Co giật là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: bệnh động kinh, tăng ure huyết, hạ canxi huyết… Nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cơn co giật xảy ra có thể gây nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là tính mạng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không xử lý đúng cách.
Cách xử trí khi trẻ bị lên cơn co giật tại nhà
Khi con trẻ xuất hiện các cơn co giật, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:
Bước 1: Đặt ngay một vật mềm (gối, khăn, áo..) dưới đầu của trẻ, loại bỏ tất cả những vật cứng, sắc nhọn ra xa để tránh va đập làm tổn thương trong trong cơn co giật. Tuyệt đối không giữ chân tay hay ôm chặt trẻ vì làm như vậy các cơ có thể bị tổn thương.
Phụ huynh cần xử trí khéo léo khi trẻ xuất hiện co giật
Bước 2: Nghiên đầu và người trẻ sang một bên (tốt nhất là bên trái) bởi vì trong cơn co giật trẻ rất có thể kèm theo nôn mửa hoặc có đờm dãi chảy ra bên ngoài. Làm như vậy sẽ tránh chất nôn hay đờm dãi gây tắc nghẽn đường thở.
Bước 3: Nới lỏng cổ áo và kiểm tra xem có gì trong miệng trẻ không? Nếu trẻ đang ngậm núm vú cao su hay đồ ăn cần bỏ ra ngay. Thao tác phải hết sức khéo léo, nhẹ nhàng và nhanh chóng, chú ý tránh gây tổn thương cơ hàm của trẻ.
Lưu ý: Trong cơn co giật không được đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, không được cho ăn hay bú hoặc uống thuốc.
Bước 4: Quan xát kỹ lưỡng những biểu hiện của trẻ như: thời gian, bộ phận cơ thể co giật, màu sắc môi, tay… cho tới khi cơn co giật kết thúc, tốt nhất sau cơn co giật phụ huynh nên chuẩn bị một quấn sổ để ghi lại những đặc điểm này. Những thông tin này sẽ rất hữu ích giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây cơn co giật. Nếu trẻ co giật kéo dài trên 10 phút thì cần đưa ngay tới các cơ sở y tế.
Bước 5: Sau cơn co giật trẻ trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi trẻ sốt cao co giật. Lúc này cha mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng tay chân và để con ngủ, vì não bộ cần có thời gian nghỉ ngơi và sửa chữa. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, chẳng hạn như Rhynchophylline trong cây Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, bạn có thể cho con sử dụng những sản phẩm có chứa Câu đằng kết hợp với GABA, Taurine để đẩy nhanh khả năng hồi phục và ngăn ngừa cơn co giật tái phát trở lại.
Sử dụng sớm Tpcn Cốm EGARUTA mỗi ngày để làm giảm tần suất và mức độ các cơn động kinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh lên vùng tư duy, trí nhớ của não bộ, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ cho tới người lớn tuổi. Hãy gọi cho chúng tôi theo số máy 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm này.
Xem thêm: Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh => TẠI ĐÂY
Xử trí co giật cho trẻ khi ở bệnh viện
Trong trường hợp xử trí cơn co giật tại nhà không đạt hiệu quả, trẻ vẫn bị co giật liên tục, tái phát nhiều lần, cha mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí cấp cứu phù hợp.
– Ngoài việc đặt trẻ ở tư thế phục hồi nằm nghiêng, các bác sĩ sẽ có thể phải cho trẻ thở oxy qua cannula hay qua mặt nạ với FiO2 cao nhất nhằm cung cấp oxy tối ưu cho trẻ, sau đó giảm dần FiO2 đến mức thích hợp.
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, độ bão hòa oxy, điện tâm đồ.
– Truyền dịch cân bằng điện giải, truyền glucose 10% với liều 1g/kg.
– Điều trị thuốc chống co giật: các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các thuốc để cắt cơn co giật trong từng trường hợp cụ thể.
DS. Hoàng Nga
Nguồn tham khảo: http://www.uptodate.com/contents/treatment-of-seizures-in-children-beyond-the-basics
————————
Thông tin về sản phẩm chứa Câu Đằng, An tức hương:
TPCN cốm Egaruta giúp:
– Giảm tần suất và mức độ các cơn co giật do mọi nguyên nhân
– Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau cơn động kinh
Chào bác sĩ . Con em được 2 tháng tuổi . Bác sĩ chuẩn đón bị giật động kinh . Cháu đang dùng thuốc keppre và sampril nhưng vẫn có cơn giật mắt tím tái khoảng 20s . Cháu có dùng đc thuốc cốm egruta k ạ . Và mỗi lần cháu bị giật mắt bà mộ tím tái thì cháu lên sơ cứu như thế nào ạ . Cháu cảm ơn
Chào bạn Vân,
Trong cơn co giật, đờm dãi hoặc chất dịch tiết có thể làm tắc nghẽn đường thở của trẻ dẫn đến hiện tượng tím tái. Vì độ tuổi của con bạn còn quá nhỏ, do vậy nếu hiện tại bé đã dùng thuốc tây kê đơn mà cơn vẫn xuất hiện thường xuyên gia đình nên đưa bé đến viện khám lại để bác sĩ có sự điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp hơn với tình trạng bệnh. Đồng thời, khi bé lên cơn co giật, bạn nên bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:
– Đặt một vật mềm dưới đầu của bé, loại bỏ tất cả những vật cứng, sắc nhọn ra xa và không giữ chân tay hay ôm chặt bé.
– Nghiêng đầu và người bé sang một bên (tốt nhất là bên trái) để đờm, dãi chảy ra bên ngoài, tránh làm tắc nghẽn đường thở.
– Nhẹ nhàng loại bỏ tất cả những vật đang có trong miệng bé như núm vú cao su, sữa, thìa cứng,…
– Quan sát và ghi lại các biểu hiện cơn của bé như thời gian, vị trí cơ, màu sắc môi, tay… để thông báo lại với bác sĩ. Nếu cơn co giật kéo dài trên 10 phút thì cần đưa bé tới viện ngay.
– Khi cơn co giật đã kết thúc nên xoa bóp nhẹ nhàng tay chân, cho bé ngủ để giảm bớt mệt mỏi.
Còn về cốm Egaruta là sản phẩm thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện lớn. Với thành phần gồm các thảo dược Câu đằng, An tức hương và hoạt chất sinh học tự nhiên Taurin, Magie, GABA, cốm Egaruta có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh và góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm rất an toàn, lành tính không gây ra tác dụng phụ hay tương tác gì kể cả khi dùng lâu dài. Với tình trạng hiện tại của bé, trước mắt bạn nên cho bé dùng thuốc tây theo kê đơn của bác sĩ và theo dõi thêm một thời gian, đợi đến khi cơn co giật đã ổn định hơn, lúc này bạn có thể kết hợp cho con sử dụng thêm cốm Egaruta, uống cách thuốc tây từ 1 – 2 tiếng để nâng cao hiệu quả điều trị. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về cách dùng và chia sẻ của những người bệnh động kinh đã cải thiện tốt cơn nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cùng thuốc tây trong các bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-su-dung-com-egaruta
https://tridongkinh.com/bai-viet/chia-se-kinh-nghiem-dieu-tri-chung-co-giat-dong-kinh-hieu-qua
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé sức khỏe!
Chào bác sĩ con e được 5 ngày tuổi lâu lâu con e cứ mắt lờ đờ mặt môi tím rịm miệng thì như muốn ói tay co lại cho e hỏi con e có phải bị co giật ko
Chào bạn,
Tăng động giảm chú ý là chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến tính cách, sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp bé nhà bạn có những triệu chứng của chứng bệnh này, bạn nên đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi các bệnh viện lớn. Ở Phú Thọ, bạn có thể đưa bé đi khám ở Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung Ương hoặc các bệnh viện như Bạch Mai, 103…
Nếu chưa có thời gian đưa bé đi khám, bạn vẫn có thể cho bé sử dụng Cốm Egaruta để giảm sự hoạt động quá mức cũng như tăng cường sự tập trung của bé tốt hơn. Ở Phú Thọ, bạn có thể mua sản phẩm này ở một số hiệu thuốc:
1, Nhà thuốc Hà Cường, khu công nghiệp Supe, thị trấn Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2, Nhà thuốc Phúc Đạt, số 814, đại lộ Hùng Vương, TP. Việt Trì
3, Nhà thuốc Ngô Đức Thành, số 809, đại lộ Hùng Vương, phường Bến Gót, TP. Việt Trì
Trong trường hợp các nhà thuốc trên không có sẵn sản phẩm hoặc việc đi mua không được thuận tiện, bạn có thể đặt mua trực tuyến bằng việc gọi đến số: 0962.620.043 hoặc truy cập đường link: http://goo.gl/PzqLnC, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ ! Con cháu dc 1 tháng tuổi . Từ hôm 5 ngày tuổi bé bị co giật chan tay 2-3 cái một lúc. Và bị trong khoảng 5-7 phút. Đó là lần giật lâu nhất từ đó đến nay thỉnh thoảng cháu vẫn bị giật nhưng thường chỉ khoảng vài chục giây sau khi bố mẹ ôm chặt cháu vào thì ko giật nữa . Và bé chỉ giật khi đang ngủ say, mắt nhắm nghiền. Cháu quan sát thấy bé dễ bị giật như vậy khi gặp lạnh, chống chếnh lúc ngủ say. Cháu có tìm hiểu thì biết đây có thể là hiện tượng rung cơ lành tính ở trẻ sơ sinh. Nhưng con cháu đã hơn một tháng mà ko hết, giờ thỉnh thoảng cháu vẫn bị nên cháu rất lo. Cháu mong bác sĩ tư vấn . Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn,
Biểu hiện co giật chân tay bé nhà bạn đang gặp phải có thể là cơn co thắt sơ sinh lành tính, nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác như thiếu canxi, rối loạn điện giải… hoặc do bệnh động kinh. Bạn nên đưa bé đi thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Bên cạnh đó, khi bé lên cơn co giật, bạn không nên ôm chặt bé mà để bé yên một chỗ, quan sát đến khi bé hồi phục, đồng thời không nên để bé bị lạnh quá hoặc nóng quá khiến bé có cơn co giật nhiều hơn. Trước và sau khi thăm khám, bạn có thể tham khảo cho bé sử dụng Tpcn cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm 2 lần. Các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương trong sản phẩm có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giúp bé giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật và hạn chế ảnh hưởng của những cơn co giật này lên não bộ.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!
Bác sỹ ơi
Con nhà cháu được 8thang tuổi khi cháu ăn bột song dược khoảng 5 phút thì chân tay của cháu tím va hai tay cứ giật và khó thở nữa bác sỹ dúp cháu tìm gia nguyên nhân với
Chào bạn,
Không biết tình trạng bé tìm tái tay chân, giật chân tay khó thở của bé đã xuất hiện lần nào chưa hay đây là lần đầu? Những biểu hiện này, ngoài việc có thể do bé bị hóc hoặc sặc bột, còn có thể do các bệnh lý khác như hạ đường huyết, hạ can xi huyết hay co giật động kinh gây nên. Bạn lưu ý, nếu tình trạng này còn xuất hiện, nên đưa bé đi khám sớm ở chuyên khoa thần kinh Nhi hoặc bệnh viện Nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm cũng như có những bước sơ cứu thích hợp khi cơn co giật, khó thở xảy ra khi bé ăn, tránh nguy hiểm đến tính mạng của bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây co giật qua bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri
Thân mến!
Chào bác sĩ! Bé nhà cháu sốt cao co giật nhiều lần và đi khám thì là bệnh động kinh. Bác sĩ kê thuốc nhưng tác dụng phụ nhiều quá nên em muốn hỏi thuốc bên mình có làm giảm chứng co giật không ạ?
Chào bạn,
Sốt cao co giật nếu để tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ và để lại di chứng co giật động kinh. Không may rằng, hiện tại bé nhà bạn đã gặp di chứng này. Để kiểm soát được bệnh động kinh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ là điều bắt buộc. Tất cả các loại thuốc kháng động kinh đều có những tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, so với lợi ích điều trị, chúng ta vẫn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Nếu những tác dụng phụ này là không nhiều, bạn nên tiếp tục cho bé dùng theo chỉ định. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những tác dụng phụ này ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bé, bạn có thể đưa bé đi khám lại để xin ý kiến bác sĩ điều chỉnh liều hoặc đổi sang những loại thuốc phù hợp mà ít tác dụng phụ nhất.
Song song với đó, bạn có thể cho bé kết hợp sử dụng Tpcn Cốm Egaruta để kiểm soát các cơn co giật, động kinh hiệu quả hơn. Với sự kết hợp của các thảo dược quý cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, sản phẩm giúp làm giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật hiệu quả, đồng thời cũng giúp giảm phần nào tác dụng phụ của các loại thuốc kháng động kinh gây ra.
Chúc bé sớm khỏe!
Chào Bác Sỹ !Con em nay được gần 4tuổi .Bé bị co giật kèm sốt 39 độ.Trong cơn bị cứng miệng mắt trợn, giật cả đầu chân tay. Đây là lần thứ 2 bé bị Co Giật trong khi mới ngủ dậy gần trưa là bị,Bé bị khoảng hơn 5phút rồi mới khóc.Lần đầu bé bị cách đây gần 1năm,giờ hôm nay Bé bị lai lan hai.Lần đầu có gọi người tới sơ cứu bằng cách lễ đầu chân tay nặng máu và dùng thuốc hạ sốt.Gđ rất lo lắng sợ Bé hay bị lên cơn và ảnh hưởng sau này mà không biết làm sao?Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của Bác Sỹ.Và xin lời khuyên nên dùng thuốc gì mà tốt không hại sk be,Và nên đưa Bé khám điều trị ở Bệnh Viện nào?Xin Cảm ơn Bác Sỹ .!
Chào bạn,
Sốt cao co giật là hiện tượng lành tính ở trẻ nhưng cũng có thể để lại những di chứng khó lường, trong đó có di chứng co giật động kinh nếu để tái phát nhiều lần.
Bạn có thể đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn:
https://tridongkinh.com/bai-viet/phong-ngua-di-chung-dong-kinh-sau-sot-cao-co-giat
Chúng tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn dành cho bệnh tình của cháu và sợ những ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu sau này.Tuy nhiên, bạn không nên tự ý cho cháu dùng thuốc hay sơ cứu bằng cách nặn máu cho cháu, điều này rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn chú ý hạ sốt cho cháu kịp thời bằng cách dùng hạ sốt hoặc chườm ấm, tránh để bé bị sốt cao sẽ dễ xuất hiện cơn co giật.
Dưới đây là hướng dẫn xử trí một cách khoa học khi bé bị co giật bạn có thể tham khảo:
https://tridongkinh.com/bai-viet/mach-me-5-buoc-so-cuu-nhanh-khi-tre-bi-sot-cao-co-giat
Bạn cũng có thể ngừa cơn co giật tái phát bằng cách cho bé sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 2-3 tháng. Đây là sản phẩm được bào chế từ các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên an toàn với trẻ nhỏ do vậy bạn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng. Trên thực tế có khá nhiều trẻ nhỏ sốt cao co giật sử dụng và cho kết quả rất tốt như trường hợp dưới đây:
https://youtu.be/NjuHKRz7zUk
Trong trường hợp cơn co giật ở cháu diễn ra ngay cả khi không sốt, bạn nên đưa cháu đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa thần kinh Nhi các bệnh viện đa khoa lớn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thân mến!
Chào bác sỹ. Con em nay được hơn 5 tuổi đang đi học mẫu giáo. Không biết sao đang học thì ói và bất tỉnh. Sốt 37.5 độ. Có co giật 1 ít rồi thôi. Từ trước đến giờ bé chưa bị lần nào. Vậy cho em hỏi bé bị như vậy có sao không. Mong bác sỹ trả lời sớm
Chào bạn,
Hiện tượng bất ngờ bị nôn ói, bất tỉnh, sốt nhẹ và co giật ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, rối loạn chuyển hóa, bệnh động kinh… Tình trạng này mới chỉ bị lần đầu nhưng theo chúng tôi, tốt nhất bạn nên đưa con tới bệnh viện nhi để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, kiểm tra xem có tổn thương gì không, từ đó các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp cho cháu..
Chúc con bạn sức khỏe!
Con tôi hiện giờ đang sốt nhưng không cao lắm nhưng hay bị co giật. Tôi muốn hỏi như thế tôi phải làm sao?
Chào bạn,
Không biết bé nhà bạn mấy tuổi và tình trạng co giật khi sốt ở bé nhà bạn đã diễn ra mấy lần? có thường xuyên hay không? Thông thường co giật sốt cao là hiện tượng lành tính và ít để lại di chứng nếu chỉ xuất hiện 1-2 lần nhưng nếu diễn ra nhiều lần sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện trong não bộ, dẫn đến việc cứ sốt là bị co giật, thậm chí co giật ngay cả khi sốt nhẹ hoặc không sốt – khi đó rất nguy hiểm vì có thể để lại di chứng động kinh.
Với tình trạng bé nhà bạn, trước mắt bạn nên đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi các bệnh viện lớn để xem cơn co giật sốt cao đã để lại di chứng gì chưa, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả.
Bé nhà bạn từng có tiền sử bị sốt cao co giật nên việc hạ sốt kịp thời và ngừa cơn co giật khi sốt là cần thiết. Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, lấy khăn bông mềm nhúng nước ấm lau vùng nách, bẹn ngay khi bé mời chớm sốt, bạn có thể kết hợp cùng sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần từ 3- 6 tháng để ngừa cơn co giật do sốt có thể xảy ra. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp ngăn ngừa co giật do sốt rất an toàn và không có tác dụng phụ, bạn yên tâm cho bé sử dụng.
Chúc bé mau khỏe!
chào bác sỹ ạ cho em hỏi là cháu em được 1 tuổi khi khóc hay bị co giật mặt tái xanh mắt hơi trợn lên là biểu hiên của bệnh gì ạ mong bác sỹ cho em vài lời tư vấn và cách sử ý như nào ạ.mong nhận câu trả lời sớm nhật ạ.em cảm ơn
Chào bạn,
Khóc lặng là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ em. Cơn khóc lặng xảy ra ở trẻ thường sau những đòi hỏi hoặc đau quá mức. Biểu hiện bằng cơn khóc lặng người, cơ thể xanh tái, tím nhẹ trong cơn và sau cơn có thể giật nhẹ tay chân. Đây là những biểu hiện lành tính liên quan đến yếu tố tâm lý và không liên quan gì tới bệnh động kinh và trẻ vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu các cơn co giật ở bé diễn ra mạnh, tím tái kéo dài sau khi khóc, bạn cần đưa bé đi khám sớm tại bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Nhi các bệnh viện lớn để được chẩn đoán kịp thời.
Trong trường hợp đây là cơn co giật động kinh, bạn cần điều trị cho bé bằng cách dùng thuốc đúng liều, đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng co giật ở trẻ như Tpcn Cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần từ 3- 6 tháng.
Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe!
Chào bác sĩ. Con em 11 tháng tuổi, bé bị co giật 3 lần rồi, 2 lần đầu là sốt trên 39 độ và lần thứ 3 là bé tự lên cơn co giật nhưng ko sốt, mỗi lần co giật đều trên 30 phút. Đi đo điện não thì bé có dấu hiệu bị động kinh toàn thể. Vậy cho em hỏi động kinh toàn thể là sao ạ, bé bị co giật vậy sau này số lần co giật có nhiều hơn không, hay thời gian dài hơn không ạ. Em nghe nói bệnh này uống thuốc 2 năm thì hết có đúng không ạ. Liệu em dùng cốm Egaruta có giúp phòng co giật lại không ạ. Bé chỉ có dấu hiệu động kinh thôi chứ chưa bị. Mong nhận được trả lời sớm. Em cảm ơn
Chào bạn,
Bé nhà bạn được bác sĩ kết luận có dấu hiệu bị động kinh toàn thể nghĩa là có khả năng rất cao bé đang mắc chứng bệnh này. Bạn có thể hiểu thêm về chứng dộng kinh toàn thể ở trẻ qua bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/hieu-ve-con-dong-kinh-toan-the-o-tre
Nếu bé bị chứng bệnh này, nếu không được điều trị khả năng cơn co giật tái diễn cũng như gia tăng về tần suất co giật là rất cao. Động kinh toàn thể hay các thể động kinh khác, việc dùng thuốc điều trị cũng rất cần sự kiên trì. Nhiều trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mới có thể kiểm soát được bệnh. Sau 2-3 năm dùng thuốc kháng động kinh mà cơn co giật không tái phát, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm liều cho đến khi dừng hẳn, tuyệt đối không vì nóng vội hay lo lắng quá mà tự ý dừng thuốc hay tăng giảm liều dùng gây khó khăn cho việc điều trị sau này:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-de-tai-phat-khi-ngung-thuoc-chong-dong-kinh
Tpcn Cốm Egaruta có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của hệ thần kinh từ đó giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng co giật. Để điều trị cho bé, bạn nên kết hợp giữa thuốc kháng động kinh mà bác sĩ chỉ định với sản phẩm này với liều 1 gói/ngày chia làm hai lần theo liệu trình từ 3- 6 tháng . Với sự kết hợp Đông – Tây y đây là sản phẩm an toàn và hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, bạn yên tâm cho bé sử dụng
Chúc bé sớm khỏe!
Chào bác sĩ. Con em mới 10 tháng tuổi. Thi thoảng bé đang ngồi chơi lại co giật khoảng 5 giây như đang gồng mình lệch sang một bên bác sĩ cho em hỏi con em bị sao vậy ah. Em lo quá.
Chào bạn,
Cơn co giật ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như hạ canxi huyết, hạ đường huyết hay co giật động kinh. Bé nhà bạn 10 tháng tuổi, không biết tình trạng co giật ở bé diễn ra lâu chưa? Cơn co giật có thường xuyên không? Dù với bất cứ lí do gì thì cơn co giật cũng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ, nhất là nếu để kéo dài. Chính vì vậy, theo chúng tôi, bạn nên đưa bé đi khám sớm tại bệnh viện Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh Nhi các bệnh viện lớn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp cơn co giật ở bé do bệnh động kinh, bên cạnh thuốc điều trị bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn ketogenic tốt cho trẻ động kinh:
https://tridongkinh.com/bai-viet/thuc-don-chuan-ve-che-do-an-ketogenic-cho-tre-dong-kinh https://tridongkinh.com/bai-viet/ketogenic-che-do-an-danh-rieng-cho-tre-bi-co-giat-dong-kinh https://tridongkinh.com/bai-viet/huong-dan-cach-lua-chon-thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-cho-nguoi-benh-dong-kinh
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm tần suất và mức độ các cơn co giật ở bé bằng Tpcn Cốm Egaruta. Với sự kết hợp của các thảo dược quý như An tức hương, Câu đằng cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên, đây là sản phẩm giúp an thần, ổn định hoạt động hệ thần kinh rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ! Con em được 17 tháng rồi, cháu bị co giật 2 lần do sốt cao là 39,2 độ. Sau khi đi khám điện não đồ và xét nghiệm máu, cháu không bị làm sao cũng không thiếu chất gì cả. Nhưng từ khi bị co giật, khi ngủ chân tay và người cháu hay bị giật nhẹ giống như giật mình. Xin bác sĩ tư vấn cho em và cho em bài thuốc để lần sau cháu giảm bớt tái phát co giật. Em xin cảm ơn!
Chào bạn,
Co giật khi sốt cao rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi xuất hiện 1- 2 lần, đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu để tái phát, co giật khi sốt có thể để lại những di chứng nghiêm trọng, trong đó có co giật động kinh.
Bé nhà bạn co giật khi sốt 2 lần, bạn đã cho bé đi khám, rất may các cơn co giật này chưa để lại di chứng gì. Hiện tượng co giật nhẹ khi ngủ ở bé có thể chỉ là co giật sinh lý, bạn nên để ý thêm nếu câc cơn co giật này tăng về thời gian và mức độ, bạn có thể đưa bé đi khám lại.
Để phòng ngừa cơn co giật tái phát, bạn có thể thực hiện bằng cách, hạ sốt cho bé kịp thời ngay cả khi bé mới chớm bị sốt bằng mọi cách như dùng thuốc (uống, đặt hậu môn), chườm ấm… đồng thời cho bé sử dụng Tpcn Cốm Egaruta từ 2-3 tháng. Với sự kết hợp của các thảo dược quý như An tức hương, Câu đằng cùng một số hoạt chất sinh học tự nhiên như GABA, Taurin, Tpcn Cốm Egaruta có tác dụng an thần, ổn định hoạt động hệ thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa cũng như giảm tần suất mức độ các cơn co cứng,co giật khi sốt ở bé. Với độ tuổi như bé nhà mình, Bạn có thể cho bé dùng 2 gói/ngày theo liệu trình trên. Đồng thời khi bé bị sốt, cùng với thuốc hạ sốt bạn cũng cho bé sử dụng ngay một gói Egaruta để phòng ngừa cơn co giật xảy ra.
Thân mến!
Dạ chào bác sĩ.Bác sĩ cho em hỏi nhà em có đứa em năm nay 13 tuổi rồi nhưng mỗi khi ai chọc tức hoặc la mắng em ấy bị co chân tay lại và xỉu toàn thân lả ra và bất động. Vậy bác sĩ cho em hỏi đó là bệnh gì và cách chữa được không ạ
Chào bạn,
Những triệu chứng ở em bạn theo chúng tôi do yếu tố tâm lý chứ không phải bệnh lý vì cơn co cứng ở bé chỉ xuất hiện khi bé bị tức giận. Những chấn động này có thể gây rối loạn hệ thần kinh và làm xuất hiện cơn co cứng ở bé.
Để giảm bớt, em bạn cần điều tiết tốt cảm xúc của mình, hạn chế căng thẳng hay tức giận thái quá bằng các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như tập hít sâu thở chậm 5 – 10 phút mỗi ngày, đi bộ, tập yoga…
Một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Tpcn Cốm Egaruta giúp an thần, ổn định hoạt động hệ thần kinh theo chúng tôi cũng rất phù hợp với tình trạng bệnh ở em bạn. Bạn có thể tham khảo cho em sử dụng với liều 4 gói/ngày theo liệu trình 3-6 tháng để cải thiện.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ! Con em được 11 tháng tuổi, cháu bị co giật, trợn mắt, tay chân mặt tím, mỗi lần co giật 2 phút đổ lại. Sau khi co giật cháu mệt và ngủ 1 giấc dài. Đi khám tổng quát, đo điện não đồ 3 lần, xét nghiệm máu 2 lần ở bệnh viện nhi đồng 2 nhưng cuối cùng không phát hiện cháu bệnh gì. Xin bác sĩ cho lời khuyên
Chân thành cảm ơn!
Chào bạn,
Cơn co giật có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như hạ can xi huyết, sốt cao hay co giật động kinh. Bé nhà bạn bị co giật nhưng đi khám nhiều lần không phát hiện ra bệnh, theo chúng tôi bạn có thể đưa bé đi khám lại tại các bệnh viện khác chẳng hạn như Nhi Đồng 1 hoặc bệnh viện Chợ Rẫy, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời cho bé. Đồng thời, bạn cũng có thể cho bé sử dụng thêm Tpcn cốm Egaruta để làm giảm mức độ và tần suất các cơn co giật, giúp bé bớt mệt mỏi và hồii phục sau cơn động kinh nhanh hơn.
Thân mến!
Chào bác sĩ ! Con em được 2 tháng tuổi, cháu bị co giật liên tiếp trong 2 ngày không có nguyên nhân , không bị sốt , mỗi lúc bị khoảng 30 giây . Cháu đi khám và điện não đồ ở bệnh viện nhi TƯ thì không bị làm sao. Họ bảo nếu tái lại đến khám lại ngay và không tái thì 1 tháng sau tới khám lại. Họ bảo không thiếu canxi trong máu nhưng thiếu máu và kê đơn thuốc bổ máu . Từ lúc cháu bị cháu lười ăn và dễ bị trớ, không khóc to như mọi ngày . Cháu đi khám hôm qua ạ . Bác sĩ trả lời giúp em xem cách khắc phục tình trạng nôn trớ và phản xạ ạ.
Chào bạn,
Co giật dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ, làm trẻ mệt mỏi và khó chịu. Với trường hợp của bé nhà bạn, bác sĩ đã chẩn đoán do thiếu máu và kê đơn thuốc bổ máu cũng như chỉ định cần được theo dõi thêm, bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, và đưa bé tái khám theo lịch hẹn.
Để giảm nôn trớ cho bé, bạn lưu ý không cho bé ăn quá no, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày; không cho trẻ ăn ngay sau khi trớ, nới rộng quần áo để tạo sự thoải mái cho trẻ.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Chào bác sĩ! Con em năm nay được 3,5 tuổi. Hôm nay tự nhiên cháu đờ người rồi nằm ra co giật mà từ trước tới giờ cháu không bị thế. Xin hỏi bác sĩ cháu bị làm sao? Cách điều trị?
Chào bạn,
Để điều trị làm giảm các triệu chứng co giật cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bé nhà bạn 3,5 tuổi cơn co giật có thể xuất hiện do hạ canxi, hạ can xi máu hoặc do bệnh động kinh… Bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để chẩn đoán, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Dù do bất cứ nguyên nhân gì, các cơn co giật ở bé cũng cần được kiểm soát, tránh bị tái phát sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh cũng như sự phát triển của bé sau này.
Trong trường hợp bệnh động kinh là nguyên nhân làm xuất hiện cơn co giật ở bé, gia đình cần tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, bạn nên kết hợp giữa các thuốc kháng động kinh và các sản phẩm thảo dược hỗ trợ làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, chẳng hạn như Tpcn Cốm Egaruta.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Em muốn hỏi con em 4 tuổi cháu vẫn chơi bình thường không bị ho hay sốt, hôm nay cháu đang ngủ thì bị co giật sùi bọt mép. Em muốn hỏi cháu bị như thế là bị bệnh gì? Và chữa trị ra sao? Kính mong các y bác sĩ giúp đỡ cho cháu chóng khỏi bệnh.
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến cơn co giật sùi bọt mép của bé, chẳng hạn như bệnh động kinh, thiếu canxi máu, rối loạn chuyển hóa hay nhiễm virus. Bạn có thể hiểu thêm về các loại co giật trong bài viết:
https://tridongkinh.com/bai-viet/khong-phai-cu-co-giat-la-mac-benh-dong-kinh
Để việc điều trị cho bé đạt hiệu quả cần biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, bạn nên đưa bé tới các chuyên khoa thần kinh hoặc bệnh viện nhi để các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu, điện não đồ…), từ đó cân nhắc hướng điều trị cụ thể. Sau khi thăm khám bạn có thể gọi lại cho chúng tôi theo số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn về hướng điều trị hiệu quả nhất.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, con cháu gần 12 tháng tuổi bị co giật 3 lần: Một lần do sốt cao còn 2 lần kia thì lúc tức giận mà co giật. Vậy cho cháu hỏi tình trạng như vậy là do nguyên nhân gì ạ? Hiện tại cháu rất lo lắng mong bác sĩ trả lời sớm ạ!
Chào bạn,
Sốt cao và tức giận đều là những yếu tố gây kích thích não bộ, trong khi đó não bộ của trẻ lại chưa phát triển toàn diện, khó có thể đáp ứng với những thay đổi này, chính vì vậy có thể dẫn đến các cơn co giật xảy ra. Co giật do sốt cao hay do tức giận ở trẻ nhỏ thường là lành tính tuy nhiên, nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ không tốt và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh kinh. Do vậy, những lần sau khi con sốt bạn cần hạ sốt ngay cho con bằng cách dùng thuốc hạ sốt, chườm mát ở trán… và cố gắng tránh cho con tức giận hay căng thẳng tâm lý. Bên cạnh đó các sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hệ thần kinh như cốm Egaruta cũng là giải pháp rất thích hợp để con bạn có thể giảm đi các cơn co giật và phòng di chứng động kinh trong tương lai.
Chúc con bạn luôn mạnh khỏe!
Chào bác sỹ, con cháu 2 tuổi bị co giật 2 lần. Cháu đọc được tài liệu trên mạng là nếu con có sốt lần sau thì cho bé uống thuốc chống co giật và thuốc hạ sốt. Vậy cho cháu hỏi là thuốc gì là tốt nhất ạ! Và kết hợp được với sản phẩm của bên mình. Vì cháu vừa đặt mua 1 hộp thuốc về dùng rùi ah! Mong được bác sĩ trả lời sớm ah!
Chào bạn,
Con bạn mới chỉ sốt cao co giật 2 lần do vậy bạn không nên quá lo lắng, bởi vì nguy cơ tiến triển thành động kinh lúc này cũng vẫn rất thấp, chưa nhất thiết phải dùng thuốc. Thuốc chống co giật thường chỉ định trong những trường hợp sốt cao co giật kéo dài, lặp lại quá nhiều lần hoặc có dấu hiệu động kinh. Bên cạnh đó, hầu hết các thuốc chống co giật đều tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ, việc sử dụng các thuốc này sẽ là cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, chính vì vậy sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý mua cho con sử dụng.
Bé nhà bạn 2 tuổi thì nên sử dùng cốm Egaruta với liều 1 gói chia làm 2 lần trong vòng từ 1-2 tháng. Đồng thời, những lần sau khi bé chớm sốt, bạn nên hạ sốt ngay cho bé bằng cách chườm mát ở trán, lau người bằng khăn ấm kết hợp sử dụng thêm ½ gói cốm Egaruta .
Chúc bé khỏe, ngoan!
Chào bác sĩ! Em có con gái năm nay cháu 4 tuổi. Cứ mỗi lần cháu sốt thì hay bị co giật mặc dù em đã tìm mọi cách hạ sốt cho cháu nhưng cháu vẫn hay bị co giật. Vậy bác sĩ cho em hỏi có loại thuốc nào trị khỏi hẳn được bệnh đó không hả bác sĩ?
Chào bạn,
Co giật do sốt cao thường là tình trạng lành tính ở trẻ nếu chỉ xuất hiện 1- 2 lần. Tuy nhiên, nếu co giật sốt cao lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành “thói quen” trong não bộ của chúng ta, từ đó dẫn đến tình trạng nếu bé sốt, dù là sốt nhẹ thậm chí không sốt cũng lên cơn co giật và lâu dần nguy cơ phát triển động kinh là rất cao.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/phong-ngua-di-chung-dong-kinh-sau-sot-cao-co-giat
Việc điều trị khỏi hẳn tình trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, bạn cần đưa bé đi kiểm tra xem sốt cao co giật nhiều lần có để lại di chứng động kinh cho bé chưa, để có thể dùng thuốc kháng động kinh kịp thời; Thứ hai, khi bé bị chớm sốt, dù sốt nhẹ bạn cũng cần có những biện pháp hạ sốt ngay cho bé cùng với việc sử dụng ngay Tpcn Cốm Egaruta để hạn chế cơn co giật xảy ra, đồng thời phòng ngừa cơn co giật bằng cách cho bé sử dụng Tpcn Cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia làm 2 lần trong vòng từ 1-2 tháng. Đây là sản phẩm thảo dược giúp trấn tĩnh hệ thần kinh và phòng ngừa co giật sốt cao thích hợp với tình trạng bé nhà bạn đang gặp phải
Sốt cao co giật nếu không tác động kịp thời có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bé sau này. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý tránh để cơn co giật tái diễn ở bé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Chao bác sĩ, em có con mới được 1 tháng cháu bị lên con giật không 2-3 phút em cho cháu đi khám thì ko làm sao theo bác sĩ em phải làm như thê nào ạ?
Chào bạn
Co giật ở trẻ sơ sinh ngoài do động kinh thì có thể do hạ đường huyết, hạ canxi, phản xạ canxi huyết… Bạn đã đưa bé đi khám và được chẩn đoán bé không làm sao, theo tôi nghĩ bé chỉ bị co giật lành tính, bạn đừng lo lắng quá.
Chúc bé khỏe, ngoan!
Cho em hỏi con em 2 tuổi rồi mỗi lần cháu khóc lớn là có hiện tượng bị tắc thở. Em phải sơ cứu như thế nào ạ? Cháu bị 2 lần rồi. Và cháu bị như thế là bị bệnh gì ạ?
Chào bạn,
Hiện tượng như con bạn đang gặp phải còn gọi là khóc lặng. Đây là tình trạng thường gặp khá nhiều ở trẻ em, nguyên nhân thường do trẻ khóc quá mức, tâm lý sợ hãi, giận dữ hoặc cảm thấy khó chịu. Cơn khóc lặng làm co thắt các cơ vùng hầu họng khiến trẻ khó thở, sau đó có thể tím tái hoặc thậm chí giật nhẹ ở tay chân.
Nguyên nhân của khóc lặng vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng nó thường liên quan đến yếu tố di truyền, và thiếu hụt một số vi chất như sắt, kẽm… vì vậy bạn nên cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thông thường khóc lặng thường không quá nguy hiểm, không cần điều trị và tự hết khi lớn lên. Trong trường hợp con bị cơn khóc lặng tái diễn vào những lần sau, trước hết bạn cần bình tĩnh, nên đặt con nằm nghiêng sang một bên và theo dõi cho đến khi cơ kết thúc. Không cho con ăn hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng, cũng không nên lay gọi hay lắc người trong lúc này vì điều này có thể khiến con khó thở hơn, đồng thời trấn an trẻ.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Cho mình hỏi con mình được 4 tháng rưỡi mà nó bị chứng co giật khi lúc gần ngủ. Khi mình đi khám thì bác sĩ nói là thiếu canxi nhưng mình xuất viện về rồi mà bé vẫn co giật, cho mình hỏi bé có bị động kinh không?
Chào bạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn co giật ở trẻ em như khi sốt cao, do thiếu canxi, do chấn thương vùng đầu hay động kinh… Bé nhà bạn bị co giật vào lúc gần đi ngủ, đã đi khám và được chẩn đoán bị thiếu canxi, trước mắt bạn cần bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Không phải là bổ sung canxi là con bạn có thể cải thiện tình trạng thiếu canxi ngay mà bé cần có thời gian để hấp thu và cân bằng lại, do vậy bạn không nên lo lắng quá mức. Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi thêm, sau một thời gian đã bổ sung canxi đầy đủ nhưng cơn co giật của bé không thuyên giảm, bạn nên cho bé đi khám lại. Dựa trên kết quả siêu âm cũng như điện não đồ cụ thể, bác sĩ sẽ kết luận chính xác cơn co giật của bé có phải do động kinh gây ra hay không.
Chúc bé sớm khỏe!
dạ cho em hỏi em 21t trước hồi nhỏ em bị lên cơ. co giât sốt cao lê. giờ em bị di chứng 1tay trái và chân trái em bị yếu đi lại hơi khó khăn đi tập tềnh và tay yếu vì trước ko biết giờ em muốn hỏi có thể điều trị khỏi hoàn toàn đc ko để lâu sau này còn ảnh huởng gì nữa k hay như thế nào mong bác si tư vấn giùm e cảm on ạ
Chào bạn!
Sốt cao co giật để lại di chứng yếu cơ ở tay, chân thường do sốt bại liệt gây nên.
Để được tư vấn chính xác bạn cần được thăm khám trực tiếp và thực hiện các xét nghiệm tại chuyên khoa thần kinh nhằm đánh giá cụ thể mức độ tổn thương của não bộ do sốt cao co giật trước đây. Việc điều trị khỏi hoàn toàn hay không cũng như có để lại biến chứng gì không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác.
Chúc bạn sức khỏe!
thưa bác sĩ! con cháu dược 13 thang 12 ngày. ko sốt, ngủ dậy bị co giât, cách 2 tiếng sau cháu khóc bị co giật lần 2.gia đình đưa nhi dồng khám . xét nghiệm máu, điện não đồ. kết luận EEG bất thường.Bs kết luận : co giật đợt đầu. cấp thuốc Zecal uống ngày 2 lần.26/4 tái khám.Vậy con cháu có phải bị động kinh ko a.cách phòng bệnh
Chào bạn!
Điện não đồ bất thường chứng tỏ hoạt động não bộ của con bạn đang hoạt động không ổn định. Bác sĩ chỉ định loại thuốc Zecal – Đây là một loại thuốc bổ sung canxi, do vậy tôi đoán rằng bác sĩ chẩn đoán con bị thiếu canxi (thiếu canxi có thể gây co giật). Tuy nhiên bác sĩ vẫn nghi ngờ con bị động kinh do vậy ngày 26/4 mới yêu cầu tới tái khám lại. Chắc hẳn hôm đó con bạn sẽ được kiểm tra lại điện não đồ, nếu vẫn cho kết quả bất thường thì khả năng cao các cơn co giật là do động kinh, nếu không sẽ là do các nguyên nhân khác (có thể là thiếu canxi như bác sĩ đã chẩn đoán trước đó)
Để phòng bệnh động kinh và kiểm soát các cơn co giật đo mọi nguyên nhân hiệu quả bên cạnh việc uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn có thể tham khảo cho con sử dụng một số sản phẩm được bào chế từ các thảo dược có tác dụng chống co giật, ổn định chức năng của hệ thần kinh như Câu đằng, An tức hương… Ngày này các thảo dược này cũng đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng cốm trong TPCN Egaruta tiện cho trẻ em sử dụng. Bạn có thể tham khảo.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!
Chào bác sĩ, cho cháu hỏi, con cháu năm nay 2.5 tuổi. Cách đây 1 tháng tự nhiên cháu sốt cao và lên cơn co giật, từ đó mỗi khi ngủ là con cháu hay giật chân và tay có khi giật cả thân nữa. Cho cháu hỏi đó là bệnh gì?
Chào bạn!
Sốt cao co giật là hiện tượng phổ biến dễ xảy ra nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Thông thường, co giật do sốt là lành tính và không để lại di chứng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, sốt cao co giật để lại di chứng động kinh không mong muốn và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như cuộc sống sau này của trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin co giật và động kinh ở trẻ em qua bài viết sau:
https://tridongkinh.com/bai-viet/co-giat-va-dong-kinh-o-tre-em
Bé nhà bạn 2,5 tuổi đã từng bị co giật sau khi sốt và hiện giờ hay co giật chân, tay cũng như toàn thân khi ngủ. Để biết nguyên nhân gì gây ra tình trạng trên, tốt nhất bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa thần kinh, chẳng hạn bệnh viện nhi trung ương hoặc bệnh viện Bạch Mai. Bạn nên đưa bé đi khám sớm, tránh để tình trạng trên tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chúc bé luôn khỏe!
Chào bác sĩ. Con gái em hiện nay gần 20 tháng rồi ạ, gần đây cháu có 2 lần bị ốm, tiêu chảy, nôn, k sốt nhưng bị co giật nhẹ. Trận ốm đầu tiên cháu bị co giật 2 lần / ngày, lần ốm thứ 2 này cháu tiếp tục bị co giật nhẹ trong 2 phút. 2 lần ốm cách nhau gần 1 tháng. Sau khi co giật cháu cũng có biểu hiện mệt mỏi, bần thần và buồn ngủ như bác sĩ nói ở trên. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của cháu có nghiêm trọng không? Đó có phải bệnh động kinh và ảnh hưởng đến não bộ của cháu như thế nào ạ? Phải làm sao để cháu chấm dứt căn bệnh này? Em cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Con bạn có hiện tượng co giật tái diễn ngay cả khi không sốt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Tuy nhiên để chẩn đoán chính chính xác nhất thì bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết (quan trọng nhất là điện não đồ). Nếu con thực sự mắc căn bệnh này thì việc điều trị sớm là rất cần thiết bởi vì càng để lâu bệnh càng khó điều trị và khả năng tư duy, nhận thức, ghi nhớ trong tương lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng trước hết, để giảm tần suất và mức độ các cơn co giật do mọi nguyên nhân, giảm những ảnh hưởng của cơn co giật đối với não bộ của con, bạn có thể cho cháu sử dụng thêm TPCN Cốm Egaruta. Sản phẩm này an toàn với trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho con sử dụng lâu dài với liều 1 gói, chia làm 2 lần/ ngày.
Chúc con bạn luôn khỏe mạnh.
Chào bác sĩ! Con em vừa bị ốm dậy, cháu có bị sốt từ hôm ốm xong hay bị giật mình, biểu hiện như vậy có phải bị co giật không bác sĩ, bé mới 3 tháng tuổi ạ.
Chào bạn!
Sau khi bị ốm và sốt cao, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, điều này khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, hay quấy khóc và ngủ không được ngon giấc nên nhiều khi hay bị giật mình do vậy bạn không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên, khi sốt cao con bạn còn có thể xuất hiện các cơn co giật, nếu hiện tượng này tái đi tái lại nhiều lần thì nguy cơ tổn thương chức năng não bộ và phát triển bệnh động kinh là rất lớn. Do đó, khi con bị sốt, bạn cần lưu ý hạ sốt ngay cho con bằng một số cách như lau người với khăn ấm, chườm mát ở chán, uống thuốc hạ sốt. Để phòng ngừa nguy cơ tổn thương não bộ và giúp làm giảm mệt mỏi cho con sau cơn sốt thì bạn có thể sử dụng một số sản phẩn bổ trợ, chẳng hạn như Tpcn cốm Egaruta, sản phẩm an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho cháu dùng mà không lo tác dụng phụ.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe.
Chào bác sĩ, con cháu năm nay 14 tháng tuổi, đã bị sốt cao co giật 2 lần, lần đầu tiên lúc cháu được 10 -11 tháng sốt cao 39,5 độ kèm theo co giật, tím tái, lần thứ hai gần đây cháu sốt 38,5 độ và co giật trong khoảng 5 phút, sùi bọt mép. Bác sĩ cho cháu hỏi con cháu bị co giật 2 lần như vậy liệu sau này có bị ảnh hưởng gì tới sự phát triển và não bộ không ạ và đó có phải là bị bệnh động kinh không ạ? Giờ làm sao để chữa dứt điểm được hoàn toàn sốt cao co giật?
Chào bạn,
Không phải tất cả những trường hợp bị sốt cao co giật đều là biểu hiện của bệnh động kinh, tuy nhiên, nếu sốt cao co giật tái đi tái lại nhiều lần cũng sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ, làm giảm tư duy, nhận thức và trí nhớ của trẻ trong tương lai, nguy hiểm hơn là nó sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh động kinh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ em qua bài viết: https://tridongkinh.com/bai-viet/sot-cao-co-giat-o-tre-em
Con bạn mới sốt cao co giật 2 lần nhưng mức độ tương đối nặng đến mức tím tái chân tay, sùi bọt mép trong khoảng 5 phút, do vậy, bạn cần lưu ý nhiều hơn nữa đến con. Để chữa dứt điểm sốt cao co giật là rất khó bởi đa phần chỉ là những biện pháp cấp cứu, xử lý triệu chứng khi bệnh khởi phát, vì vậy, dự phòng và tránh sốt cao co giật xảy ra luôn là giải pháp tốt nhất, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho con bằng cách thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:
– Ngay khi con có biểu hiện của sốt cao, bạn cần hạ sốt nhanh chóng bằng cách: dùng thuốc hạ sốt, lau người bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt…
– Cho con sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp phòng ngừa các cơn co giật xuất hiện, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh động kinh và giảm thiểu những tác động xấu đến não bộ, chẳng hạn như Tpcn Egaruta. Sản phẩm này an toàn với trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho con sử dụng theo đợt từ 3 – 6 tháng với liều 1 gói, chia làm 2 lần/ ngày. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sản phẩm qua bài viết sau: https://tridongkinh.com/bai-viet/giai-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-dong-kinh
Chúc con bạn luôn khỏe mạnh.
Bệnh co giật có liên quan gì tới sức khỏe của bé sau này?
Không biết cụm từ “bệnh co giật” trong câu hỏi của bạn có phải nói đến bệnh động kinh hay không? Nếu bạn muốn hỏi về những ảnh hưởng của bệnh động kinh đến sức khỏe sau này của bé thì chúng tôi xin được trả lời như sau: Bệnh động kinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bé khi lớn lên, cụ thể:
– Sau khi cơn co cứng, co giật xuất hiện thì trẻ thường cảm thấy mệt, chân tay nhức mỏi, phải mất một thời gian thì cơ thể mới hồi phục được về vận động và nhận thức.
– Nếu cơn co giật xuất hiện nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, làm giảm tư duy, nhận thức và trí nhớ khiến việc học hành trở nên khó khăn hơn những bạn cùng trang lứa
– Nếu cơn co giật xảy ra nơi công cộng, giữa chốn đông người sẽ khiến trẻ có cảm giác tự ti, mặc cảm về bạn thân, lâu dần chúng sẽ thu mình lại và khó hòa nhập với bạn bè, người thân.
– Bên cạnh đó thì nguy cơ trẻ gặp phải chấn thương, tai nạn trong cơn co giật cũng là rất cao vì trong lúc này trẻ thường bị mất ý thức và không kiểm soát được hành vi của mình
Do đó, nếu cơn co giật thường xuyên xuất hiện, bạn nên đưa trẻ tới khám chuyên khoa thần kinh để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì việc phòng ngừa tiến triển bệnh động kinh cho trẻ là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo và cho trẻ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn giúp ổn định hệ thần kinh, hạn chế tần suất và mức độ các cơn co giật, bổ sung dưỡng chất cho não để tăng cường tư duy trí tuệ, điển hình như Tpcn cốm Egaruta. Hy vọng nhưng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn!