Vì sao chế độ ăn Ketogenic lại tốt cho người bệnh động kinh?

Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, chế độ ăn ketogenic có thể làm giảm tần suất, mức độ cơn co giật, động kinh. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu rõ về cơ chế tác dụng của chế độ ăn này và bằng cách nào bạn có thể thực hiện theo đúng quy tắc đã đặt ra. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chế độ ăn kiêng ketogenic là gì?

Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo rất cao nhưng lượng carbohydrate lại giảm thấp đến mức tối thiểu, khoảng 5% tổng lượng thức ăn hằng ngày. Chế độ ăn này đã được áp dụng trong điều trị bệnh động kinh từ những năm 1920 ở các nước châu Âu.

Việc cắt giảm lượng carbohydrate sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái gọi là ketosis, nghĩa là cơ thể sẽ đốt cháy chất béo, thay vì chuyển hóa glucose để đáp ứng nhu cầu năng lượng ổn định cho não bộ.

Tháp phân loại thực phẩm cho chế độ ăn Ketogenic

Tháp phân loại thực phẩm cho chế độ ăn Ketogenic

Cơ chế tác động của chế độ ăn ketogenic với người bệnh động kinh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn ketogenic sẽ giúp hoạt hóa chức năng của các kênh ion Na, K góp phần ổn định màng tế bào thần kinh, giảm hưng phấn quá mức – nguyên nhân gây nên các cơn co giật, động kinh.

Bên cạnh đó, sản phẩm sau chuyển hóa của các acid béo là ceton, làm thay đổi nồng độ các acid amin trong cơ thể, đặc biệt là việc kích thích  não bộ tăng tiết GABA – chất dẫn truyền ức chế quan trọng của hệ thần kinh trung ương, nhờ đó sẽ ngăn chặn được những cơn phóng điện kịch phát trong não bộ, giảm cơn co giật. Những đứa trẻ thực hiện chế độ ăn Ketogenic có thể giảm 1/3 số cơn động kinh so với những đứa trẻ khác.

Ngoài chế độ ăn kiêng ketogenic, để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh động kinh, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm cốm Egaruta nhằm giảm bớt cơn co giật. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc Zalo qua số 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết.

Những điều cần biết khi thực hiện chế độ ăn ketogenic

Chế độ ăn ketogenic không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng nó phù hợp với một số loại bệnh động kinh liên quan đến rối loạn Dravet, hội chứng West, hay động kinh kháng thuốc,… Việc áp dụng chế độ ăn này cần có sự giám sát của bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Độ tuổi nào được bắt đầu thực hiện?

Độ tuổi có thể sử dụng chế độ ăn ketogenic được các bác sỹ khuyên là từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nó có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ hơn nhưng cần có sự giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia.

Những khó khăn gặp phải khi thực hiện chế độ ăn Ketogenic

Trong giai đoạn đầu của liệu pháp ketogenic, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn bởi chưa quen với việc bổ sung quá nhiều chất béo trong các bữa ăn. Sẽ có rất nhiều người không thể kiên trì với liệu pháp này, đặc biệt là trẻ em, bởi việc cắt giảm những thức ăn mà chúng vẫn thường thích như bánh, kẹo, nước ngọt… là điều vô cùng khó khăn.

Nên và không nên bổ sung loại thực phẩm nào?

Mỗi đứa trẻ sẽ có một sở thích, khẩu vị khác nhau, vì vậy không thể có một khuôn mẫu nào cho các bữa ăn dành cho trẻ. Phụ huynh nên hiểu rõ thực phẩm nào giàu chất béo, thực phẩm nào giàu carbohydrate để có những lựa chọn phù hợp, thay đổi thường xuyên thực đơn trong các bữa ăn giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Sau đây là những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế để cha mẹ tham khảo :

Thực phẩm giàu chất béo – nên bổ sung

Thực phẩm giàu carbohydrate – nên hạn chế

– Thịt bò, thịt gà, trứng,…

– Cá nhiều chất béo: cá hồi, cá thu,…

– Bơ, pho mát chưa qua chế biến

– Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt bí đỏ

– Dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa và dầu bơ.

– Quả bơ, các loại rau có lượng carbohydrate thấp

– Đồ ngọt: Soda, nước ép trái cây, bánh, kem, kẹo, vv

– Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột: lúa mì, cơm, mì ống, ngũ cốc, vv

– Trái cây: Tất cả trái cây, trừ một số ít các loại quả mọng như dâu tây.

– Rau và củ: Khoai tây, khoai lang, cà rốt.

– Hạn chế việc ăn dầu thực vật qua chế biến.

Khi nào thì kết thúc chế độ ăn ketogenic?

Liệu pháp ketogenic nên được thực hiện liên tục trong vòng 2 năm, sau đó từ từ dừng lại khi bệnh nhân đã kiểm soát được các cơn động kinh. Không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn, nên tăng dần lượng carbohydrate trong bữa ăn và giảm dần lượng chất béo để bệnh nhân có thể thích nghi dễ dàng hơn.

Ketogenic có phải là một chế độ ăn kiêng lành mạnh?

Nếu biết cách thực hiện thì chế độ ăn ketogenic chính là liệu pháp điều trị thay thế cho bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Nó có tác dụng giảm số lượng cũng như mức độ các cơn co giật, động kinh. Tuy nhiên nếu không biết cách thực hiện hoặc thực hiện sai thì nó lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy trước khi thực hiện chế độ ăn này, hãy ghi nhớ những điều sau:

– Không phải ai cũng phù hợp với chế độ ăn kiêng này, bởi chế độ ăn này gần như thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống hằng ngày của mỗi người.

– Nếu không được kiểm soát chặt chẽ về lượng chất béo, carbohydrate trong mỗi bữa ăn, thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tham gia.

– Chế độ ăn kiêng ketogenic cần phải được thực hiện theo dõi nghiêm ngặt, chặt chẽ, không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như đói, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… nhưng những tác dụng phụ này sẽ giảm theo thời gian. Do chất béo mất nhiều thời gian để phân hủy hơn carbohydrate kèm theo việc chế độ ăn thiếu chất xơ khiến cho bệnh nhân dễ bị táo bón. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa inulin.

Ngoài ra còn có một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng chế độ ăn ketogenic: Sỏi thận, tăng cholesterol trong máu, mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm hoặc tăng cân…

Giai đoạn đầu của chế độ ăn Ketogenic, bệnh nhân dễ gặp phải một số tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón

Giai đoạn đầu của chế độ ăn Ketogenic, bệnh nhân dễ gặp phải một số tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón

Lưu ý sử dụng thuốc khi thực hiện chế độ ăn ketogenic

Chế độ ăn ketogenic không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung để cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, quan trọng nhất là canxi và vitamin D, sắt, và axit folic.

Thuốc kháng động kinh được chứng minh là không bị ảnh hưởng bới chế độ ăn ketogenic. Vì vậy bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ cho dù bạn đang thực hiện ăn kiêng.

Ngoài ra. bạn cũng có thể tham khảo sử dụng kết hợp với sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như An tức hương, Câu đằng… Nhờ có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, sản phẩm sẽ giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Ngoài ra hoạt chất Rhynchophylline có trong Câu đằng có tác dụng kích thích não bộ tiết GABA nội sinh – chất dẫn truyền thần kinh ức chế góp phần giảm số lượng cơn co giật, rút ngắn thời  gian điều trị bệnh.

DS.Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsysociety.org.uk/ketogenic-diet#.WXmsYpCg_IW

http://www.webmd.com/epilepsy/ketogenic-diet-for-epilepsy

———————————————

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận