Katherine Favero là một phụ nữ 23 tuổi sống ở Melbourne, Australia. Mắc bệnh động kinh từ khi còn là một đứa trẻ đã khiến cuộc sống của cô gặp phải nhiều khó khăn, vất vả hơn so với những người bình thường không mắc căn bệnh này.
Tôi tên là Katherine Favero. Năm nay tôi 23 tuổi, sống ở Melbourne, Australia. Tôi có một gia đình nhỏ hạnh phúc, mặc dù bệnh động kinh đã khiến cuộc sống của tôi khó khăn ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Tôi vẫn còn nhớ như in như chuyện đó mới chỉ diễn ra ngày hôm qua, khi lần đầu tiên tôi được chụp cộng hưởng từ MRI, đo điện não đồ, các bác sỹ cười nói với tôi rằng: “Sẽ không sao đâu, Katherine, cho dù có chuyện gì xảy ra, chúng tôi luôn ở bên bạn”.
Phụ nữ động kinh trước khi mang thai cần có sự tư vấn của bác sỹ
Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, bạn vui lòng gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số 0962.620.043 để được giải đáp trực tiếp.
Luôn cảm thấy khác biệt khi mắc bệnh động kinh
Mọi người nói với tôi rằng bệnh động kinh chỉ có ở trẻ em, khi lớn lên tôi sẽ không bị các cơn co giật vì động kinh nữa. Nhưng tôi luôn cảm thấy sự khác biệt của tôi với những người bạn, những anh chị em của tôi. Tại sao họ không cần uống thuốc trong khi tôi phải uống mỗi ngày. Tuy vậy, tôi vẫn uống thuốc và làm đúng như lời cha mẹ dặn dò.
Cơn động kinh đầu tiên mà tôi mắc phải là một cơn co giật toàn thân, trong một bữa tiệc gia đình có hơn 20 người tham gia. Kể từ đó, cuộc sống của tôi thay đổi mãi mãi. Cha mẹ tôi đã phải thử mọi loại thuốc chống co giật cho tôi nhưng không có hiệu quả. Tôi cứ tiếp tục bị các cơn động kinh đau đớn, hành hạ suốt 13 năm, cho đến khi bệnh tình được kiểm soát. Tôi được khuyên là không nên lái xe nhưng vượt lên tất cả, tôi vẫn thi lấy giấy phép lái xe vào năm 18 tuổi.
Tình yêu đầu tiên của tôi, cũng là chồng tôi bây giờ đã kết hôn sau ba năm yêu nhau. Tôi đã giấu kín những gì cần giấu: Căn bệnh động kinh. Tôi không bao giờ muốn chồng tôi, Daniel nhìn thấy tôi bị co giật, chắc chắn anh ấy sẽ rất hoảng sợ và lo lắng cho tôi.
Tôi cứ nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn nhưng có vẻ như không phải. Tôi đã mang thai và điều này không thể giấu được chồng.
Thuốc động kinh ảnh hưởng đến thai nhi
Tôi đã đi gặp một chuyên gia thần kinh và trao đổi về tất cả những gì có thể làm được cho con tôi. Bác sỹ chỉ định 1.000mg sodium valproate và 1.000mg levetiracetam chia 2 lần sáng và tối. Nhưng sodium valproate không tốt cho thai nhi nên tôi đã bỏ loại thuốc này. Tôi xin nghỉ phép, ở nhà và tự thay đổi thuốc động kinh. Tôi thực sự vẫn không muốn chồng mình biết chuyện tôi đang mắc động kinh khi mang thai.
Nhưng điều gì đến cũng phải đến, sau hai tuần bỏ thuốc, cơn động kinh đã xảy ra. Tôi bị co giật toàn thân, ngã đập đầu xuống đất, sưng mắt vì đập vào những góc cạnh của viên gạch. Tôi biết Daniel chưa bao giờ thấy cảnh đáng sợ này. Tôi đã khóc và gào lên: “Daniel, em chết mất, em không thể thở được”.
Nỗi sợ hãi sẩy thai do thuốc trị động kinh
Thật may mắn chồng tôi đã làm rất tốt. Mặc dù rất sợ hãi, Daniel đã bình tĩnh làm như cha mẹ tôi vẫn thường làm mỗi lần tôi lên cơn: Giữ tôi không bị thương cho đến khi xe cấp cứu tới. Nhưng cơn động kinh không dừng lại, chúng vẫn diễn ra vào những ngày sau đó và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Bác sỹ điều trị đã cho tôi tăng liều từ 1.000mg levetiracetam lên 1.500mg /ngày. Tôi và chồng được các bác sỹ tư vấn về nguy cơ sẩy thai cao hơn, tác dụng phụ của các loại thuốc chống co giật mà tôi đang sử dụng với thai nhi và sự phát triển của con sau này.
Không chỉ có vậy, trên người tôi còn có các vết bầm tím do ngã vì các cơn động kinh khiến nhiều người nhầm tưởng tôi bị chồng bạo hành. Tôi phải giải thích rằng đó là do các cơn co giật, nhưng đây thực sự chưa phải là một điều có thể chia sẻ cởi mở trong cộng đồng. May mắn thay, Daniel là một người chồng tốt, biết thông cảm và sẻ chia.
Căn bệnh động kinh khiến tôi cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong cuộc sống. Tôi biết những cơn động kinh sẽ không ngừng lại và tôi cũng vậy. Tôi đã có một gia đình và gia đình ấy sẽ lớn dần lên cùng những đứa trẻ mặc dù, tôi là một người phụ nữ mắc bệnh động kinh.
Duy Nghĩa
Nguồn: http://www.epilepsysociety.org.uk/
——————————–