Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, nhưng thiếu hụt dưỡng chất cũng là một căn nguyên gây ra tình trạng này. Vậy, trẻ em khó ngủ thiếu chất gì và làm sao để khắc phục hiệu quả? Cùng tìm lời giải đáp chính xác tại bài viết sau.
7 dưỡng chất thường bị thiếu hụt khi trẻ khó ngủ, mất ngủ kéo dài
Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương khớp. Thiếu canxi ở trẻ có thể gây nhức cơ, mỏi xương khớp, đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái kích thích, khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc và dễ giật mình khi ngủ. Ngoài tình trạng khó ngủ, trẻ có thể gặp các biểu hiện như chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, hay bị chuột rút,…
Giải pháp cho mẹ: Bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi và đặc biệt là các loại tôm, cua, ghẹ…
Vitamin D là vi chất quan trọng hỗ trợ cho việc hấp thu Canxi, bởi vậy, thiếu hụt vitamin D sẽ khiến trẻ thiếu hụt canxi và cũng gây ra các triệu chứng như mỏi xương, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ quấy khóc,…
Giải pháp cho mẹ: Bổ sung sớm Vitamin D cho trẻ bằng cách thêm vào khẩu phần ăn các loại cá, lòng đỏ trứng, sữa,… Ngoài ra, mẹ có thể giúp cơ thể con tự tổng hợp Vitamin D khi tắm nắng vào sáng sớm.
Magie
Magie là nguyên tố vi lượng có tác dụng kích thích sản xuất melatonin, hormone giúp thư giãn tinh thần, điều hòa nhịp sinh học, nhờ đó giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bởi vậy khi bị thiếu hụt Magie trẻ sẽ gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, uể oải, mệt mỏi,…
Giải pháp cho mẹ: Magie có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, sữa,… bởi vậy mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm này vào bữa ăn chính của trẻ.
GABA
GABA là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của các nơron thần kinh. Thiếu hụt GABA có thể khiến não bộ bị kích thích quá mức, dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, dễ bị kích động, mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc, mộng mị về đêm,…
Giải pháp cho mẹ: Bổ sung GABA cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như hạnh nhân, quả óc chó, chuối, gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, trứng gà tươi, gan bò, cá hồi, cá ngừ, tôm hùm, mực, rau bina, cà chua chín, thực phẩm lên men (kim chi, dưa cải bắp muối, sữa chua,…). Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các loại trà như trà ô long, trà nhân sâm,… cũng có thể giúp tăng nồng độ GABA của trẻ.
Thiếu hụt GABA là một nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt, cha mẹ có thể gọi điện thoại/liên hệ qua zalo số 0962.620.043 để được tư vấn thêm về những giải pháp giúp con yêu nhanh chóng cải thiện giấc ngủ, bớt trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ.
Protein
Protein chứa các axit amin là thành phần không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào trong cơ thể và góp phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, endorphin, serotonin giúp cơ thể sảng khoái, bình tĩnh, thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, khi thiếu hụt protein, trẻ thường thiếu tập trung, chậm phát triển, mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
Giải pháp cho mẹ: Bổ sung protein có trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, bông cải xanh, yến mạch, hạnh nhân,…
Sắt
Sắt là một trong số các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Thiếu sắt có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng, sợ hãi, bồn chồn,…. Do đó, trẻ sẽ khó chìm vào giấc ngủ và ngủ không ngon.
Giải pháp cho mẹ: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu sắt, bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, cá, trứng, bí đỏ, súp lơ, đậu nành, bơ…
Kẽm
Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện khả năng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào và thần kinh trung ương, nhờ đó giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt hơn. Bởi vậy, khi thiếu kẽm trẻ thường chán ăn, vị giác bất thường, chậm phát triển và có dấu hiệu rối loạn tinh thần, hay khóc, dễ nổi cáu và ngủ không yên giấc.
Giải pháp cho mẹ: Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung cho trẻ gồm gan lợn, tôm đồng, thịt bò, lươn, hải sản, hàu, sò, sữa, các loại hạt,…
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị khó ngủ?
Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt, cha mẹ cũng cần thay đổi lối sống khoa học để giúp con có thể ngủ ngon giấc hơn. Cụ thể:
– Tạo thói quen cho trẻ ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức quá khuya hoặc căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Dành thời gian mỗi tối cho trẻ được thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm, ngâm chân với nước ấm hoặc bạn có thể đọc sách, kể chuyện cho con nghe.
– Không để trẻ ăn quá no hay quá đói hoặc uống những đồ uống chứa caffein trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
– Tạo không gian phòng ngủ thật thoải mái, ít ánh sáng, yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… trong 1 – 2 giờ trước khi ngủ.
– Chú trọng tới giấc ngủ trưa của trẻ, không cho trẻ ngủ quá lâu, tốt nhất nên ngủ từ 30 phút – 1 tiếng/ngày.
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ – thức giấc đúng giờ
Cốm Egaruta – Giải pháp hàng đầu cho trẻ khó ngủ, mất ngủ kéo dài
Hiện nay, trên thị trường cốm Egaruta một trong số ít các sản phẩm giúp hỗ trợ cho trẻ khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,… được nhiều chuyên gia, y bác sĩ khuyên dùng. Bởi lẽ, cốm Egaruta không chỉ giúp bổ sung các dưỡng chất như GABA, Magie,… mà trong sản phẩm còn chứa các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương có tác dụng dưỡng an tinh thần, làm dịu những kích thích quá mức của não bộ, giảm căng thẳng, lo âu, bồn chồn chân tay, nhờ đó giúp trẻ dễ đi vào giấc, ngủ ngon và sâu hơn, bớt mộng mị, quấy khóc về đêm. Không chỉ vậy, nghiên cứu lâm sàng tại viện Quân Y 103, Hà Nội cũng cho thấy, cốm Egaruta tốt cho người bệnh khó ngủ nhưng không gây ngủ li bì mệt mỏi mỗi khi thức giấc. Bởi vậy, đây chính là lựa chọn tối ưu cho những trẻ thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. Trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực như sau: “Cốm Egaruta có tác dụng ổn định hệ thần kinh, giúp trẻ cải thiện giấc ngủ, kiểm soát hành vi, xúc cảm, nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ một cách tích cực và không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho trẻ. Thường sau 1 tuần vấn đề về giấc ngủ sẽ cải thiện, hành vi dần chuyển biến tốt sau 2 tuần. Kiên trì điều trị 1 – 2 tháng trẻ sẽ có những tiến triển rõ rệt”.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe của trẻ, dược sĩ Thu Trang (Đại học Dược Hà Nội) cũng nhận định rằng: “Cốm Egaruta có chứa các thảo dược Câu đằng, An tức hương có tính chất an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, dễ đi sâu vào giấc ngủ nhưng không gây ngủ li bì như thuốc tây.”
Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta với trẻ khó ngủ
Trên thực tế, cũng đã có hàng ngàn trẻ khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta đã cải thiện hiệu quả. Như câu chuyện của con chị Nguyệt ở Đan Phượng, Hà Nội, do ảnh hưởng từ quá trình sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài mà con chị thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ. Nhưng từ khi sử dụng cốm Egaruta, chỉ sau một thời gian ngắn, con đã ngủ ngon hơn, không còn trằn trọc, mộng mị về đêm nữa.
Bí kíp giúp con yêu bớt trằn trọc, khó ngủ, mộng mị về đêm
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp cha mẹ có thể tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “trẻ em khó ngủ thiếu chất gì?”, từ đó lựa chọn được những loại thực phẩm tốt nhất, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp con yêu ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh