Là phụ huynh của một đứa trẻ có bệnh động kinh, chắc hẳn bạn sẽ rất lúng túng trong việc chọn trường cho con. Một môi trường học tập an toàn kèm theo những hỗ trợ cần thiết sẽ giúp trẻ động kinh dễ dàng hòa nhập và phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác.
Những mối nguy hiểm rình rập trẻ động kinh tại trường
Trẻ động kinh gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như vui chơi cùng bạn bè. Nhiều bậc cha mẹ không cho con đi học vì sợ cơn động kinh xảy ra ở trường sẽ khiến con xấu hổ với bạn bè và có thể gây hại cho con. Tuy nhiên, chính sự bảo vệ quá mức này lại kìm hãm sự phát triển của trẻ, khiến trẻ thêm tự ti về bệnh tật. Nếu có sự chuẩn bị tốt và kết nối hiệu quả giữa gia đình và trường học, trẻ động kinh vẫn có thể học tập và phát triển bình thường như bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ động kinh có thể học tập bình thường như bạn bè cùng trang lứa
Cha mẹ cần chuẩn bị những gì cho trẻ động kinh khi tới trường
Trước hết, cần làm việc với nhà trường nơi bé sắp tham gia học, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm để họ biết được tình trạng bệnh của con bạn và cách xử trí khi trẻ lên cơn động kinh. Trẻ cần được để ý hơn vì cơn co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào và rất nguy hiểm nếu xảy ra khi trẻ đang chơi đùa.
Gia đình nên chuẩn bị sẵn bảng hướng dẫn xử trí cơn động kinh và gửi cho các thầy cô. Bảng hướng dẫn này nên có đầy đủ các thông tin như dấu hiệu của cơn động kinh, các thuốc động kinh con đang sử dụng, các bước xử trí trong cơn động kinh, thông tin liên lạc với gia đình… Hãy liên hệ với y tá của trường hoặc thầy cô để đảm bảo tủ thuốc của trường có sẵn thuốc chống động kinh cho trẻ khi cần thiết.
Hãy tự tạo cho mình cơ hội để xây dựng quan hệ với cán bộ công nhân viên nhà trường và các phụ huynh khác. Là cha mẹ của một đứa trẻ mắc bệnh động kinh, bạn cần dành nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc hơn để trẻ được phát triển. Hãy làm quen với các quy định của trường, tích cực tham gia hội phụ huynh và các phong trào của trường. Hãy dẫn con đi cùng nếu bạn sắp làm việc với người mà trẻ cần thường xuyên gặp gỡ ở trường, chẳng hạn như hiệu trưởng, bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế… Điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ lớn lên, ý thức rõ bệnh của mình và biết đi tìm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu của cơn động kinh.
Để giúp con bạn có thể sinh hoạt và học tập bình thường, hạn chế tối đa tần suất và mức độ các cơn co giật, động kinh, bạn hãy cho con sử dụng thêm Tpcn Cốm Egaruta mỗi ngày. Hãy gọi cho chúng tôi hoặc zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn.
Giúp trẻ động kinh hòa nhập với bạn bè
Một số trẻ động kinh mang tâm lý tự ti nên tách rời tập thể, trong khi một số trẻ lại bị kỳ thị, “tẩy chay” sau khi bị bạn bè biết mình có bệnh. Vì vậy, để trẻ động kinh có thể hòa đồng với bạn bè, trước tiên cha mẹ cần trò chuyện cùng con, giải thích cho con về bệnh động kinh. Hãy cho con biết rằng căn bệnh này không gây hại cho những người khác và con không phải mặc cảm về nó. Tiếp theo, để trẻ không bị kỳ thị ở trường lớp, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và hội phụ huynh. Chẳng hạn, đứng ra tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, trong đó có phần trò chuyện về bệnh động kinh sẽ giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời giúp đỡ con bạn khi cần thiết.
Bất kỳ đứa trẻ nào khi đi học đều có thể bị bắt nạt và phân biệt đối xử. Một đứa trẻ mắc bệnh động kinh sẽ dễ dàng là “mục tiêu” cho sự phân biệt đối xử đó. Tất cả nỗ lực kết nối với nhà trường và giáo dục bạn bè của trẻ chỉ làm giảm một phần ngu cơ. Vì thế, hãy chú ý đến những biểu hiện bất thường của con mỗi khi tan trường, hỏi han con xem ở trong lớp hôm nay có gì đặc biệt hay không, có bạn nào trêu con không… Nếu nghi ngờ trẻ bị bắt nạt hoặc phân biệt đối xử, hãy liên hệ ngay với nhà trường. Đồng thời, hãy dạy cho con biết nên làm gì khi bị bạn bè bắt nạt.
Trẻ động kinh có thể bị bạn bè bắt nạt, xa lánh
Trẻ bị động kinh cần có sự quan tâm đặc biệt hơn khi đến tuổi đi học. Một trong những vai trò của phụ huynh là giúp trẻ phát triển tốt trong môi trường học đường, củng cố sự tự tin và tự tin rằng trẻ có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào cho dù có bệnh tật đi chăng nữa. Tất cả những kiến thức và kỹ năng học được ở trường sẽ là hành trang tốt để trẻ lớn lên và bước vào đời khi không còn được cha mẹ bảo bọc.
Hoàng Oanh
Tham khảo:
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/head-neck-nervous-system/Pages/Children-with-Epilepsy-at-School.aspx
——————————————