Ngoài những cơn co giật, cuộc sống của người bệnh động kinh sẽ không có gì khác lạ so với bất kỳ ai. Tuy nhiên, sự nhầm tưởng giữa động kinh và tâm thần đã khiến mọi người tạo ra những định kiến không đáng có, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Vậy nên, thay vì chia sẻ để nhận được sự cảm thông, đa số họ đều chọn cách giữ kín bí mật của riêng mình.
Sự kì thị của xã hội đã “hạ gục” người bệnh động kinh như thế nào?
Vốn dĩ động kinh là căn bệnh không phổ biến toàn xã hội, nhưng trong cuộc sống thường ngày, ta vẫn có thể tình cờ bắt gặp ai đó đang trong cơn co giật với biểu hiện co cứng, co giật tay chân hoặc toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép,… Nhìn thì có vẻ rất đáng sợ, nhưng đa phần người bệnh động kinh đều có thể trở về trạng thái bình thường ngay khi ngừng cơn.
Tuy nhiên, vì sự thiếu hiểu biết và những quan điểm sai lầm của xã hội mà người bệnh động kinh vẫn hay được miêu tả bằng các ngôn từ như điên, dại, ma nhập, thần kinh… cùng với đó là sự khinh miệt, kì thị, xa lánh vì sợ lây truyền. Điều này đã khiến người bệnh càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn và vì thế mà họ tự cô lập bản thân, dần không thể hòa nhập với cộng đồng.
Người bệnh động kinh thường mặc cảm, tự cô lập bản thân và khó hòa nhập xã hội
Chia sẻ về những khó khăn mà người bệnh động kinh phải trải qua
Mỗi người sẽ có một câu chuyện, một hoàn cảnh sống và một cách đối phó riêng với căn bệnh động kinh của mình. Có người mạnh mẽ vượt qua được những khó khăn, nhưng cũng có người vì quá mặc cảm mà mãi không thể tiến bộ. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ về những khó khăn mà người bệnh động kinh đã và đang phải “gánh chịu”, từ đó có thể cảm thông, chia sẻ với họ.
Người phụ nữ ngoài 30 tuổi và nỗi lo không thể lấy chồng, sinh con
Mắc căn bệnh động kinh từ khi lên 10 tuổi mà chẳng rõ lý do, nhưng đến nay đã hơn 20 năm chị Lan (Nghệ an) vẫn phải sống chung với căn bệnh này. Chị lớn lên trong sự cô đơn và không có lấy một người bạn. Những cơn co giật thỉnh thoảng vẫn ghé thăm, có khi là trên lớp học, nơi làm việc, hay trong chính buổi hẹn hò đầu tiên. Giờ đây, khi bước sang tuổi 30, ước mơ có một gia đình hạnh phúc dường như “xa vời” với chị, vì những người xung quanh vẫn luôn hồ nghi về khả năng kiểm soát bệnh hay nguy cơ di truyền sang thế hệ sau.
Những đứa trẻ từ khi trào đời đã mang trong mình căn bệnh “quái ác”
Có những bạn nhỏ không may bị co giật, động kinh từ khi mới chào đời. Nhiều gia đình đã phải lao tâm khổ tứ tìm thầy tìm thuốc chữa chạy nhưng để chấm dứt hoàn toàn bệnh thì vẫn còn rất khó khăn. Đôi khi còn phải chấp nhận cho con nghỉ học vì sợ cơn co giật xảy đến bất ngờ. Nhiều khi rớt nước mắt khi con chợt hỏi: “Tại sao các bạn cứ xa lánh con và nói con bị điên?”, “Tại sao không ai chơi cùng con, con đã làm gì sai vậy?”…
Trẻ bị bệnh động kinh thường dễ bị bạn bè kì thị, xa lánh
Nỗi “tuyệt vọng” của người đàn ông phải sống dựa dẫm vào mẹ già
Vốn dĩ là chàng trai tuổi đôi mươi với bao ước mơ, hoài bão, nhưng vì không may gặp tai nạn chấn thương đầu, mà giờ đây anh Thanh (Thái bình) phải mang trong mình căn bệnh động kinh. Suốt 30 năm qua, cơn co giật toàn thân vẫn đều đặn xuất hiện khiến anh mệt mỏi vô cùng. Sức khỏe yếu, không có công việc ổn định, tới đâu cũng bị xua đuổi, dường như mọi chi tiêu, thuốc thang đều đến từ tiền bán vé số, mò cua bắt ốc của người mẹ già. Anh ngập chìm trong nỗi tuyệt vọng, vừa thương mẹ, vừa thương cho chính bản thân mình.
Đâu đó trong cuộc sống này sẽ còn nhiều hoàn cảnh trái ngang hơn như thế. Vì những định kiến của xã hội về căn bệnh động kinh đã trở thành rào cản ngăn cách tình cảm giữa con người với con người. Trẻ nhỏ bị cô lập giữa bạn bè, phụ nữ bị tước mất quyền làm vợ, làm mẹ còn đàn ông thì khó trở thành trụ cột trong gia đình.
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?
Có lẽ câu hỏi mà tất cả người bệnh động kinh đều thắc mắc đó là “có cách nào chữa khỏi được căn bệnh này không?”. Và thực chất, cho đến nay đây vẫn là thách thức lớn, chưa có lời giải đáp đối với nhiều y bác sĩ. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt cơn co giật, sớm có cuộc sống bình thường trở lại, người bệnh động kinh nhất định phải kiên trì, kết hợp song song nhiều phương pháp bao gồm thuốc tây, sản phẩm thảo dược và trị liệu tâm lý.
Người bệnh động kinh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn hoặc người thân không may bị co giật, động kinh và cần được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Thuốc hóa dược
Thống kê cho thấy, khoảng 70% người bệnh động kinh có thể kiểm soát tốt cơn co giật nhờ dùng thuốc đều đặn. Hiện nay có hơn 30 loại thuốc chống động kinh, mỗi người sẽ phù hợp với một loại thuốc khác nhau. Bởi vậy, việc điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc, tăng giảm liều hoặc ngưng dùng đột ngột vì có thể gây tăng cơn co giật nhiều hơn.
Sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh động kinh có thể tham khảo kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta để tăng hiệu quả kiểm soát cơn. Với thành phần từ bộ thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm cơn co giật hiệu quả, đồng thời, đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động sau cơn và cải thiện tư duy trí nhớ rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại một bệnh viện lớn và uy tín ở Hà Nội. Kết quả cho thấy, cốm Egaruta giúp giảm 98.38% tần số cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn người bệnh kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Chia sẻ kinh nghiệm trị co giật, động kinh hiệu quả
Những người bệnh động kinh rất cần sự cảm thông, sẻ chia từ những người xung quanh. Hãy hiểu cho hoàn cảnh và thường xuyên dành những lời động viên, khích lệ để họ tiếp tục “chiến đấu” với căn bệnh này.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc và chia sẻ với giáo viên về căn bệnh của trẻ để được hỗ trợ tốt nhất. Phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể lập gia đình, sinh con bình thường, bởi vậy hãy động viên để họ tự tin tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Đàn ông vẫn sẽ là trụ cột của gia đình nếu họ được xã hội hỗ trợ để có một công việc ổn định. Và trên hết, chính họ phải tự mạnh mẽ, dũng cảm chống chọi với bệnh và sống có ý nghĩa hơn.
Động kinh không phải là “bệnh tâm thần”, người bệnh động kinh vẫn có thể sinh hoạt bình thường sau cơn và hoàn toàn vô hại trong cơn. Bởi vậy, hãy dùng tình yêu thương để cảm thông, động viên những ai không may mắc bệnh và khuyến khích họ chia sẻ những khó khăn đang gặp phải, giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống và tìm ra phương pháp trị liệu hiệu quả để sớm vượt qua căn bệnh này.