Chào bạn,
Đúng như những gì bác sĩ của con bạn đã dặn dò, chế ăn uống khoa học có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý giống như trường hợp của con bạn cải thiện sự tập trung và giảm đi nhưng hành vi quá mức. Nhiều cha mẹ rất muốn thay đổi chế độ ăn cho con nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống cho trẻ tăng động giảm chú ý, bạn có thể áp dụng cho trường hợp của con mình.
+ Ăn nhiều thực phẩm giàu protein (thịt bò, thịt nạc, cá, trứng, đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa). Protein là nguyên liệu cho cơ thể tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho hoạt động bình thường của não bộ, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng đường máu quá mức làm tăng tính hiếu động ở trẻ.
+ Ăn các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp và giàu chất xơ như gạo lứt, yến mạch, các loại hạt… sẽ không khiến đường máu tăng quá cao và giảm nhanh như khi ăn cơm gạo trắng, bánh mì trắng… Nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ đường huyết xuống quá thấp làm giải phóng các hormon stress khiến trầm trọng thêm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý.
– Bổ sung Omega 3: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị tăng động giảm chú ý có nồng độ Omega 3 trong máu thấp hơn bình thường và thử nghiệm bổ sung chất này làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh. Omega 3 là một chất béo quan trọng cho chức năng bình thường của não. Chất này có chứa nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ…bạn nên chú ý bổ sung trong bữa ăn của con mình.
– Thực phẩm giàu chất sắt, kẽm và magie: Nhiều trẻ bị tăng động có nồng độ các chất này trong máu thấp hơn bình thường. Do đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm và magie bằng các thực phẩm như thịt đỏ, thịt gà, sò, các loại đậu, sò, hàu… vào thực đơn của bé.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều các chất phụ gia (phẩm màu, hương liệu, chất bảo quản) như: bánh kẹo, các thực phẩm đóng hộp, nước giải khát… Vì một số nghiên cứu cho thấy rằng chất phụ gia có thể khiến trẻ hiếu động hơn.
– Một số thực phẩm có thể nhạy cảm với con của bạn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý. Các thủ phạm phổ biến nhất là sữa, lúa mì, đậu nành. Hãy chú ý những thay đổi của con bạn khi ăn những thực phẩm này và loại bỏ chúng khỏi thực đơn nếu cần thiết.
– Sử dụng các loại thảo mộc: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ các loại thảo mộc có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh như Rhynchophyllin có trong cây Câu đằng sẽ giúp cải thiện sự tập trung ở trẻ tăng động và giảm bớt hoạt động quá mức. Bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thông qua các sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ Câu đằng.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!
