Nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, nuôi dạy và điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý, nhãn hàng cốm Egaruta đã tổ chức chương trình livestream tư vấn trực tiếp với sự tham gia của chuyên gia tâm lý Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm chuyên biệt An Phúc Thành.
Tại đây, chuyên gia đã giải đáp một cách chi tiết, tỉ mỉ nhiều câu hỏi của quý phụ huynh. Và ngay sau đây là những câu hỏi, chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong chương trình lần này!
Trẻ nghịch ngợm, đi nhón chân là bị tăng động hay tự kỷ?
Câu hỏi của chị Loan Lê: “Cháu tôi rất nghịch ngợm, ngồi học thì thiếu tập trung, cháu cũng có mấy hành động khá kì lạ như hay đi nhón chân với đi vòng vòng. Mà khi nói chuyện không dám nhìn thẳng mắt người đối diện. Tôi đọc các biểu hiện trên mạng thấy vừa giống tự kỉ, vừa giống tăng động. Không biết là cháu tôi mắc chứng bệnh gì nữa, tôi lo quá.”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp:
Trẻ tự kỷ sẽ có tối thiểu 2 trong 3 yếu tố sau:
– Suy giảm chức năng giao tiếp có lời và không lời: Chị cần xem xét xem trẻ có hiểu được lời mình nói không? Các hoạt động chơi đùa, xúc cảm như “ú òa”, trốn tìm, đuổi bắt, kiến bò,… con có thích không? Lớn hơn một chút thì sai bảo con có làm được không? Hay con có biết nói, biết đặt câu hỏi không? Nếu con làm được những điều này thì yên tâm con không phải tự kỷ và không cần quan tâm đến 2 yếu tố còn lại.
– Giới hạn trò chơi của con bị hạn hẹp: Con chỉ thích chơi một số trò nào đó thôi, hoặc những gì con thích con cứ cầm trên tay.
– Con có những rối loạn khác về mặt cơ thể: Ví dụ như hành vi la hét, đi nhón chân, đi vòng vòng, nhìn nghiêng, ăn uống, ngủ bất thường.
Nếu con chỉ có 1 trong 3 yếu tố trên thì không thể kết luận là trẻ tự kỷ mà có thể chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý,…
Phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý và hành vi ganh tị với em nhỏ
Câu hỏi của chị Vi Nguyễn: “Bé gái nhà tôi vừa tròn 4 tuổi, hiện tại tôi đang có bé thứ 2 được hơn 2 tháng. Bé rất nghịch, ngang bướng, hay nói trái lại ý mẹ, thích xem điện thoại, ai nói gì bé không ưng là hét lên, mình la thì có lúc nghe lúc không, có lúc đánh mẹ và cả bà. Bé hay ném đồ và làm đau em, chơi với bạn hay bé nhỏ hơn thì hay giành đồ mình thích. Lúc chưa có em, bé cũng vậy nhưng từ lúc có em, bé càng ngang bướng hơn. Cho mình hỏi có phải bé bị tăng động không hay chỉ do bé ganh tị với em?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Các vấn về hành vi của con với trẻ khác, với người thân hoặc đồ chơi thì mình cần xem xét gia đình có đang chiều con quá không. Đặc biệt là mẹ hết sức lưu tâm, cùng một hành vi nghịch ngợm của trẻ mẹ cần có thái độ ứng xử như nhau, không thể hôm nay vì không chịu được nên la hét con, đến hôm sau tâm lý thoải mái lại tha thứ cho con.
Ví dụ: Khi con cầm đồ chơi ném xuống, mẹ nhắc nhở “Con nhặt đồ chơi lại ngay cho mẹ”, nếu con không nhặt mình nói lần thứ 2, nếu con vẫn không làm thì mình lấy đồ chơi đặt vào tay con và yêu cầu con cất đúng chỗ. Nếu quá trình này con rất khó chịu, la hét thì mình cầm lấy tay con, ôm con vào lòng và chưa cần nói gì vội. Cha mẹ chỉ giải thích khi trẻ không khóc nữa.
Ngoài ra, cũng có thể con ganh tị với em nhỏ vì không được cha mẹ quan tâm như trước. Bởi vậy, mẹ cần giúp trẻ hiểu được rằng cha mẹ dành tình cảm cho cả hai là như nhau và tìm cách để gắn kết trẻ với em nhỏ.
Nên dạy trẻ tăng động tại nhà như thế nào?
Câu hỏi của anh Đoàn Hải: “Con mình 4 tuổi, nghịch vô cùng, không nghe lời và hay cáu gắt, bố mẹ nói không nghe lời. Gia đình vừa đưa con đi khám ở viện nhi trung ương, bác sĩ kết luận bị tăng động giảm chú ý nhẹ, khuyên về giáo dục hành vi và có kê thêm cốm Egaruta. Tư vấn thêm giúp mình cách giáo dục hành vi cho con tại nhà với ạ.”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Thầy nhận thấy con có cả tăng động giảm chú ý và xung động. Vì vậy mẹ cần giải quyết từng vấn đề cho con. Cụ thể như sau:
– Vấn đề xung động: Thường sinh ra khi gia đình chiều cháu quá, bởi vậy mình cần thống nhất với mọi người về cách ứng xử với trẻ, không đáp ứng với mọi yêu cầu của trẻ. Nhất là khi bố mẹ đang uốn nắn hành vi của trẻ, ông bà không nên vì thương cháu mà can thiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cải thiện hành vi cho trẻ.
– Vấn đề về tăng động giảm chú ý: Thường liên quan đến đồ ăn ngọt và thức ăn công nghiệp ví dụ như sữa, bánh kẹo, nước uống có màu đóng chai. Bởi vậy, mình nên cắt giảm tối đa.
Còn ở nhà, cha mẹ chỉ cần ghi nhớ các vấn đề sau:
– Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, không để trẻ ngủ quá muộn, không cho trẻ ngủ bù.
– Tạo cơ hội cho con được vận động ở môi trường rộng, không nên để con sống trong điều hòa công nghiệp với bốn bức tường, thiết bị điện tử.
– Phối hợp nhiều giải pháp như thuốc, thực phẩm chức năng và tâm lý giáo dục. Gia đình nên trao đổi với các nhà chuyên môn cụ thể là bác sĩ Nhi khoa và các nhà tâm lý lâm sàng để có giải pháp tốt nhất cho con.
Cho trẻ tăng động giảm chú ý được vui chơi ở ngoài môi trường rộng
Có nên dùng đòn roi để dạy trẻ tăng động giảm chú ý?
Câu hỏi của chị Lê Lương: “Con tôi học lớp 1, có biểu hiện nghịch ngợm, bướng bỉnh, bố mẹ nói không nghe lời, học không chú ý, “đầu óc cứ trên mây”, chỉ dạ vâng để đó rồi đâu cũng vào đấy. Bố cháu nóng tính nên đánh cháu suốt ngày. Vậy cho tôi hỏi đánh như thế có ảnh hưởng gì không?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Thực chất nếu “đánh” mà trẻ ngoan hơn thì cha mẹ đã làm lâu rồi, không phải mất công uống thuốc hay đi gặp các nhà chuyên môn. Những khi trẻ có hành vi tấn công, vứt đồ đạc, làm tổn thương chính mình,… cha mẹ cần giữ chặt tay trẻ, thậm chí nếu trẻ đánh đạp người đối diện, thì mình có thể ngửa tay của con, giữ chặt lấy để cao trào của xung động hết đi.
Cứ để cho con khóc, nhưng cần nói với con rằng “cha mẹ không đồng ý với hành vi của con”. Đợi đến khi cơn cao trào lắng xuống, hãy thả tay con ra và ôm con vào lòng, để con biết rằng vì con không đúng nên mẹ mới làm thế để điều chỉnh lại hành vi của con, chứ không phải lúc đó ta lại đánh con.
Điều quan trọng là nếu như trẻ cứ có hành vi bạo lực mình lại dùng một hành vi bạo lực khác để trấn áp thì chưa chắc hành vi của con được giải quyết, mà có khi trẻ lại học “hành vi bạo lực” của cha. Bởi vậy mẹ cần trao đổi lại với bố bé để tránh dùng “đòn roi” dạy con. Và khuyên bố bé nên nói chuyện với các nhà chuyên môn để có góc nhìn đúng đắn trong việc dạy trẻ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ tăng động giảm chú ý bị bắt nạt, xa lánh?
Câu hỏi của chị Hồ Hà: “Con tôi mắc chứng tăng động giảm chú ý, cháu năm nay 6 tuổi, vừa đi học lớp 1. Ở trên lớp con rất khó hòa đồng với các bạn và thường bị bạn bè bắt nạt, xa lánh. Xin hỏi trong trường hợp này tôi nên làm sao để giúp con?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Khi con bị bắt nạt, xa lánh, cha mẹ cần lưu tâm những vấn đề sau:
– Nhìn nhận thẳng thắn con đang có các vấn đề phát triển lệch với các bạn, đồng thời thống nhất quan điểm này giữa các thành viên trong gia đình.
– Đánh giá năng lực học tập của con, trong đó có các kỹ năng về tương tác xã hội, để mình hiểu được con đang khó khăn trong việc bắt đầu câu chuyện, duy trì câu chuyện, hay là các vấn đề khác nữa. Hoặc có thể con chỉ thích một số nhóm các hoạt động mà ở trường không có như chơi lego, rubic, ghép tranh… thì con sẽ không có kỹ năng để hợp tác với các bạn. Vì vậy cần đánh giá kỹ xem thực chất con có vấn đề gì để tìm giải pháp giúp con hòa đồng với các bạn.
– Trao đổi thẳng thẳn với giáo viên chủ nhiệm để con được chia sẻ, hỗ trợ tốt nhất. Tránh trường hợp, nhiều thầy cô bêu xấu con, mắng con gây ảnh hưởng tâm lý.
– Không nên đặt áp lực học tập quá lớn, hãy để con được thoải mái để huy động nội lực bên trong và học tốt hơn.
– Hạn chế cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn công nghiệp vì có thể khiến con kém tập trung, có những hành vi, xúc cảm bất thường. Đồng thời lưu tâm đến vấn đề sinh hoạt, sử dụng cốm Egaruta và liệu pháp can thiệp từ các nhà tâm lý giáo dục.
Quý phụ huynh có bất cứ điều gì thắc mắc muốn được chuyên gia giải đáp, đừng ngần ngại hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ gửi câu hỏi của quý phụ huynh tới thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa và hồi đáp trong thời gian sớm nhất!
Chế độ ăn uống khoa học cho trẻ tăng động giảm chú ý
Câu hỏi của chị Hằng Trần: “Tôi tìm hiểu và được biết trẻ bị tăng động không nên dùng sữa bò và bánh mì. Vì vậy, tôi đã cắt hoàn toàn hai thứ đó, không cho con ăn. Xin hỏi tôi có thể cho con dùng sữa thực vật được không và nên cho trẻ tăng động giảm chú ý ăn gì, kiêng gì?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Thứ nhất sữa có nguồn gốc từ thực vật thì con hoàn toàn có thể sử dụng được. Thứ hai về chế độ dinh dưỡng cho con thì mình cần lưu tâm một điều đơn giản là tất cả những đồ ăn tươi sạch do chính bản thân mình chế biến là tốt nhất.
Ví dụ như cháo dinh dưỡng, mình không tự tay làm thì coi chừng có thể bị pha trộn với nhiều chất khác hoặc thực phẩm đã để quá lâu, hay có thể cho nhiều mì chính, bột nêm quá. Với những trẻ khác thì không sao, nhưng với con mình, khi con bị mẫn cảm với các thành phần trong thức ăn đó thì sẽ khiến con trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn.
Bởi vậy, về chế độ ăn uống của con thì cần tuân theo tháp dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, tự tay chế biến cho con là an tâm nhất.
Đâu là sản phẩm hỗ trợ tốt nhất cho trẻ tăng động giảm chú ý?
Câu hỏi của anh Hoàng Nam Nguyễn: “Con tôi bị tăng động giảm chú ý, 2 năm nay tôi theo thuốc ở bệnh viện tâm thần Đồng Nai mà tôi sợ uống thuốc tây nhiều nóng ruột, nóng gan. Nên tôi muốn chuyển dần sang các thuốc thảo dược khác, mà trên thị trường giờ lắm loại quá. Vậy tôi nên dùng loại nào là tốt nhất?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Khi điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ anh cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liệu trình của bác sĩ. Bên cạnh đó anh có thể tìm hiểu một số sản phẩm hỗ trợ thêm cho con. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ, các nhà chuyên môn hay những phụ huynh cũng có con tăng động kém tập trung để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
Những thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhiều người biết đến thì phụ huynh nên lựa chọn. Ví dụ như những thảo dược trong cốm Egaruta có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nên mình có thể an tâm khi sử dụng sẽ không hề có tác dụng phụ.
Cốm Egaruta là sản phẩm thảo dược được chuyên gia đánh giá cao
Trẻ tăng động giảm chú ý nên dùng cốm Egaruta như thế nào?
Câu hỏi của chị Thùy Dương: “Bé nhà tôi 6 tuổi, đã đi học và có các dấu hiệu mất tập trung, chạy nhảy liên tục, hay bắt chước các tiếng còi ô tô hoặc những tiếng động trong các bộ phim hoạt hình. Con không biết cách đặt câu hỏi cho 1 vấn đề nào đó. Hiện tại tôi đang cho con sử dụng cốm Egaruta. Xin hỏi tôi nên cho con dùng trong thời gian bao lâu và dùng sao cho hiệu quả?”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa giải đáp
Con hay bắt chước tiếng còi xe hay âm thanh phim hoạt hình có thể do trước đó từ 0 – 3, 4 tuổi, mẹ cho con xem quá nhiều ti vi, điện thoại nên đã in vào vỏ não của trẻ. Khi nhìn các đối tượng khác tương tự hoặc trong đầu tự tưởng tượng ra thì trẻ sẽ diễn tả lại những thứ đã ghi nhớ trong quá khứ. Tốt nhất cha mẹ nên hạn chế cho con xem nhiều thiết bị điện tử, nhất là phim hoạt hình không lời, cực kỳ nguy hiểm với hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý.
Còn khi sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu mẹ cần lưu ý:
– Kiên trì thực hiện nếp sống sinh hoạt nghiêm túc, ăn ngủ đúng giờ, không cho trẻ thức quá khuya, hoặc ngủ bù, hạn chế đồ ăn ngọt, thức ăn công nghiệp. Nếu con đang dùng sữa thì con 6 tuổi rồi nên bỏ sữa đi để điều trị dứt điểm bệnh trước.
– Cốm Egaruta là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên mẹ hoàn toàn có thể cho con dùng lâu dài mà không có bất cứ tác dụng phụ gì cả. Nhưng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, mẹ nên cho trẻ dùng trong 4 – 6 tháng sau đó ngừng nửa tháng đến 20 ngày thì tiếp tục liệu trình khác.
– Trong quá trình sử dụng cốm Egaruta, mẹ nên đánh giá quá trình cải thiện của con, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Xem thêm:
Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!
Bí quyết điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả tại nhà, an toàn với trẻ
Mong rằng qua những chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa, cha mẹ đã có thể hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, nuôi dạy và lựa chọn được những phương pháp tốt nhất giúp con yêu mau chóng thoát khỏi chứng tăng động giảm chú ý này. Nếu muốn nghe lại toàn bộ những chia sẻ, tư vấn của chuyên gia, quý phụ huynh hãy click ngay TẠI ĐÂY.
Ghi chép bởi: Dược sĩ Cao Thủy
Bé 4 tuổi hay nghịch, chạy nhảy không biết mệt mỏi thì có phải bị tăng động không ?
Chào bạn Hải Minh,
Nếu phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, không tập trung kéo dài trên 6 tháng, xảy ra ở ít nhất 2 môi trường (VD: ở nhà và ở những môi trường lạ) thì rất có thể đó là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý. Bạn nên sớm đưa bé đến các địa chỉ khám tăng động giảm chú ý để được chẩn đoán bệnh chính xác. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một bài test đánh giá tăng động giảm chú ý cho bé theo hướng dẫn tại đường link sau: https://bit.ly/2mMqZnM.
Đối với chứng bệnh tăng động giảm chú ý thì việc giáo dục hành vi cho trẻ là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi vậy, bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để có kết quả tốt, gia đình nên kết hợp với giáo dục hành vi cho bé cả ở nhà và ở trường để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện tốt hơn các biểu hiện tăng động giảm chú ý, bạn nên tham khảo cho bé sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong thời gian 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động; tăng khả năng tập trung, chú ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của cốm Egaruta cho trẻ tăng động trong bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/tpcn-com-egaruta-giup-tre-giam-tang-dong-biet-tap-trung-chu-y
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!