Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý?

Đinh đức Quân: Thưa chuyên gia, con tôi năm nay 7 tuổi. Cháu rất nghịch ngợm và thường không nghe lời người lớn. Khi học bài cháu cũng không tập trung nên kết quả học tập ngày một sa sút. Liệu con tôi có phải mắc chứng tăng động giảm chú ý không? Mong được tư vấn.

Chào bạn,

Chứng tăng động giảm chú ý hiện nay đang là nỗi lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ vì đôi khi các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với tính hiếu động luôn có ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

– Hiếu động thái quá: bé hoạt động không ngừng nghỉ, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ mà thường chạy nhảy liên tục không biết mệt. Tại nơi đông người như lớp học, trung tâm thương mại, trẻ thường bị phân tâm và có những hành động như : làm xáo trộn các vị trí của các đồ vật vốn được sắp xếp ngăn nắp từ trước đó, hoặc có những hành vi tiêu cực, đập phá những thứ xung quanh.

– Tính khí bốc đồng: Bé thường gây ra những hành vi tiêu cực như kéo tóc và đánh bạn trong lúc chơi đùa hoặc tự làm bản thân mình bị tổn thương. Tính tình hay cáu gắt, nóng giận, mất bình tĩnh…

– Ảnh hưởng về khả năng chú ý và tập trung: Trẻ thường bị phân tâm và thiếu chú ý đặc biệt trong môi trường đông người. Đôi khi lại có trường hợp trẻ rất tập trung vào một việc gì đó (ví dụ như một trò chơi game) tới mức chúng ta không thể thay đổi hướng chú ý của trẻ vào một việc khác.

– Trí nhớ ngắn hạn kém: trẻ không thể lưu giữ những câu, hình ảnh trong tâm trí đủ lâu, ví dụ như một lời dặn về bài tập về nhà của giáo viên, không thể hoàn thành một công việc đòi hỏi ghi nhớ trình tự chẳng hạn như xây mô hình. Trẻ thường bị thu hút vào những hoạt động không đòi hỏi phải ghi nhớ như xem tivi, chơi game, chơi thể thao một mình…Về trí nhớ dài hạn của trẻ thì không có sự khác biệt so với trẻ bình thường.

– Không có khả năng quản lý thời gian: trẻ thường khó hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian theo kế hoạch (có thể liên quan đến trí nhớ ngắn hạn kém)

– Thiếu khả năng thích nghi: Trẻ rất khó thích ứng với những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày chẳng hạn như thức dậy vào buổi sáng, đi giày, ăn món ăn mới, đi ngủ…Bất kì sự thay đổi nhỏ nào cũng khiến trẻ có một phản ứng tiêu cực thái quá ngay cả khi trẻ đang rất vui cũng có thể đột ngột giận dữ.

– Quá nhạy cảm và khó ngủ: Trẻ thường quá nhạy cảm với âm thanh hoặc sự đụng chạm nhẹ và chúng luôn tỏ ra khó chịu, phàn nàn về những kích thích đó. Những trẻ này cũng thường rất khó ngủ vào ban đêm.

Để có thể chẩn đoán chính xác bé có bị tăng động giảm chú ý hay không, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám tại các chuyên khoa thần kinh của bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương để phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con của mình: chế độ ăn giàu chất đạm như thịt lợn, thịt bò, trứng sữa. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều phụ gia như  bánh kẹo, đồ hộp, nước ngọt…vì nhiều nghiên cứu cho thấy các chất này có thể làm gia tăng nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Sau khi thăm khám, nếu bé bị tăng động giảm chú ý, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về hướng điều trị cho con mình. Biện pháp giáp dục hành vi được coi là ưu tiên hàng đầu để cải thiện chứng tăng động của trẻ, do đó cha mẹ có thể phối hợp với nhà trường để điều chỉnh hành vi đúng đắn cho con. Bên cạnh đó bạn có thể cho con sử dụng thảo dược Câu Đằng giúp an thần, trấn tĩnh để giảm bớt chứng tăng động, kết hợp với hoạt chất Taurin có khả năng làm tăng sự tập trung và chú ý ở trẻ. Hai thành phần này đã được nghiên cứu để đưa vào công thức của một số sản phẩm. Bạn có thể tham khảo để con mình sử dụng.

Chúc bé luôn khỏe mạnh!


Bảng giá

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG – TƯ VẤN:   0962.620.0430971.024.304

Cốm EGARUTA hộp 30 gói (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận