Triệu chứng rối loạn Tic – Những dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm

Rối loạn Tic là những chuyển động cơ hoặc phát âm xuất hiện đột ngột nhanh chóng, lặp đi lặp lại nhiều lần khó kiểm soát. Các triệu chứng rối loạn tic thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 15 tuổi, với tỉ lệ mắc phải ở các bé trai cao hơn gấp 3-4 lần so với bé gái. Những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và phát hiện sớm được rối loạn này ở trẻ.

Trẻ mắc rối loạn tic có những triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của rối loạn tic rất khác nhau ở mỗi trẻ và được phân thành hai loại là: tic đơn giản (chỉ xảy ra giới hạn ở một nhóm cơ bắp) và tic phức tạp (xảy ra ở nhiều nhóm cơ khác nhau). Những biểu hiện thường gặp của rối loạn tic bao gồm:

Các rối loạn tic vận động

Tic đơn giản

Tic phức tạp

Nhấp nháy mắt

Tự vỗ vào người

Lắc đầu

Tự cắn

Nhún vai

Dậm chân

Nhăn mặt

Xoay tròn

Chun chun mũi

Nhày nhót

Các rối loạn về tic âm thanh

Tic đơn giản

Tic phức tạp

Ho, hắng giọng

Tự nói các câu từ lặp đi lặp lại

Hỉ mũi, khịt mũi

Nhại lại lời nói của người khác

Tặc lưỡi

Sử dụng những ngôn từ thô tục hoặc chửi thề

Tic có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, và hầu như xuất hiện mỗi ngày trong ít nhất 4 tuần, nhưng ít khi kéo dài quá 1 năm. Trước khi các triệu chứng của tic xuất hiện, một số cảm giác báo hiệu trước có thể xảy ra như khó chịu, ngứa ran hay căng thẳng… Các triệu chứng của rối loạn tic thường xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 5 tuổi, chúng có thể tồi tệ hơn khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, sau đó thường giảm dần và tự hết khi đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, cha mẹ có thể lắng nghe chia sẻ của chuyên gia trong video sau để hiểu hơn về triệu chứng điển hình của rối loạn tic, từ đó sớm có những nhận định chính xác về tình trạng của trẻ:

Dấu hiệu nhận biết và cách trị rối loạn tic hiệu quả

Nếu con bạn đang có các biểu hiện của rối loạn tic, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0962620043, để được tư vấn về các giải pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Rối loạn Tic khi nào cần tới gặp bác sĩ?                                   

Rối loạn tic đơn thuần thường không nghiêm trọng, chúng xuất hiện và biến mất nếu biết cách điều chỉnh qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. Khi triệu chứng nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ thì không đáng lo ngại, không cần điều trị. Nhưng khi thấy con có các biểu hiện sau, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị sớm:

– Các triệu chứng của rối loạn tic xảy ra rất thường xuyên, hoặc trở nên nghiêm trọng, cản trở các hoạt động thường ngày của trẻ.

– Rối loạn tic khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, tự ti và cô lập xã hội.

– Rối loạn tic phức hợp của cả 2 dạng tic vận động và âm thanh.

– Trẻ có kèm thêm các biểu hiện về tâm lý hoặc hành vi đáng lo ngại khác, chẳng hạn như giận dữ, trầm cảm hoặc tự làm hại bản thân.

Trước khi tới gặp bác sĩ, bạn có thể quay một video ngắn để ghi lại các triệu chứng rối loạn tic ở trẻ, điều này sẽ rất hữu ích để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh và đưa ra các biện pháp trị liệu hiệu quả.

Xem thêm:

Bệnh tic vận động ở trẻ em: Chớ chủ quan mà bỏ qua bệnh!

Kinh nghiệm trị rối loạn tic hiệu quả từ cốm thảo dược Egaruta

Triệu chứng rối loạn tic có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ

Triệu chứng rối loạn tic có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ

Làm thế nào để giảm các triệu chứng của rối loạn tic?

Việc điều trị rối loạn tic bằng thuốc tây thường là không cần thiết. Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, các biện pháp như tránh căng thẳng, mệt mỏi là rất hữu ích. Nếu các triệu chứng của tic trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp dưới đây:

– Liệu pháp đảo ngược thói quen: học cách thực hiện các động tác có chủ đích để “cạnh tranh” và tự chống lại sự thôi thúc của việc thực hiện tic.

– Tiếp xúc với phòng ngừa đáp ứng (ERP): nhằm mục đích giúp trẻ quen với những cảm giác khó chịu thường cảm thấy ngay trước khi xảy ra, nhờ đó có thể giúp ngăn chặn các rối loạn tic xảy ra.

– Một số loại thuốc có thể chỉ định trong điều trị rối loạn tic, chẳng hạn như Clonidine, Guanfacine… tuy nhiên cần theo dõi tác dụng phụ và báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc khi phải sử dụng lâu ngày.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ điều trị rối loạn tic: cốm Egaruta hiện đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh khi có con mắc bệnh tic. Không chỉ giúp bổ não, sản phẩm còn hỗ trợ trấn kinh an thần, giảm máy giật cơ do mọi nguyên nhân. Đó cũng chính là lý do vì sao chị Bưởi ở Thái Bình đã sử dụng sản phẩm này cho con trai 8 tuổi của mình. Chỉ sau những hộp cốm Egaruta đầu tiên, chị đã cảm nhận thấy sự cải thiện rõ rệt, đến nay, con đã hết hẳn hiện tượng nháy mắt, mũi, giật cơ mặt. Cùng lắng nghe chị chia sẻ qua đoạn video sau:


Những triệu chứng của rối loạn tic thường không nguy hiểm và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể dẫn đến một số rào cản về tâm lý, gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao tiếp thường ngày. Vì vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm và áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp để giúp trẻ chung sống và hạn chế các triệu chứng của tic xảy ra.

DS. Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tics/

https://www.mentalhelp.net/articles/symptoms-transient-tic-disorder/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/symptoms-causes/syc-20350465

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Thuỷ
      Thuỷ
      6 Năm Trước

      Con em 18 tháng có biểu hiện nói 1 từ không có nghĩa như “xí” lặp lại liên tục 3-4 lần. Sau đó lại lặp lại từ khác tương tự. Đi nhón chân, quay vòng tròn nhưng không thường xuyên. Đến nay cháu đc 23 tháng. Cháu chưa biết nói từ nào có nghĩa. Ít giao tiếp mắt. Cháu có phải bị tic âm thanh và vận động không ạ?