngày chia làm 2 lần, để phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co giật, động kinh. Đã có rất nhiều người bị động kinh sau chấn thương sọ não nhờ vào việc sử dụng Cốm Egaruta đã có thể kiểm soát được bệnh, có một cuộc sống bình thường, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ để hiểu thêm về công dụng của sản phẩm:
http://www.youtube.com/watch?v=N5lmp8GVrq8
Chúc người thân của bạn sớm khỏe!
Chào BS.
Cho em hỏi, em có con nhỏ 2 tuổi nhưng bé đã 2 lần sốt và dẫn đến co giật.
Hiện bé nhà E đang dùng thuốc Depakine được 2 lọ rồi hiện đang dùng lọ thứ 3.
Nhưng có Bác sĩ nói thuốc này chỉ dành cho người động kinh bé có được đo điện não và kết luận động kinh chưa mà cho bé dùng thuốc này, còn về co giật như bé thì không cần uống, như vậy có đúng không.
Mong các Bác trả lời giúp e.
Em rất hoang mang.
Xin chân thành cảm ơn.
Đợi câu trả lời sớm từ các Bác( Vui lòng trả lời qua Email giúp Em)
Chào bạn,
Sốt cao co giật là một trong những biểu hiện lành tính ở trẻ. Nó sẽ không có gì là nguy hiểm nếu chỉ xuất hiện 1,2 lần. Tuy nhiên, không nên để co giật khi sốt tái diễn bởi có thể tạo thành phản xạ có điều kiện cho não bộ làm cho cứ sốt là bé bị co giật, lâu dần thành co giật ngay cả khi không sốt và khi đó sẽ để lại di chứng động kinh. Bé nhà bạn bị sốt cao co giật, không biết bé đã đi khám chưa và kết luận của bác sĩ thế nào? Trong trường hợp cơn co giật này để lại di chứng động kinh thì việc dùng thuốc kháng động kinh, chẳng hạn như Depakine là cần thiết. Việc sử dụng loại thuốc nào cần theo chỉ định của bác sĩ cũng như trong quá trình sử dụng, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn, không tự ý đổi thuốc hay tăng giảm liều dùng sẽ làm cho việc điều trị kém hiệu quả. Ngược lại , nếu cơn co giật do sốt không để lại di chứng động kinh thì đúng như lời bác sĩ nói, việc dùng thuốc kháng động kinh là không cần thiết, hơn nữa thuốc kháng động kinh không phải là thuốc có thể sử dụng tùy tiện vì đều có những tác dụng phụ nhất định. Thay vào đó, bạn chỉ cần chú ý hạ sốt cho bé kịp thời để tránh cơn co giật tái phát cũng như kết hợp cho bé sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp ngừa cơn co giật do sốt như Tpcn Cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần trong vòng 2-3 tháng. Đây là sản phẩm rất an toàn và không có tác dụng phụ, bạn yên tâm cho bé sử dụng.
Chúc bé mau khỏe!
xin chào chuyên gia tư vấn
Năm 2006 tôi sinh bé trai, cân nặng 3,4kg, cháu sinh thường và rất khỏe mạnh. Dến năm 5 tuổi cháu bị sốt cao co giật . Sau đó cứ thỉnh thoảng cháu lại co giật khi không sốt. Gia đình cho cháu đi khám rất nhiều nơi BV nhi đồng 1, 2,chấn thương chỉnh hình( vì chân bé hay mòi ở 10 đầu ngón chân). Bác sĩ làm các xét nghiệm, điện não rất nhiều làn nhưng không phát hiện ra bệnh gì . Đến năm 2014 tôi cho cháu ra nhi TW thì bác sĩ khám và chuẩn đoán cháu bị Động kinh . Uống DEPAKINE200mg ngày 3 viên, trong thời gian uống thuốc các cơn co giật vẫn thường xảy ra 3, 4 lần trong tháng. Đến năm 2015 Cháu được đã bớt ,có lần sốt nhẹ cháu cũng không co giật. Bác sĩ cho giảm liều 2 viên/ ngày. Đoực 8 tháng thì cháu co giật lại khi không sốt , nhưng cơn co giật nhẹ và qua nhanh. Hiện nay cháu vẫn duy trì liều 2 viên ( 400mg)/ ngày. Tôi muốn hỏi cháu cần uống thuốc bao lâu nữa và cần bổ sung thêm thuốc bổ não hay ko? Cho tôi biết bác sĩ hoặc nơi khám chuyên khoa tốt nhất về động kinh . Xin cảm ơn
Chào bạn,
Qua những gì bạn chia sẻ, đầu tiên chúng tôi xin được chúc mừng cháu và gia đình vì qua một thời gian điều trị, các cơn co giật ở cháu đã giảm đi đáng kể, các cơn co giật gần như không còn xuất hiện hoặc xuất hiện khá thưa, mức độ cơn co giật nhẹ. Như vậy cháu thích ứng khá tốt với phác đồ điều trị này, gia đình cần tiếp tục điều trị cho cháu để kiểm soát hoàn toàn chứng bệnh động kinh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cháu về sau. Viện nhi TW là một trong những bệnh viện lớn và uy tín, bạn có thể yên tâm về kết quả khám cũng như việc điều trị của bé đang đạt kết quả tốt, theo chúng tôi không nhất thiết phải chuyển đi khám hoặc điều trị nơi khác.
Về việc bạn hỏi cháu cần uống thuốc trong bao lâu, chúng tôi không thể khẳng định được chính xác. Bởi lẽ động kinh là chứng bệnh khó điều trị và cần thời gian, tùy theo cơ địa cũng như thế bệnh ở mỗi người thời gian điều trị sẽ khác nhau, có thể là vài năm hoặc có người phải dùng thuốc cả chục năm mới mang lại kết quả. Bé nhà bạn đang thích ứng tốt, bạn cần kiên trì dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc hay tăng, giảm liều dùng khi chưa xin ý kiến của bác sĩ. Sau 2,3 năm nếu bé không có cơn co giật tái diễn, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm dần liều dùng cho đến khi dừng hoàn toàn thuốc.
Ngoài thuốc điều trị, để nâng cao hiệu quả cũng như giảm bớt tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh như An tức hương, Câu đằng từ Tpcn Cốm Egaruta, từ đó giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật ở bé. Với độ tuổi ở bé nhà bạn, có thể cho bé dùng sản phẩm này với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần để có kết quả tốt nhất.
Chúng tôi gửi tới bạn chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ bị động kinh, bạn có thể tham khảo thêm:
https://tridongkinh.com/bai-viet/thuc-don-chuan-ve-che-do-an-ketogenic-cho-tre-dong-kinh
https://tridongkinh.com/bai-viet/nguoi-bi-dong-kinh-khong-nen-an-gi
Mong rằng với những thông tin trên, bé nhà bạn sẽ sớm điều trị khỏi chứng bệnh này.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Xin chuyên gia tư vấn giúp. Bé gái nhà tôi từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi khỏe mạnh bình thường. Được 5 tháng tuổi cháu tiêm phòng mũi 5 trong 1 tại trạm xá. Về nhà cháu ăn ngủ bình thường rồi. Lúc dậy là sau tiêm 3 tiếng cháu quấy khóc rồi lên cơn co giật tím tái, mắt trợn, chân tay gồng. Sau khoảng 3 phút cháu khóc lên được. Tôi đưa cháu ra trạm bác sĩ đo thì chỉ 37,5°. Chườm mát hạ sốt cho cháu lại ngủ. Sau 2 tiếng cháu dậy lại bị co giật lại mấy phút. Gia đình vội đưa cháu lên viện huyện. Khi bác sĩ lấy ven tiêm cháu khóc quá lại co giật tím tái, bác sĩ cho thở oxy là cháu tỉnh rồi ngủ mệt luôn. Tại đây bác sĩ tiêm cho cháu thuốc chống co giật. Khi tỉnh dậy cháu chỉ khóc rồi bú liên tục đến lúc ngủ. Sáng hôm sau đang ngủ cháu bị giật như vậy nữa. Gia đình chuyển cháu lên nhi TW. Trong khi chờ đợi làm các xét nghiệm, cháu nằm viện 1 tuần điều trị thuốc an thần và kháng sinh, thì khỏe mạnh lại bình thường. Bác sĩ xét nghiệm máu, chụp xquang, điện não, chọc tủy thì bảo cháu có nguy cơ viêm não. Cuối cùng chụp cộng hưởng não không có bất thường gì thì bác sĩ cho ra viện. Về nhà 10 ngày khỏe mạnh cháu co giật tái phát nhiều lần trong mấy ngày. Tôi lại cho cháu lên TW khám. Điện não lại không có gì bất thường nhưng bác sĩ vẫn kết luận cháu bị động kinh và cho thuốc điều trị. Gia đình tôi không ai bị bệnh này cả. Lúc mang thai tôi rất cẩn thận mọi thứ. Cháu sinh ra bình thường khỏe mạnh. Xin hỏi bác sĩ có lẽ nào nguyên nhân do bé tiêm vacxin quinvaxem không. Và cháu bé vậy điều trị thuốc tây thì có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu lắm ạ?
Chào bạn,
Nguyên nhân gây động kinh ở con bạn cũng có thể là do vacxin gây ra nhưng nguy cơ này là rất thấp. Trung bình thì có tới 50% số trẻ khởi phát các cơn động kinh là không rõ nguyên nhân, có thể những trường hợp này trùng với thời điểm sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng, điều quan trong bây giờ không phải là là xác định nguyên nhân do đâu mà tìm hướng điều trị hiệu quả mới thực sự cần thiết.
Trước hết gia đình cần cho cháu tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy các thuốc kháng động kinh có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của con bạn, tuy nhiên nếu các cơn co giật diễn ra nhiều lần thì những ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn rất nhiều do vậy sử dụng thuốc vấn là cần thiết. Để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh và thuốc kháng động kinh gây ra bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:
– Cho con ăn tăng cường các thực phẩm giàu canxi như thịt, trứng gà, sữa, cá, đậu tương, cải chíp, quả bơ, súp lơ xanh… vì nhiều loại thuốc kháng động kinh làm giảm lượng canxi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
– Bổ sung cho con các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não chẳng hạn như Taurin, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng Taurin giúp làm giảm các cơn co giật.
– Sử dụng các thảo dược tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh để giảm các cơn co giật như Câu đằng hay An tức hương.
Hiện nay trên thị trường có TPCN cốm Egaruta có sự kết hợp giữa Câu đằng, An tức hương, Taurin và một số hoạt chất khác, rất thích hợp trong trường hợp của con bạn. Để tiện sử dụng thì bạn có thể cho con dùng sản phẩm này.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!