Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh: Bạn đã thực sự hiểu rõ?

Mặc dù thuốc chống động kinh luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Bởi vậy hiểu rõ về những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh là cách tốt nhất để bảo vệ chính bản thân mình, tránh gặp những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh thường gặp nhất

Tác dụng phụ trên hệ thần kinh

Vì thuốc chống động kinh có tác dụng cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giúp ổn định hoạt động não bộ, do đó phần lớn tác dụng phụ của thuốc chống động kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Những biểu hiện thường gặp nhất đó là:

– Mệt mỏi, chóng mặt, run.

– Rối loạn phối hợp (loạn nhịp, nhìn đôi,…)

– Suy giảm nhận thức.

– Thay đổi tâm trạng, rối loạn hành vi

– Chậm phản xạ, giảm sự tập trung

Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh trên hệ thần kinh thường phụ thuộc loại thuốc, liều lượng, đối tượng sử dụng và có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn đầu điều trị, đôi khi có thể giảm thiểu bằng cách hiệu chỉnh liều và một số tác dụng phụ có thể tự biến mất.

 Phần lớn tác dụng phụ của thuốc chống động kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Phần lớn tác dụng phụ của thuốc chống động kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Tác dụng phụ gây phản ứng dị ứng

Thuốc chống động kinh, đặc biệt là Lamotrigine, Carbamazepine, Oxcarbazepine, Phenytoin, Barbiturat và Felbamate, là một trong những loại thuốc thường xuyên gây ra các phản ứng trên da như ngứa, phát ban, tăng bạch cầu ái toan,… Những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh này thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần khi bắt đầu điều trị và cải thiện sau khi ngừng thuốc.

Tác dụng phụ đến khả năng tình dục

Đa phần các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động kinh như Diphenylhydantoin, Phenobarbital, Carbamazepine, Valproic,… đều có tác dụng phụ là giảm ham muốn tình dục, gây rối loạn cương dương ở nam giới và làm giảm khả năng bôi trơn âm đạo ở nữ giới, khiến họ khó khăn để đạt được cảm giác cực khoái khi quan hệ.

Riêng với phụ nữ bị bệnh động kinh đang trong thời gian dùng thuốc, nên áp dụng biện pháp tránh thai an toàn. Một số thuốc như Phenytoin, Primidonum, Carbamazepin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai đường uống, do vậy, chị em nên lựa chọn biện pháp khác phù hợp hơn.

Tác dụng phụ trên thai nhi

Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ đang điều trị bằng thuốc chống động kinh trong thai kỳ là khoảng 2 – 6%. Nguy cơ này càng cao khi người mẹ phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng động kinh khác nhau.

Không chỉ vậy, mỗi loại thuốc kháng động kinh khác nhau sẽ có nguy cơ gây dị tật khác nhau, chẳng hạn như thuốc Sodium valproate (Depakine, Epilim,…) có nguy cơ cao hơn các thuốc khác, nhất là khi uống nhiều hơn 1.000mg/ngày. Trong khi đó, thuốc Carbamazepine (Tegretol) và Lamotrigine (Lamictal) có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh thấp nhất, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.

Tuy nhiên, nếu ngưng thuốc kháng động kinh các cơn co giật có thể xuất hiện dày đặc hơn hoặc nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu và thai nhi hơn là các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh. Vì thế, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sỹ thật kỹ để chọn lựa loại thuốc chống động kinh an toàn nhất.

 Bà bầu nên cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc chống động kinh với thai nhi

Bà bầu nên cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc chống động kinh với thai nhi

Bạn lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh mà mình hoặc người thân đang sử dụng?. Đừng ngần ngại, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Hotline Egaruta động kinh 0962620043

Yếu tố gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh trên hệ thần kinh thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể như sau:

– Liều thuốc càng nhiều thì khả năng gặp tác dụng phụ càng cao.

– Sử dụng thuốc Barbiturat, Benzodiazepin và Topiramate thường dễ bị giảm nhận thức, hoặc gặp tác dụng an thần quá mức.

– Người cao tuổi thường gặp tác dụng phụ suy giảm nhận thức và rối loạn phối hợp vận động, trong khi đó trẻ em thường xuất hiện triệu chứng rối loạn hành vi hơn.

– Khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau như Carbamazepine, Oxcarbazepine, Lamotrigine và Lacosamide sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn.

Nên làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh?

Một số tác dụng phụ của thuốc chống động kinh chỉ là tạm thời trong giai đoạn đầu, sau một thời gian khi đã quen với thuốc sẽ dần cải thiện và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh quá trầm trọng và bạn không thể chịu đựng được hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thì tốt nhất bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời. Thông thường bác sĩ có thể giảm liều hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

 Trao đổi ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Trao đổi ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Giải pháp giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống động kinh

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc chống động kinh cũng như kiểm soát tốt bệnh, bạn nên lưu ý:

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc.

– Không nên dừng thuốc kháng động kinh đột ngột, bởi điều này có thể làm cơn co giật  tái phát nhiều hơn.

– Tránh uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc vì rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh động kinh nên dùng kết hợp cốm Egaruta để tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Với thành phần là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não, sản phẩm có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh động kinh:

 Cốm Egaruta – Giải pháp đầu tiên và duy nhất giúp hỗ trợ điều trị động kinh

Cốm Egaruta – Giải pháp đầu tiên và duy nhất giúp hỗ trợ điều trị động kinh

Hiệu quả của cốm Egaruta được nhiều chuyên gia, y bác sĩ đánh giá cao. Trong đó GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện Quân Y 103 nhận định:

Nhận định của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Xem thêm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!

Chia sẻ kinh nghiệm trị co giật, động kinh để đạt hiệu quả tối ưu

Mặc dù thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không phải ai cũng sẽ gặp. Mặt khác, nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc chống động kinh cũng nhỏ hơn rất nhiều so với lợi ích mà nó mang lại. Nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì những ảnh hưởng với cơ thể còn lớn hơn rất nhiều. Do vậy, người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc đều đặn, kiên trì theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận