Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sốt cao co giật như thế nào?
Lê Thị Ngọc Anh: Con tôi năm nay 3 tuổi, cháu đã bị sốt cao co giật 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 phút thôi, nhưng sau đó con rất mệt mỏi. Gia đình đã đưa con đi khám cũng may là chưa bị động kinh. Xin hỏi, tôi phải chăm sóc con như thế nào để con mau chóng hồi phục và ngăn chặn cơn co giật tái phát?
Chào bạn Lê Thị Ngọc Anh,
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ, nếu mới chỉ xảy ra một vài lần thì có thể đánh giá là lành tính, nhưng nếu để tái diễn nhiều lần rất có thể tiến triển thành di chứng động kinh, sau này rất khó kiểm soát. Bởi vậy, bạn cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, đặc biệt là những lúc con ốm sốt, để hạn chế cơn co giật tái phát và giúp con mau chóng hồi phục sức khỏe.
Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, mặt đỏ, rùng mình hoặc thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ bắt đầu sốt, lúc này bạn cần kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu thấy trẻ chớm sốt (37.7 – 38.5 độ C), bạn có thể cho con dùng thuốc hạ sốt ngay để tránh nhiệt độ tăng cao gây cơn co giật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ mặc những bộ quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và chườm khăn ấm khắp các vùng trán, nách, bẹn, lưng,… để cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc Oresol để tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải.
Trong trường hợp trẻ lên cơn co giật, bạn cũng phải thật sự bình tĩnh để có thể xử trí tốt, tránh gây tổn thương đến trẻ. Bạn tham khảo thực hiện theo các bước sau:
– Đặt một gối mềm dưới đầu trẻ, loại bỏ tất cả những vật sắc nhọn ra xa và tuyệt đối không kìm kẹp, giữ chân tay trẻ hoặc cho bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ.
– Đặt trẻ nghiêng sang một bên, để đường thở được thông thoáng, tránh đờm dãi chảy ngược vào phổi.
– Nới lỏng cổ áo và nhẹ nhàng loại bỏ thức ăn, đờm dãi, vật cứng mắc trong miệng (nếu có)
– Ngồi bên cạnh theo dõi biểu hiện trong cơn của bé và đợi cho đến khi bé tỉnh lại. Trong trường hợp cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc trẻ có biểu hiện khó thở, da môi, mặt, tay chân,… tím tái thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.
Sau mỗi cơn co giật trẻ sẽ rất mệt mỏi, do đó bạn cần tạo một không gian yên tĩnh, thoải mái để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn. Đợi đến khi con tỉnh dậy thì cho bé ăn những loại thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, từ thịt gà, cá, chim, bò, rau xanh,… Đồng thời, khuyến khích con uống nhiều nước ép, sinh tố cam, bưởi, xoài, dâu tây,… để mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bên cạnh đó, để hạn chế cơn co giật tái phát, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng cốm thảo dược Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, cốm Egaruta giúp trẻ giảm tần sốt, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do sốt, góp phần hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, trong cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, vận động, giảm biểu hiện mệt mỏi, đau đầu sau cơn rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Quân Y 103, Hà nội. Kết quả cho thấy, cốm Egaruta giúp giảm 98.55% tần suất cơn co giật do sốt và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào cho trẻ. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:
Trên thực tế cũng đã có hàng ngàn trẻ đã kiểm soát được tốt cơn sốt cao co giật, phòng tránh bệnh động kinh hiệu quả nhờ cốm Egaruta này. Bạn có thể lắng nghe tâm sự của phụ huynh các bé tại bài viết sau: