Trẻ tăng động mất tập trung khi học: 6 điều giáo viên nên làm!

Ngoài cha mẹ thì giáo viên chính là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ tăng động giảm chú ý. Bởi vậy trên lớp học, giáo viên cần có những chiến lược cụ thể, thích hợp để giúp trẻ tăng động có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc, tập trung chú ý học hành, phát huy năng lực cá nhân và tỏa sáng hơn!

Tìm hiểu và phát huy những năng lực tiềm ẩn của trẻ tăng động

Mỗi trẻ dù mắc chứng tăng động giảm chú ý thì cũng sẽ có những ưu điểm riêng, có trẻ sẽ thích học toán, làm văn, nhưng có trẻ lại giỏi ca hát, hội họa hay cũng có trẻ thích tìm hiểu về khoa học, vũ trụ,… Bởi vậy, là một giáo viên, bạn cần tìm hiểu những năng lực tiềm ẩn của trẻ, sau đó phối hợp với gia đình, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát huy những năng lực đó.

Giáo viên nên tìm cách để phát huy những năng lực tiềm ẩn của trẻ tăng động

Khuyến khích trẻ tăng động thể hiện quan điểm cá nhân

Mỗi buổi sinh hoạt lớp, giáo viên có thể đưa ra một chủ đề nào đó để học sinh thảo luận, chẳng hạn: “Chia sẻ về loài động vật mà con yêu thích nhất!”, hay “Kể về một câu chuyện đáng nhớ nhất của con!”… Giáo viên nên khuyến khích, động viên để trẻ tăng động giảm chú ý nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình. Và sau khi trẻ đã chủ động chia sẻ, hãy dành những lời khen ngợi trẻ trước mặt bạn bè để trẻ thêm tự tin hơn ở những lần sau.

Vừa chơi vừa học giúp trẻ tăng động tiếp thu kiến thức tốt hơn

Những kiến thức thụ động dễ gây nhàm chán, khiến trẻ khó tập trung ghi nhớ. Bởi vậy, giáo viên nên tổ chức các trò chơi tương tác trong lớp, các cuộc thi giữa các nhóm học sinh nhằm giúp trẻ hứng thú hơn với việc học. Qua những trò chơi này, trẻ tăng động cũng có thể học cách tư duy phản biện, làm việc nhóm và dần hòa đồng hơn với bạn bè trong lớp. Không chỉ vậy, vừa học vừa chơi cũng giúp trẻ thoải mái thu nhận, ghi nhớ những kiến thức và phát triển các kĩ năng tốt hơn.

Giao cho trẻ tăng động một chức vụ quan trọng và được di chuyển trong lớp

Trẻ tăng động rất khó có thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, bởi vậy giáo viên nên giao cho trẻ một số chức vụ quan trọng như lớp phó học tập, lớp phó lao động,… gắn với các nhiệm vụ như thu vở bài tập của các bạn, lau bảng, sắp xếp bàn ghế… để trẻ được quyền di chuyển trong giờ học, giúp trẻ giải phóng bớt năng lượng dư thừa, từ đó có thể tập trung chú ý hơn vào bài giảng. Không chỉ vậy, khi được giữ những chức vụ quan trọng, trẻ sẽ cảm thấy bản thân được tin tưởng và từ đó nỗ lực, cố gắng làm nhiều điều tốt hơn.

Tạo phong trào “đôi bạn cùng tiến” để giúp trẻ có người giám sát phù hợp

Vì chứng hay quên, mất tập trung và khả năng tổ chức, sắp xếp, quản lý thời gian kém nên trẻ tăng động rất khó có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao phó, bởi vậy trẻ luôn cần một người giám sát để tránh bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào.

Giáo viên có thể giúp trẻ tăng động bằng cách ghép đôi với các bạn cùng lớp, tạo phong trào “đôi bạn cùng tiến” để trẻ có người nhắc nhở làm bài tập về nhà, bài tập trên lớp,…. Đến cuối mỗi kỳ, nếu trẻ có nhiều tiến bộ thì sẽ được tặng thưởng, điều này sẽ là động lực để các trẻ cố gắng giúp đỡ nhau học tập, tạo sự kết nối trong lớp.

Ghép đôi trẻ tăng động với bạn khác trong lớp để cùng hỗ trợ nhau trong học tập

Nếu bạn có học sinh mắc chứng tăng động giảm chú ý và đang băn khoăn không biết nên làm thế nào để hỗ trợ trẻ, hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn giải pháp giúp trẻ bớt nghịch ngợm, tập trung chú ý và học hành tốt hơn!

Phối hợp với gia đình của trẻ tăng động để tạo môi trường học tập tốt nhất

Việc dạy trẻ tăng động giảm chú ý muốn đạt hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất thì không thể xuất phát từ một phía mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên và nhà trường. Bởi vậy, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để thiết lập những kế hoạch dạy học, giúp trẻ phát huy mọi năng lực cá nhân và tỏa sáng hơn trong lớp.

Rèn luyện trên lớp thôi chưa đủ, ở nhà cha mẹ cũng cần tích cực uốn nắn, răn dạy để trẻ nhanh chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc và tập trung chú ý hơn, như vậy khi đi học trẻ cũng sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn.

Cha mẹ có thể quan tâm:

Chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý an toàn, hiệu quả

12 cách giúp trẻ tăng động tập trung chú ý, học hành tốt hơn!

Giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình can thiệp hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý. Bởi vậy, nếu trong lớp bạn có trẻ tăng động, hãy luôn quan tâm, yêu thương và áp dụng ngay những chiến lược trong bài viết để giúp trẻ trở nên tự tin, phát huy tối đa những năng lực tiềm ẩn và “tỏa sáng” hơn!

Dược sĩ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/slideshows/teacher-strategies-to-help-adhd-students/

https://www.additudemag.com/attention-grabbing-teaching-techniques-students-with-adhd/

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận