Chào bạn,
Co giật tâm lý và động kinh, mặc dù cùng có biểu hiện là co cứng, co giật chân tay nhưng về bản chất đó là hai bệnh khác nhau. Những yếu tố tiêu cực về tâm lý như căng thẳng quá mức, gặp phải những nỗi đau lớn về tình cảm (người thân mất, gia đình không hạnh phúc…) hoặc như bạn nói đó là một cú sốc tinh thần đều có thể dẫn tới các cơn co giật, còn gọi là co giật tâm lý. Trong trường hợp này, khi làm điện não đồ sẽ không thấy có sóng bất thường, đây chính là điểm khác nhau để chẩn đoán phân biệt với co giật do động kinh. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn 2 dạng bệnh này:
Co giật do động kinh | Co giật tâm lý |
– Co giật do nhiều nguyên nhân: chấn thương vùng đầu, di chứng sau viêm não, viêm màng não, sốt cao co giật… – Phát hiện bệnh qua làm điện não đồ, phát hiện sóng điện não bất thường. – Cơn co giật khác nhau tùy từng thể động kinh, có thể là giật toàn thân hoặc chỉ một bên chân, tay… – Co giật thường không kéo dài (trung bình khoảng 1-3 phút) – Các cơn có đặc điểm tương tự nhau, thường lặp lại theo tính chất chu kỳ tùy thuộc vào thể bệnh – Cơn xuất hiện một cách đột ngột mà không có sự tác động của bất kỳ yếu tố nào. – Khoảng trên 70% trường hợp kiểm soát được các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh | – Co giật sau cú sốc về tinh thần – Điện não đồ không có sóng nhọn bất thường. – Trong cơn co giật chuyển động chân và tay không đồng bộ, mắt nhắm nghiền lại, khóc lóc, la hét – Nhiều trường hợp co giật kéo dài trên 5 phút – Đầu người bệnh chuyển động từ bên này sang bên kia, trong cơn có thể cắn vào lưỡi – Các cơn co giật có thể nối tiếp nhau liên tục, ở mỗi lần có thể có đặc điểm khác nhau. – Xảy ra sau những kích thích liên quan đến yếu tố về tâm lý – Hầu như không đáp ứng với thuốc kháng động kinh. |
Nếu vợ bạn đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh, tốt nhất gia đình nên thực hiện điều trị theo hướng dẫn và định kỳ tái khám thường xuyên. Bởi nếu không kiểm soát tốt, cơn co giật có thể tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và để lại di chứng động kinh. Hiện nay liệu pháp tâm lý vẫn là phác đồ chính trong điều trị căn bệnh này. Vợ bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều về công việc, gia đình và nhất là những chuyện không vui đã xảy ra. Không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng đầu óc để tránh làm cơn co giật tái phát. Ngoài ra, vợ bạn có thể tham khảo thêm những cách giúp bạn kiểm soát tốt cơn co giật, phòng nguy cơ tiến triển thành động kinh hiệu quả, chẳng hạn như Tpcn Cốm Egaruta. Hy vọng rằng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn.
Chúc vợ bạn sớm khỏe!