Chào bạn Thanh Tuyền,
Chúng tôi rất hiểu những lo lắng của bạn khi con có biểu hiện sốt, giật tay chân. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp những băn khoăn của bạn như sau:
Trẻ sốt co giật như thế nào?
Sốt co giật ở trẻ là vấn đề nghiêm trọng, cha mẹ cần chú ý và xử trí đúng cách cho con. Cha mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của con trước, trong và sau cơn sốt. Sốt co giật ở trẻ thưởng chia thành 2 dạng chính là sốt co giật đơn thuần và sốt co giật phức tạp:
– Với sốt co giật đơn thuần: đặc trưng với cơn co giật toàn thể kèm theo tăng trương lực cơ và co cứng cơ. Thời gian co giật có thể kéo dài 15 phút. Sau cơn trẻ không bị rối loạn tri giác và rối loạn thần kinh sau cơn
– Với sốt co giật phức tạp thường có đặc điểm như sau:
+ Cơn co giật khu trú: trẻ thường chỉ bị co giật ở một bên tay hoặc chân
+ Thời gian co giật >15 phút
+ Xuất hiện 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ
+ Sau cơn trẻ thường mệt mỏi, uể oải, xuất hiện rối loạn tri giác và kèm theo một số rối loạn thần kinh khác
Do đó khi thấy con có biểu hiện sốt trên 38,5 độ kèm theo giật nhẹ tay chân thì bạn nên theo dõi con sát sao hơn vì rất có thể đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn sốt co giật ở trẻ. Trước mắt bạn cố gắng điều trị tốt bệnh viêm phổi cho con và cho con dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ. Trường hợp con sốt liên tục không thể cắt sốt kèm theo những biểu hiện sau đây thì bạn cần cho con nhập viện cấp cứu để có những can thiệp phù hợp:
– Trẻ bắt đầu khó thở kèm theo tím tái chân tay, môi, mặt
– Trẻ li bì sau cơn sốt, mất ý thức
– Trẻ nôn mửa liên tục

Trẻ sốt co giật như thế nào? Phân biệt hai dạng phổ biến
Cách xử trí khi trẻ bị sốt co giật?
Trường hợp con bị sốt co giật bạn nên giữ bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn sau:
– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho dùng thuốc hạ sốt kết hợp chườm ấm. Trường hợp trẻ không thể uống thuốc thì dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn
– Đặt con ở nơi rộng rãi, thoáng mát và an toàn, xung quanh không có vật sắc nhọn gây nguy hiểm
– Cho con nằm nghiêng sang một bên để tránh thức ăn từ chất nôn lọt vào đường thở gây ngạt thở
– Nới lỏng quần áo, vòng tay, vòng cổ (nếu có)
– Không dùng dị vật để ghì vào miệng con khi đang trong cơn co giật
– Không ghì chặt tay chân hoặc tụ tập đông người xung quanh chỗ trẻ nằm để tránh tình trạng trẻ bị thiếu oxy
Ngoài ra, nếu bố mẹ hoặc anh/chị/em của bé đã có tiền sử sốt co giật để lại di chứng não bộ thì bạn nên kết hợp cho con dùng sớm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, điển hình như cốm Egaruta.
Egaruta có chứa Câu đằng, An tức hương cùng GABA, Taurine, Magie có tác dụng dưỡng tâm, an thần, xoa dịu các kích thích quá mức, nhờ đó giúp giảm cả tần suất và mức độ cơn co giật, phòng ngừa các di chứng trên não bộ. Ngoài ra, sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi sau cơn co giật hiệu quả.

Cốm Egaruta giúp phòng và điều trị sốt co giật ở trẻ
Với bé 2 tuổi sẽ sử dụng cốm Egaruta với liều 1 gói/ngày chia làm 2 lần, sáng ½ gói, tối ½ gói. Cốm có vị ngọt hương me nên bạn chỉ cần hòa tan vào nước đun sôi để nguội cho con uống. Nếu bé đang dùng các thuốc viêm phổi thì bạn cho con uống cốm Egaruta cách khoảng 30 phút đến 1 giờ để mỗi sản phẩm có thời gian hấp thu tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua bài viết:
Lợi ích của cốm Egaruta với trẻ sốt co giật
https://tridongkinh.com/bai-viet/3-loi-ich-nen-biet-ve-com-egaruta-khi-dung-cho-tre-sot-cao-co-giat/
Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, tăng cường rau xanh, trái cây tươi và đảm bảo con ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sốt co giật như thế nào và có biện pháp chăm sóc con tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0962.620.043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!
Xem thêm:
Tổng hợp nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em cha mẹ cần hiểu rõ
Cách mua cốm Egaruta đảm bảo chính hãng, giá tốt