Có nhiều nguyên nhân gây động kinh nhưng có thể xếp vào 2 nhóm chính: Một nửa trong số những bệnh nhân động kinh không có nguyên nhân rõ ràng còn gọi là động kinh vô căn. Trong khi đó, khoảng một nửa là có nguyên nhân.
– Động kinh vô căn: Chiếm 75% số bệnh nhân động kinh. Tuổi phát bệnh thường đến 25 năm. Trong số đó, 75% có cơn đầu tiên trước tuổi 18. Các bệnh nhân có thay đổi điện não, các bệnh nhân có liệt Todd sau cơn, có triệu chứng thần kinh kéo dài, trạng thái động kinh, hoặc có tiền sử gia đình thường dễ bị cơn tái phát.
– Động kinh có nguyên nhân thường là:
1. Di truyền: Một số loại động kinh do ảnh hưởng từ di truyền. Các nhà nghiên cứu đã liệt một số loại bệnh động kinh liên quan đến gen cụ thể, mặc dù ước tính lên đến 500 gen có thể được gắn liền với tình trạng này. Đối với một số, gen chỉ là một phần của nguyên nhân, có thể bằng cách làm một người nhạy cảm hơn với điều kiện môi trường gây ra cơn động kinh.
2. Chấn thương đầu: Chấn thương liên quan đến não có thể làm tổn thương não là nguyên nhân gây động kinh thường gặp, đặc biệt khi xảy ra ở giai đoạn chu sinh, hoặc chấn thương gây lún sọ cũng như gây chảy máu não, chảy máu dưới nhện. Cơn động kinh thường xuất hiện trong vòng một tháng đến một năm sau chấn thương sọ não.
3. Đột quỵ não: Khoảng 5 – 15% bệnh nhân đột quỵ có các cơn co giật. Tương tự như co giật trong chấn thương, những cơn co giật trong tuần đầu tiên sau đột quỵ không có ý nghĩa dự báo một bệnh lý động kinh mạn tính về sau. Các di dạng mạch máu não chưa vỡ cũng có thể gây động kinh do kích thích các tổ chức não xung quanh. Đột quỵ là nguyên nhân của một nửa số trường hợp bệnh động kinh ở những người trên 65 tuổi.
4. Khối phát triển nội sọ: Như u não, áp xe não. 50% các u não gây động kinh trên lâm sàng. Đặc điểm động kinh do u não là động kinh cục bộ và thường xảy ra muộn (sau tuổi 40). Các u não hay gây động kinh là u nguyên bào thần kinh đệm, u tế bào sao và u màng não. Đa số các u này khu trú ở bán cầu đại não.
5. Điên: Là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
6. Viêm màng não, viêm não: Có thể do vi khuẩn (H. inf;uenza), virus (Herpes simplex), lao, nấm, ký sinh trùng (cysticercosis). Động kinh ở đây thường nằm trong bệnh cảnh lâm sàng của viêm màng não, viêm não.
7. Tổn thương thai nhi: Thai nhi dễ bị tổn thương não do nhiễm trùng khi mẹ mang thai hoặc thiếu oxy. Điều này có thể dẫn đến bại não ở trẻ em. Khoảng 20% của các cơn động kinh ở trẻ em có liên quan với bệnh bại não hoặc các bất thường về thần kinh khác.
8. Rối loạn phát triển: Bệnh động kinh có thể được kết hợp với rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như chứng tự kỷ và hội chứng Down.
9. Sốt cao co giật ở trẻ em: Trẻ em bị sốt co giật nhiều lần có một tỉ lệ nhỏ có thể dẫn đến bệnh động kinh.
Bệnh động kinh chủ yếu điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân nên khó điều trị và rất dễ tái phát. Tuy nhiên theo các nghiên cứu người ta nhận thấy 70% bệnh nhân nếu được điều trị sớm và đúng thuốc thì sau 2 đên 5 năm không xuất hiện cơn co giật nào nữa thì có thể được chỉ định ngừng thuốc và không bị tái phát. Nhưng đến 30 % bệnh nhân nếu điều trị không đáp ứng thuốc thì chỉ giảm được tần suất và mức độ cơn co giật. Để điều trị bệnh động kinh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị cụ thể, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, điều trị bệnh động kinh cần kiên trì, lâu dài và có sự phối hợp của bệnh nhân, gia đình và bác sĩ.
Bệnh động kinh có thể di truyền nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ bạn nhé.Thân ái!
>>> Nếu bạn bị bệnh động kinh hãy gọi 0962.620.043 để tìm ra giải pháp tốt nhất!
Chào bạn, nếu bạn đã từng mắc chứng động kinh thì trước hết bạn nên tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị tích cực. Có thể sử dụng một số thuốc kháng động kinh cổ điển như Depakin, Gardenal,… bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm Egaruta kết hợp để hỗ trợ điều trị, làm giảm tần suất và mức độ lên cơn co giật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ số máy 0962620043 để được giải đáp nhé! Chúc bạn mau bình phục
Em 20 tuổi, e cũng mắc chứng động kinh động kinh,e muốn dc điều trị mong bs giúp em.