Chào bạn,
Chứng tăng động giảm chú ý có thể lấy đi khả năng tập trung và sự chú ý của trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như:
– Vấn đề về học tập: Mặc dù rối loạn không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ nhưng sự thiếu tập trung và chú ý khiến trẻ khó tiếp thu bài học và học hành sa sút.
– Ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ: bé trằn trọc về đêm, ngủ hay tỉnh giấc, quấy khóc dẫn đến ban ngày bé thường mệt mỏi, không chịu ăn.
– Dễ thay đổi về cảm xúc: trẻ hay nóng tính, cáu giận, hay quậy phá nên thường không có nhiều bạn bè chơi cùng, lớn lên trẻ sẽ càng trở nên thu mình, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Có tới 2/3 số trường hợp còn tồn tại chứng tăng động giảm chú ý được phát hiện từ thời thơ ấu, khi lớn lên sẽ có những hành vi tiêu cực trong xã hội như gây gổ, đánh nhau, trộm cắp, hút thuốc lá, uống rượu từ rất sớm. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi và điều trị sớm cho bé. Giáo dục hành vi được xem là ưu tiên hàng đầu để điều trị bệnh. Bạn nên tập cho con những thói quen tốt như sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp; ăn uống, đi ngủ, thức dậy vào cùng những thời điểm giống nhau trong ngày. Nên khen thưởng, khích lệ con khi con có những hành vi đúng đắn và khuyến khích con tham gia thực hiện các hoạt động thể chất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các thảo dược như Câu Đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm tính kích thích thần kinh có thể làm giảm đi sự hiếu động quá mức của trẻ, kết hợp với các hoạt chất có khả năng làm tăng sự tập trung và chú ý như Taurin là giải pháp hiệu quả đề điều để cải thiện chứng tăng động giảm chú ý của con bạn. Bạn có thể tham khảo cho con sử dụng các sản phẩm có chứa hai thành phần này.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!