Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục!

Co giật ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán, nhất là cơn co giật xảy ra khi ngủ vì đa phần đều diễn ra trong thời gian ngắn, kèm theo nhiều biểu hiện không điển hình. Vậy trẻ sơ sinh co giật khi ngủ do nguyên nhân gì? Cách xử trí tốt nhất là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ

Dưới đây là một số nguyên nhân gây co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh:

– Thiếu hụt canxi: Mẹ bầu trong quá trình thai nghén không được bổ sung đầy đủ canxi, trẻ sinh ra có thể bị hạ canxi máu quá mức, dẫn đến biểu hiện quấy khóc về đêm, rụng tóc hình vành khăn hoặc co giật khi ngủ.

– Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D có thể ảnh hướng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu, do vậy thiếu hụt vitamin D khiến trẻ sơ sinh có thể bị co giật khi ngủ.

– Thiếu oxy não bộ: Là nguyên nhân gây co giật khi ngủ thường gặp ở trẻ bị ngạt sơ sinh, xuất hiện trong vòng 72h sau sinh.

– Dị tật não: Đa phần trẻ có dị tật não biểu hiện triệu chứng co giật khi trẻ lớn lên, tuy nhiên một số dị tật nghiêm trọng có thể gây co giật ngay ở giai đoạn sơ sinh gồm: bệnh não phẳng, rộng hồi não, dị dạng hồi não nhỏ,…

– Động kinh khi ngủ: Trẻ sơ sinh mắc một số dạng động kinh như động kinh múa giật cơ (Myoclonic), động kinh thùy thái dương, động kinh kinh thùy trán,… có thể xuất hiện cơn co giật khi ngủ. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra những tổn thương não bộ, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

– Co giật sơ sinh lành tính: Co giật xảy ra trong khoảng 2 – 6 ngày đầu sau sinh, có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân

Một số hiện tượng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số phản xạ tự nhiên ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với cơn co giật ở trẻ:

Phản xạ moro

Phản xạ moro là tổng hợp các chuyển động nhanh gây ra bởi những kích thích đột ngột. Trẻ thường có biểu hiện nhấc cả hai cánh tay, hai chân lên trời, sau đó mở tay, co mình tức thì rồi tự trở lại tư thế ban đầu.

Hiện tượng giật mình, run nhẹ chân tay

Xảy ra khi cha mẹ đặt trẻ nằm một mình mà không có gối, chăn giữ cơ thể. Đây là một phản ứng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu đã dùng nhiều biện pháp giúp trẻ cảm thấy an toàn khi ngủ mà con vẫn gặp tình trạng run chân tay thì có khả năng đây là biểu hiện của cơn co giật ở trẻ sơ sinh cần sớm điều trị. 

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ có nguy hiểm không?

Cơn co giật khi ngủ ở trẻ nếu mới chỉ xảy ra một vài lần (<3 lần) và đã được chẩn đoán là thiếu hụt canxi, vitamin D, hay co giật sơ sinh lành tính,… sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần, trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bởi những cơn con giật này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây tổn thương não bộ của trẻ mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thiếu oxy não, dị tật não, bệnh động kinh,… cần sớm được phát hiện và điều trị.

 Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ cần được sớm thăm khám và điều trị kịp thời

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ cần được sớm thăm khám và điều trị kịp thời

Cha mẹ cần làm gì để  khắc phục tình trạng co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ, cha mẹ cần lưu ý giữ bình tĩnh và thực hiện sơ cứu để hạn chế mọi rủi ro cho trẻ:

– Loại bỏ mọi vật sắc nhọn xung quanh khu vực trẻ đang nằm ngủ.

– Nhẹ nhàng đặt trẻ nghiêng sang một bên, tốt nhất là bên trái để tránh đờm, dãi, chất nôn,… chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.

– Nới lỏng quần áo để giúp trẻ cảm thấy thoái mái, dễ thở hơn.

– Tuyệt đối không cho bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ và không cố gắng để kìm kẹp giữ chặt cơ thể trẻ.

– Cha mẹ cũng cần lưu ý về thời gian diễn ra một cơn co giật, nơi bắt đầu, biểu hiện gì trước, trong và sau cơn co giật?… Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây co giật khi ngủ ở trẻ sơ sinh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ được xác định là động kinh, thì bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể kết hợp cùng Tpbvsk cốm Egaruta để giúp trẻ kiểm soát cơn tốt hơn. Với thành phần là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, góp phần rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ phải tăng liều, đổi thuốc, nhờ đó giảm tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải do dùng thuốc tây lâu dài.  

Ngay từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cũng được nhiều bậc phụ huynh tín nhiệm. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hương (TP Huế) trong video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà cốm Egaruta mang lại cho người bị co giật, động kinh:

Hành trình tìm cách trị co giật, động kinh cho con của chị Hương

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta có tốt không? Cùng tìm hiểu để tin dùng!

Biểu hiện co giật khi ngủ ở trẻ mặc dù khó nhận biết nhưng nếu chú ý quan sát kỹ hơn, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận định trường hợp của trẻ là gì, từ đó có hướng xử trí kịp thời giúp trẻ phòng ngừa mọi tổn thương có thể xảy ra. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi điện hoặc Zalo với chúng tôi qua số 0962620043 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.


DS. Thủy Tiên


Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận