Trên thực tế, hội chứng tic có thể tự biến mất sau một thời gian và không nhất thiết phải tiến hành điều trị. Tuy nhiên khi các biểu hiện ngày càng trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thì tuyệt đối không nên lơ là và cần có những phương pháp phù hợp để điều trị hội chứng tic hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tic
Mặc dù rối loạn tic khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được căn nguyên chính xác gây nên chứng bệnh này. Một số yếu tố có thể liên quan đến sự hình thành của bệnh như: rối loạn giữa các chất dẫn truyền thần kinh, yếu tố di truyền, chấn thương não bộ, tác dụng phụ của một số thuốc lên hệ thần kinh hoặc do chính môi trường sinh hoạt, xem nhiều tivi, điện thoại, máy tính…
Hội chứng tic thường có những biểu hiện như thế nào?
Hội chứng tic được chia thành hai dạng chính, mỗi dạng có những biểu hiện khác nhau:
Mức độ
Dạng tic
Tic vận động
Tic âm thanh
Đơn giản
Chủ yếu xảy ra ở một số nhóm cơ với các biểu hiện: Lắc đầu, nháy mắt, lắc cổ, cơ cổ rung giật, nhún vai, nhăn mặt, chun mũi giống như đang đánh hơi
Ho, hắng giọng, hỉ mũi, khịt mũi, tặc lưỡi
Phức tạp
Liên quan đến nhiều nhóm cơ: tự vỗ vào người, nhảy nhót, chân xoay tròn, giậm chân..
Lặp lại nhiều từ hoặc cụm từ một cách bộc phát (thường tục tĩu), không liên quan, nhại lại lời nói người khác
Nếu bạn hay người thân đang gặp phải những rối loạn Tic và cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0962620043, các tư vấn viên luôn sẵn lòng hỗ trợ.
Làm thế nào để điều trị hội chứng tic?
Việc điều trị hội chứng tic phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nhiều trường hợp không cần can thiệp điều trị nhưng khi các triệu chứng kéo dài trên 1 năm và không có dấu hiệu thuyên giảm, các biện pháp điều trị sau được coi là cần thiết:
Liệu pháp đảo ngược và quản lý hành vi
Đây được coi là giải pháp đầu tay trong việc điều trị hội chứng tic từ đơn giản đến phức tạp. Liệu pháp này căn cứ vào các nguyên tắc sau:
– Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình cần tinh ý để phát hiện ra những dấu hiệu của rối loạn tic và khéo léo giúp trẻ nhận thức được vấn đề đó.
– Chú ý theo dõi tần suất, mức độ xuất hiện các rối loạn tic, phát hiện những yếu tố tác động đến trẻ để từ đó tìm được biện pháp khắc phục.
– Cách tiến hành liệu pháp: Bác sĩ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện lại các cử động giống như biểu hiện hội chứng tic của mình trong khoảng 30 phút, tần suất thực hiện khoảng 1 – 2 ngày làm 1 lần. Kiên trì thực hiện như vậy các cử động này sẽ dần trở thành một thói quen có kiểm soát không còn là một rối loạn nữa.
– Quản lý hành vi: dựa trên sự khuyến khích tích cực từ các bậc phụ huynh. Trẻ được khen thưởng nếu như không lặp lại các biểu hiện hoặc cố gắng thay bằng các cử động khác có kiểm soát hơn. Từ đó tạo tâm lý hào hứng cho trẻ.
Trẻ rối loạn tic được điều trị bằng liệu pháp đảo ngược hành vi
Điều trị hội chứng tic bằng thuốc tây
Khi sử dụng phương pháp này người bệnh cần được đánh giá đầy đủ để xác định triệu chứng nào là nghiêm trọng nhất, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Một số thuốc được sử dụng hiện nay:
Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng như mờ mắt, táo bón, khô miệng, buồn ngủ, run, co giật. Do cần cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi dùng thuốc.
Phương pháp kích não sâu giúp điều trị hội chứng tic
Phương pháp này được cân nhắc cho một số người có hội chứng tic đã áp dụng các biện pháp điều trị khác nhưng không đáp ứng tốt. Bác sĩ cấy ghép một thiết bị chạy bằng pin vào não người bệnh sau đó tận dụng các xung điện từ thiết bị này để ngăn cản các dẫn truyền thần kinh bất thường được coi nguyên nhân gây ra hội chứng tic. Phương pháp này được kỳ vọng khá cao nhưng chưa có nhiều chứng minh về mức độ chắc chắn và an toàn, vẫn cần thêm thời gian để thử nghiệm.
Phương pháp kích não sâu trong điều trị hội chứng tic
Sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tic
Để hạn chế tác dụng không mong muốn của các thuốc tây khi dùng kéo dài trong điều trị hội chứng tic, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên tham khảo một số dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có độ an toàn cao và đã được kiểm chứng chất lượng. Câu đằng, An tức hương là hai thảo dược quý có tác dụng an thần, trấn tĩnh và làm giảm các xung động thần kinh bất thường trong não bộ nhờ khả năng kích thích cơ thể sản xuất GABA (là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế) từ đó giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của hội chứng tic.
Cốm Egaruta là chế phẩm kết hợp hai thành phần trên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm được đông đảo các bậc cha mẹ tin dùng và phản hồi tốt kể cả với các trường hợp mắc rối loạn tic lâu ngày. Trong đó điển hình là câu chuyện của chị Bưởi (Thái Thụy, Thái Bình) khi cậu con trai 8 tuổi mắc chứng tic vận động. Từ khi con bị nháy mắt, giật mũi, giật hết nửa mặt,… chị đã cho dùng thuốc tây 2 tháng mà không đỡ. Vậy mà khi chuyển sang cốm Egaruta, chỉ sau hộp đầu tiên, con đã có nhiều chuyển biển rõ rệt, dần dần cũng hết hẳn các triệu chứng của tic. Chị vui mừng chia sẻ:
Người bị hội chứng tic nên chú ý gì trong sinh hoạt?
Kết hợp với các biện pháp điều trị, những người gặp phải rối loạn tic cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học. Dưới đây là một số gợi ý:
– Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, Magnesi và vitamin B6 trong khẩu phần ăn. Đây là những dưỡng chất được chứng minh giúp giảm căng thẳng, cải thiện tốt rối loạn tic. Hạn chế đường, café, soda, các thực phẩm đóng hộp để không làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn.
– Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức, các sang chấn tâm lý. Tham gia những hoạt động yêu thích của bản thân, các hoạt động giao lưu tập thể.
– Không thức khuya, ngủ đủ giấc, duy trì thời gian ngủ cố định, nghỉ ngơi thư giãn, tránh mệt mỏi quá mức gây ức chế đến não bộ.
Người thân nên giúp đỡ người rối loạn tic như thế nào?
Việc điều trị hội chứng tic rất cần đến sự phối hợp của chính những người thân trong gia đình. Một số lưu ý như sau:
– Tuyệt đối không nói quá nhiều về tình trạng bệnh. Việc lặp đi lặp lại tuy rằng không cố ý nhưng người bệnh nảy sinh tâm lý tự ám thị khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
– Đối với trẻ, bố mẹ hãy luôn nhẹ nhàng quan tâm và trấn an giúp con hiểu rằng không có gì đáng xấu hổ để con không tự ti, đồng thời cần thông báo cho những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ như thầy cô, bạn bè để tránh những phản ứng “thái quá” khi trẻ xuất hiện rối loạn tic.
– Những người lớn mắc hội chứng tic cũng nên cởi mở chia sẻ với những người tin tưởng để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Hội chứng tic nếu được điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp đều cho thấy kết quả tốt, giúp cải thiện các rối loạn. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn có được kiến thức bổ ích để điều trị hội chứng tic đạt hiệu quả như mong muốn.
Em năm nay 27 tuổi em bị tic nháy mắt từ nhỏ đến giờ, 1 năm trở lại đây thì e bị tíc ở cổ kiểu bị cơ cổ nó tự giật và lắc đầu ạ, cho e hỏi tuổi của em giờ có chữa đc k ạ
Chào bạn Lam,
Rối loạn TIC ở trẻ em thường khỏi sau 6 năm hoặc trước 18 tuổi, tuy nhiên nếu không có những liệu pháp điều trị hợp lý, tình trạng bệnh kéo dài mạn tính và triệu chứng bùng phát sau 20 tuổi, khi đó việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, nếu điều trị đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của rối loạn TIC. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/roi-loan-tic-o-nguoi-lon-nhan-biet-ra-sao-tri-the-nao
Để cải thiện bệnh tốt hơn, bạn nên sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Với thành phần là các thảo dược Câu đằng, An tức hương và hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó làm giảm các biểu hiện giật cơ, nháy mắt do rối loạn TIC và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong các bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/kinh-nghiem-tri-roi-loan-TIC-hieu-qua-tu-com-thao-duoc-egaruta
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Em năm nay 27 tuổi em bị tic nháy mắt từ nhỏ đến giờ, 1 năm trở lại đây thì e bị tíc ở cổ kiểu bị cơ cổ nó tự giật và lắc đầu ạ, cho e hỏi tuổi của em giờ có chữa đc k ạ
Chào bạn Lam,
Rối loạn TIC ở trẻ em thường khỏi sau 6 năm hoặc trước 18 tuổi, tuy nhiên nếu không có những liệu pháp điều trị hợp lý, tình trạng bệnh kéo dài mạn tính và triệu chứng bùng phát sau 20 tuổi, khi đó việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, nếu điều trị đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của rối loạn TIC. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/roi-loan-tic-o-nguoi-lon-nhan-biet-ra-sao-tri-the-nao
Để cải thiện bệnh tốt hơn, bạn nên sử dụng sớm cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Với thành phần là các thảo dược Câu đằng, An tức hương và hoạt chất sinh học tự nhiên, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó làm giảm các biểu hiện giật cơ, nháy mắt do rối loạn TIC và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/kinh-nghiem-tri-roi-loan-TIC-hieu-qua-tu-com-thao-duoc-egaruta
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!