Nam bệnh nhân nằm trên băng ca tỉnh táo thoải mái nói chuyện với đồng nghiệp, trong khi mới vài phút trước kíp bác sĩ trực cấp cứu được cảnh báo là một ca bệnh nan giải, khó chữa.
Trước đó không lâu, bệnh nhân đang làm việc thì đột nhiên đau đầu vùng trán, rồi như người mù mất hoàn toàn thị lực, không nhìn thấy cũng không hay biết gì cả trong vòng một phút, cảm giác tê rần nửa người bên trái. Nhìn đồng nghiệp bỗng dưng sững sờ như chết đứng, các công nhân lo lắng đưa ông vào bệnh viện đa khoa Mỹ Phước cấp cứu. Vào đến viện, bệnh nhân hoàn toàn hồi phục lại sức khỏe và trở lại bình thường như chưa hề có gì bất thường xảy ra.
Kết quả thăm khám bác sĩ không phát hiện ra có dấu hiệu nào lạ, các xét nghiệm đều cho thấy trong giới hạn cho phép, chụp MRI sọ não cũng bình thường. Ghi bệnh án xong, bác sĩ trực cấp cứu nghi bệnh nhân mắc hội chứng Hysteria,tuy nhiên anh vẫn không an tâm nên phải mời bác sĩ thần kinh từ khoa thần kinh đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân.
Đến khoa cấp cứu, bác sĩ chuyên khoa thần kinh thoáng chút ngạc nhiên khi thấy nam bệnh nhân nằm trên băng ca nói chuyện tỉnh táo với hai người công nhân mặc đồng phục cùng công ty. Thăm khám thêm vẫn không thấy bệnh nhân có động thái khác lạ khiến thầy thuốc càng không thể vội vàng đưa ra chẩn đoán. Khai thác tiền sử trước đó, thì ra đây không phải lần đầu mà là lần thứ ba bệnh nhân gặp tình huống tương tự. Lần gần đây nhất cách đây 7 ngày và lần đầu tiên cách đây 4-5 tháng.
Người bệnh động kinh cần có công việc ổn định
Có thể bạn quan tâm:
Co cứng trong động kinh cơn lớn
Đi tìm lời giải cho bệnh động kinh
Giải pháp thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Bệnh nhân không có ảo giác, ảo thanh, cuộc sống tạm hài lòng, không có điều gì phải băn khoăn, kiểm tra sức khỏe định kỳ thì không phát hiện bệnh gì. “Vì vậy không phải Hysteria như bác sĩ cấp cứu nghĩ, cũng không phải cơn thoáng thiếu máu não vì không thấy yếu tố nguy cơ, loại trừ luôn tình trạng loạn thần”, bác sĩ khoa thần kinh phân tích tỉ mỉ để loại trừ dần các khả năng bệnh. Ông đi đến kết luận: “Bệnh nhân bị động kinh cảm giác, vì đã 3 lần diễn biến hoàn toàn giống nhau với triệu chứng đau đầu vùng trán và mù đột ngột, mất ý thức từng cơn khoảng gần một phút, sau cơn có dấu hiệu định vị thần kinh với triệu chứng tê nửa người bên trái”.
Thông thường hệ thần kinh được chia thành hệ vận động và hệ cảm giác. Bệnh nhân gặp cơn động kinh ở hệ vận động với các biểu hiện rõ ràng thì bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết. Trường hợp bệnh nhân động kinh cảm giác sẽ khó nhận biết, đặc biệt khi đã qua cơn nên ngay cả bác sĩ dạn dày kinh nghiệm cũng có thể bỏ sót dấu hiệu. Thông thường, để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ chỉ định đo điện não để bắt được sóng động kinh, tốt nhất là ngay trong cơn.
Bệnh nhân động kinh phải uống thuốc liên tục một tháng hoặc 3 tháng hay một năm, nếu vẫn còn lên cơn thì phải uống thuốc suốt đời. Một khi không kiểm soát tốt động kinh từ đầu, sau này các cơn sẽ dồn dập hơn. Nếu không điều trị, rủi ro bệnh nhân lên cơn khi đang đứng máy, chạy xe… thì hậu quả sẽ khó lường.
Giải thích cặn kẽ những nguy cơ này cho bệnh nhân, người nhà và những người làm chung công ty, bác sĩ dặn dò những việc cần phòng tránh và can thiệp khi xuất hiện cơn động kinh. “Chỉ sợ bệnh nhân vì cảm nhận cơ thể bình thường mà phải uống thuốc hàng tháng nên sẽ tự ý bỏ dở điều trị”, vị bác sĩ với 25 năm chuyên khoa thần kinh thầm lo khi dõi mắt nhìn bệnh nhân ra về. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi điện hoặc Zalo cho chúng tôi qua số 0962.620.043 để được giải đáp trực tiếp.
Câu chuyện được ghi theo lời kể từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước.
————————-